Thực hiện các chính sách đãi ngộ đối với cán bộ dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Quá trình các đảng bộ tỉnh khu vực miền núi tây bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 69 - 76)

1 Ranh giới Tây Bắc và Việt Bắc được vạch theo thung lũng sông Hồng, nhưng về mặt hành chính và kinh tế xã hội thì có 4 huyện của tỉnh Lào Cai và 2 huyện của tỉnh Yên Bái nằm ở tả

2.3.4.Thực hiện các chính sách đãi ngộ đối với cán bộ dân tộc thiểu số

Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Nhà nước, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đã quán triệt và vận dụng trong điều kiện đặc thù của địa phương. Nhận thức đảm bảo chế độ chính sách cho đối với cán bộ được cử đi học là điều rất quan trọng để cán bộ có thể yên tâm học tập, công tác, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc dù điều kiện cịn nhiều khó khăn nhưng vẫn cố gắng đảm bảo chính sách đối với cán bộ được cử đi học kịp thời, hướng tới sự cơng bằng, bình đẳng, bảo đảm về lợi ích vật chất, tinh thần cho các đối tượng được cử đi đào tạo.

Tại Đảng bộ tỉnh Hoà Bình, ngồi các chính sách chung của Nhà nước

áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức trong cả nước, HĐND tỉnh còn ban hành Nghị quyết số 35/2005/NQ-HĐND ngày 22-7-2005 Về việc ban hành quy định một số chính sách khuyến khích cán bộ, cơng chức học tập và thu hút, tiếp nhận, sử dụng người có trình độ về cơng tác tại tỉnh Hịa Bình giai đoạn 2006-2016. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh ban hành Quyết định số

55/2005/QĐ-UBND ngày 15-12-2005 Quy định về một số chính sách đối với

việc cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng, tiếp nhận, sử dụng sinh viên và những người có trình độ về cơng tác tại tỉnh. Theo đó, đối

với cán bộ, cơng chức, viên chức là người DTTS được hỗ trợ trong quá trình học tập thực tế: Đối với nam 350.000đ/người/tháng; nữ 400.000đ/người/tháng ở nơi có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,1-0,2 và nam 400.000đ/người/tháng; nữ 450.000đ/người/tháng ở nơi có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,3 trở lên.

Tại Đảng bộ tỉnh Sơn La, bên cạnh những định mức chung của Nhà

nước, đội ngũ cán bộ DTTS còn được bổ sung những mức hỗ trợ của tỉnh. Những ưu đãi trong tuyển dụng, thu hút; những hỗ trợ kinh phí trong các hoạt

động đào tạo, bồi dưỡng, các hoạt động cơng tác phí;... được chi trả ở định mức cao hơn so với đội ngũ cán bộ nói chung.

Tại Đảng bộ tỉnh Điện Biên, vận dụng những chính sách ưu tiên của

Đảng và Nhà nước, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên đã quan tâm chỉ đạo trong xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS. UBND tỉnh đã ban hành các quy định hỗ trợ đối với cán bộ thiểu số đi đào tạo nâng cao trình độ, hỗ trợ cán bộ xã, cán bộ dự nguồn, con em là người DTTS đi học các lớp tại chức chuyên môn tại tỉnh. Nhiều cơ quan, đơn vị đã sử dụng tiết kiệm chi thường xuyên để hỗ trợ cho cán bộ, đặc biệt là cán bộ DTTS đi học và đi nghiên cứu thực tế. Tỉnh Điện Biên cũng đã quan tâm tới việc mở hệ thống các trường Phổ thông dân tộc nội trú tại các huyện và tại Trung tâm tỉnh, đảm bảo chính sách ưu tiên tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ngay từ nhà trường; quan tâm tới chỉ tiêu cử tuyển vào các trường chuyên nghiệp cho học sinh đã tốt nghiệp phổ thơng.

Về chế độ, chính sách đối với cán bộ DTTS đi đào tạo, bồi dưỡng chun mơn, lý luận chính trị ở Trung ương và tại tỉnh: Đối với các lớp hệ đào tạo tại chức tại tỉnh: Cán bộ được hỗ trợ các chi phí tàu xe đi lại (đối với

học viên ở xa), tiền mua tài liệu bao cấp chỗ ở, tiền đi thực tế theo mức quy định chi tiêu nội bộ, mỗi cơ quan, đơn vị. Đối với các lớp đào tạo hệ tập trung tại Trung ương: cán bộ được hưởng trợ cấp theo hướng dẫn số

38HD/BTCTW ngày 30-3-2005 của Ban Tổ chức Trung ương. Cùng với đó các học viên cịn được hỗ trợ các chi phí tiền tàu xe đi lại, tiền mua tài liệu, tiền đi thực tế theo mức quy định chi tiêu nội bộ của mỗi cơ quan, đơn vị. Ngoài ra, tỉnh cũng có chính sách thu hút cán bộ có trình độ học vấn, cán bộ người địa phương, cán bộ người DTTS về địa phương công tác.

Tại Đảng bộ tỉnh Lai Châu, cụ thể hoá chủ trương của Đảng bộ tỉnh,

ngày 09-12-2008, UBND tỉnh Lai Châu ban hành Quyết định số 29/2008/QĐ- UBND Về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của quy định ban hành kèm

theo Quyết định số 42/2004/QĐ-UB ngày 30-7-2004 của UBND tỉnh Lai Châu. Sự điều chỉnh về mức hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng đều tăng do với thời

điểm trước 2008 nhằm phù hợp với điều kiện thực tiễn và khuyến khích đội ngũ cán bộ DTTS. Đối với đội ngũ cán bộ DTTS, bên cạnh định mức hỗ trợ giống như các đối tượng cán bộ nói chung, do tính đặc thù nên đội ngũ cán bộ

DTTS có thêm những ưu đãi riêng theo hướng ngày càng được nâng lên. (Phụ

lục số 6.7.).

