Những yêu cầu mới đặt ra trong xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Bắc

Một phần của tài liệu Quá trình các đảng bộ tỉnh khu vực miền núi tây bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 83 - 85)

1 Ranh giới Tây Bắc và Việt Bắc được vạch theo thung lũng sông Hồng, nhưng về mặt hành chính và kinh tế xã hội thì có 4 huyện của tỉnh Lào Cai và 2 huyện của tỉnh Yên Bái nằm ở tả

3.1.2. Những yêu cầu mới đặt ra trong xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Bắc

tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Bắc

đội ngũ cán bộ DTTS Tây Bắc trong những năm 2006-2010 đã đặt ra những yêu cầu mới với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS tại các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc trong giai đoạn 2010-2016.

Thứ nhất, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của các Đảng bộ tỉnh

khu vực Tây Bắc phải bám sát những biến chuyển của tình hình, góp phần quan trọng vào thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ an ninh biên giới quốc gia, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Điều này địi hỏi q trình hoạch định chủ trương và tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội dung của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của Đảng bộ các tỉnh khu vực Tây Bắc phải ln có sự phân tích, nhìn nhận đúng bối cảnh, đặc điểm tình hình, nhiệm vụ cơng tác. Trên cơ sở đó, đề xuất quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp có tính phù hợp.

Thứ hai, cơng tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của các Đảng bộ tỉnh

khu vực Tây Bắc phải luôn đặt trong tổng thể chiến lược cán bộ của Đảng, Nhà nước nhằm đảm bảo mối liên thông với việc xây dựng đội ngũ cán bộ của cả hệ thống chính trị, phù hợp với xu thế phát triển của công cuộc đổi mới đất nước tồn diện. Điều này địi hỏi q trình hoạch định chủ trương và tổ chức chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc phải bám sát đường lối, chủ trương của Đảng, những chính sách của Nhà nước về dân tộc, cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ ở vùng DTTS. Từ đó phát hiện những điểm mới, quán triệt, vận dụng và có sự điều chỉnh kịp thời trong hoạch định chủ trương, chính sách xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS tại địa phương mình.

Thứ ba, tiếp tục các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng toàn diện cho

đội ngũ cán bộ DTTS ở các tỉnh khu vực Tây Bắc. Trước những diễn biến mới của đặc điểm tình hình, cần đặt lên trước hết là bản lĩnh chính trị, bảo đảm tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, ln là lực lượng chính trị tin cậy của Đảng trong việc giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự ở địa phương và khu vực biên giới. Điều này đòi hỏi các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc có những sự điều chỉnh, đổi mới trong chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ DTTS, trước hết về khung chương trình,

nội dung giảng dạy.

Thứ tư, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của các Đảng bộ tỉnh

khu vực Tây Bắc trong giai đoạn 2010-2016 và những năm tiếp theo phải gắn chặt hơn nữa với xây dựng tổ chức cơ sở đảng, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh toàn diện. Điều này địi hỏi các cấp ủy Đảng, chính quyền tại các tỉnh miền núi Tây Bắc phải luôn đặt công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS là một trong những nội dung quan trọng của công tác xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị, có tính liên thơng, tác động qua lại với những mặt công tác khác.

Thứ năm, cần phải tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ

DTTS. Đây là yêu cầu cơ bản và quan trọng, đảm bảo tính bền vững của yêu cầu nâng cao năng lực tư duy lý luận. Bối cảnh mới với những yêu cầu mới trong thực tiễn công tác, đặc biệt là giải quyết nhanh những vướng mắc của nhân dân, những yêu cầu từ sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương đòi hỏi đội ngũ cán bộ DTTS một số kỹ năng lãnh đạo, quản lý như: biết tiếp dân và thuyết phục được dân; biết xử lý các tình huống tranh chấp dân sự; hiểu biết các phong tục, tập quán, ngôn ngữ của các dân tộc anh em trên địa bàn mình phụ trách; biết làm cơng tác khuyến nơng, khuyến lâm; có khả năng giám sát các chương trình, dự án phát triển tại địa phương; biết làm công tác giữ vệ sinh mơi trường, phịng ngừa dịch bệnh... Đối với các xã thuộc vùng sâu, vùng xa của Tây Bắc, cần tăng cường bồi dưỡng năng lực và nghiệp vụ công tác cho các đại biểu HĐND; giúp cho cán bộ Đảng, chính quyền, đồn thể DTTS triển khai việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, giải quyết tốt những tồn đọng khiếu kiện của dân; giúp đồng bào các dân tộc sản xuất, xóa đói giảm nghèo. Đó là những nội dung thiết thực mà cán bộ DTTS cần được trang bị nhằm nâng cao năng lực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH.

Một phần của tài liệu Quá trình các đảng bộ tỉnh khu vực miền núi tây bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)