Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Quá trình các đảng bộ tỉnh khu vực miền núi tây bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 139 - 142)

1 Ranh giới Tây Bắc và Việt Bắc được vạch theo thung lũng sông Hồng, nhưng về mặt hành chính và kinh tế xã hội thì có 4 huyện của tỉnh Lào Cai và 2 huyện của tỉnh Yên Bái nằm ở tả

4.1.2.2.Nguyên nhân của hạn chế

* Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, điều kiện tự nhiên của vùng Tây Bắc có nhiều khó khăn: địa

hình chia cắt, giao thơng đi lại khó khăn, thiên tai phức tạp, bất ngờ,... Nguồn lực của Trung ương và của địa phương phải dàn trải cho nhiều vấn đề, lĩnh vực. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới công tác xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ DTTS tại các địa phương trong vùng.

Thứ hai, mặt bằng dân trí thấp, nguồn nhân lực để bổ sung cho đội ngũ

cán bộ DTTS rất hạn chế. Đây là một khó khăn cho cơng tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS mà không dễ giải quyết trong thời gian ngắn.

Thứ ba, do thói quen sinh hoạt, canh tác nên vẫn còn hiện tượng người

DTTS sống du canh, du cư. Điều này dẫn tới những khó khăn trong cơng tác quản lý xã hội. Đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS, hiện tượng đó cũng tác động tiêu cực, nhất là trong công tác quy hoạch, tạo nguồn và đào tạo, bồi dưỡng.

Thứ tư, các chính sách của Nhà nước cịn nhiều bất cập trong q trình

triển khai thực tiễn. Một số chính sách về đào tạo cán bộ và đào tạo nguồn nhân lực còn quá nhiều bất cập và triển khai chưa nghiêm túc. Ví dụ, Quyết định số 34/2006/QĐ-TTg ngày 8-2-2006 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công

chức xã, phường, thị trấn DTTS thực chất là không được triển khai thực hiện. Nhưng phải đến năm 2012, khi Hội đồng dân tộc Quốc hội chất vấn thì Bộ Nội vụ mới giải trình là thực hiện trong chủ trương chung về đào tạo cán bộ cơ sở.

Các chính sách đối với cán bộ DTTS chưa đủ mạnh để tạo điều kiện cho DTTS vươn lên. Như trong chính sách cử tuyển, đã xuất hiện nhiều tiêu cực, việc hình thành các trường Đại học ở vùng DTTS cũng không gắn được vào quy hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS; các chính sách tăng cường trí thức trẻ, đưa bác sĩ về vùng dân tộc, chủ trương thì tốt nhưng các chính sách không đồng bộ, việc xử lý các vấn đề cán bộ nảy sinh tại chỗ còn chậm và lúng túng. Ngay cả trong vấn đề thực hiện chủ trương luân chuyển cán bộ của Trung ương, 6 chức danh chủ chốt không phải người địa phương làm cho cán bộ DTTS phân tâm.

Các văn bản của Chính phủ, các bộ, ngành quy định và hướng dẫn thi hành Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức về tuyển dụng, quản lý, sử dụng cán bộ, cơng chức, viên chức cịn chậm và thiếu thống nhất. Cơ chế đặc thù trong ưu tiên tuyển dụng công chức, viên chức DTTS chưa tạo đột phá về khung pháp lý ưu tiên để tuyển dụng; khung quy định về số lượng và cơ cấu, tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức cho đối tượng DTTS chưa được hướng dẫn triển khai cụ thể. Điều này gây nhiều khó khăn cho các địa phương trong tổ chức thực hiện.

Thứ năm, việc học tập của cán bộ DTTS vùng Tây Bắc chưa thực sự

hiệu quả do nhiều nguyên nhân. Trong đó có nguyên nhân từ nội dung, chương trình, hình thức và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn lãnh đạo, quản lý, nhất là trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Một số chương trình đào tạo, bồi dưỡng nặng về lý luận, dàn trải, thiếu sự liên thông, kế thừa, trùng lặp về nội dung, thiếu tính thiết thực, chưa đi sâu vào rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ công tác cho cán bộ, công chức. Điều này khiến cho nhiều cán bộ DTTS mặc dù tham gia nhiều chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhưng vẫn chưa chủ động, thậm chí lúng túng trong việc thực hiện nhiệm vụ; năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành, giải quyết những vấn đề

thực tiễn đặt ra còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

* Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ cán bộ

DTTS ở một số cấp ủy, cơ quan chưa đúng mức. Điều này dẫn tới thực trạng hình thức, thiếu hiệu quả trong quá trình chỉ đạo thực hiện ở một số cấp uỷ, ở một số địa phương.

Ở một số nơi, cấp ủy, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về công tác ưu tiên tuyển dụng, quy hoạch, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức DTTS, chưa mạnh dạn bố trí vào các vị trí cơng việc, nhất là cương vị lãnh đạo chủ chốt ở cơ quan, đơn vị, chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng, tạo nguồn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức DTTS. Công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức DTTS hằng năm cịn hình thức, nể nang, chưa thực chất. Lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị chưa thực sự quan tâm đến chế độ chính sách đãi ngộ, đời sống vật chất, tinh thần, môi trường công tác cho cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan đơn vị dẫn đến cán bộ, công chức, viên chức DTTS xin ra khỏi ngành. Việc phát triển nguồn nhân lực từ sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở miền núi còn hạn chế. Chất lượng giáo dục phổ thông trong vùng DTTS nhìn chung cịn thấp, đã ảnh hưởng tới cơng tác tạo nguồn cán bộ người DTTS.

Trong một số cấp uỷ ở các tỉnh khu vực Tây Bắc, đặc biệt ở cở cấp cơ sở, còn xuất hiện tư tưởng, biểu hiện xem nhẹ, phân biệt đối xử, thậm chí là kỳ thị dân tộc. Điều này dẫn tới việc bố trí cán bộ theo quan hệ, khơng chỉ giữa người Kinh và DTTS, mà ngay giữa DTTS với nhau. Các dân tộc lớn hay xem thường, các dân tộc ít người hay tự ái, tự ti.

Thứ hai, về bản thân đội ngũ cán bộ DTTS các địa phương, do đời sống

kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi cịn thấp và chế độ chính sách đãi ngộ cũng chưa hợp lý nên số lượng và chất lượng học sinh DTTS tham gia các chương trình học tập phổ thơng cịn hạn chế. Điều này ảnh hưởng tới công tác tạo nguồn cán bộ DTTS. Ngồi ra, tinh thần tự giác, nỗ lực, ý chí vươn lên của đội ngũ cán bộ DTTS khi tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng vẫn chưa thực sự cao. Thậm chí cịn hiện tượng hình thức, ỷ lại hoặc tâm lý tự

ti, rụt rè. Điều này gây khó khăn cho việc xây dựng, phát triển năng lực, nghiệp vụ chuyên mơn và bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ DTTS. Trong bối cảnh việc thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ trong thực tiễn cịn nhiều điểm chưa thoả đáng, trong khi điều kiện làm việc cịn nhiều khó khăn hơn vùng xi (thiếu thốn thông tin, trang thiết bị làm việc; giao thông đi lại khó khăn;...) nên cá biệt, đã xuất hiện hiện tượng cán bộ DTTS viết đơn xin nghỉ công tác để về sản xuất, làm kinh tế, phục vụ nhu cầu của cá nhân và gia đình. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển cá nhân mỗi cán bộ DTTS, đồng thời tác động tới kết quả công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc.

Một phần của tài liệu Quá trình các đảng bộ tỉnh khu vực miền núi tây bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 139 - 142)