Về chính sách thu hút cán bộ, Quyết định số 29/2008/QĐ-UBND Về việc

sửa đổi, bổ sung một số nội dung của quy định ban hành kèm theo quyết định số 42/2004/QĐ-UB ngày 30-7-2004 của UBND tỉnh Lai Châu xác định:

Sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy và trên đại học các ngành: Xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, y tế, báo chí và văn hố - nghệ thuật vào làm việc theo đúng chuyên ngành đào tạo.

Học sinh, sinh viên là con em các dân tộc tỉnh Lai Châu đã tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp từ trung cấp trở lên được ưu tiên tiếp nhận vào các cơ quan tỉnh, huyện, xã khi có điều kiện về biên chế [195, tr.2].

Như vậy, điểm mới ở Quyết định này ban hành điều kiện riêng với con em các dân tộc tỉnh Lai Châu. Để phù hợp với đặc thù của đối tượng này, điều kiện được áp dụng chính sách hỗ trợ là “từ trung cấp trở lên” thay cho điều kiện “tốt nghiệp các trường Đại học chính quy từ loại khá trở lên” (như trong Quyết định số 42/2004/QĐ-UB ngày 30-7-2004 của UBND tỉnh Lai Châu Về

chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và thu hút đối với cán bộ, công chức đi học và đến công tác tại Lai Châu).

Tại tỉnh Lào Cai, ngày 26-10-2007, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 12/2007/NQ-HĐND Phê chuẩn Chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút cán bộ khoa học, kỹ thuật có trình độ chun môn cao và nghệ nhân về làm việc tại Lào Cai. Theo đó, có 4 đối tượng được áp dụng gồm: (i) Cán bộ, công chức,

viên chức (cấp tỉnh, cấp huyện), bao gồm cả khối Đảng, đồn thể và chính quyền; (ii) Học sinh THPT đạt học lực giỏi trong 02 năm cuối cấp, tốt nghiệp loại giỏi (riêng học sinh là con em DTTS tốt nghiệp loại khá; có điểm trung bình các mơn học từ 7,5 trở lên); được tỉnh lựa chọn cử đi đào tạo đại học tại nước ngoài hoặc trúng tuyển vào các trường đại học hệ chính quy trong nước ở các lĩnh vực, chuyên ngành mà tỉnh đang cần và thiếu; (iii) Sinh viên là người Lào Cai tốt nghiệp đại học hệ chính quy; sinh viên ngồi tỉnh tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại giỏi theo các chuyên ngành mà tỉnh cần, có nguyện vọng cơng tác lâu dài tại Lào Cai; (iv) Cán bộ khoa học, kỹ thuật có trình độ

chun mơn cao và nghệ nhân ở tỉnh ngồi tình nguyện làm việc lâu dài tại Lào Cai (tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I, cấp II, nghệ nhân bậc cao).

Nghị quyết cũng nêu rõ những ưu đãi, hỗ trợ về đào tạo bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ. Với đối tượng cán bộ DTTS, do đặc thù nên có những ưu đãi

ở mức độ cao hơn so với đội ngũ cán bộ người Kinh [Phụ lục số 6.2]

Tại tỉnh Yên Bái, ngày 13-7-2007, HĐND tỉnh Yên Bái ban hành Nghị

quyết số 03/2007/NQ-HĐND Nghị quyết về chính sách thu hút, khuyến khích

phát triển đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý và đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái. Tiếp đó, ngày 05-9-2007, Ủy ban nhân dân tỉnh

Yên Bái ban hành Quyết định 1338/2007/QĐ-UBND “Về việc ban hành

chính sách thu hút, khuyến khích phát triển đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật, cán bộ quản lý và đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái”. Theo đó,

một trong những Đối tượng thu hút là con em các DTTS trong tỉnh có trình độ chun mơn giỏi, có trình độ học vấn từ thạc sĩ trở lên phù hợp với nhu cầu sử dụng của địa phương.

Đối tượng đào tạo là: Cán bộ DTTS bao gồm: Cán bộ khoa học kỹ thuật,

cán bộ quản lý, cán bộ nguồn quy hoạch là DTTS ở tất cả các cấp, các ngành, huyện, thị xã, thành phố và cán bộ xã.

Về chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo cán bộ DTTS: Đối với cán bộ

DTTS khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ ngoài việc được hưởng hỗ trợ chính sách theo quy định của Nhà nước còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp ưu đãi trong thời gian đi học, cụ thể như sau: Bồi dưỡng ngắn hạn hưởng mức: 150.000đ/tháng. Đào tạo đại học cử tuyển: 300.000đ/tháng. Chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II, thạc sỹ, tiến sỹ: 450.000đ/tháng.

Khảo sát nhu cầu đào tạo, sử dụng nhân lực của các huyện, thị, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh đề xuất chỉ tiêu cử tuyển theo ngành, nghề, trình độ đào tạo cho từng huyện, thị xã. Việc bố trí ngân sách cho đào tạo cử tuyển ln đầy đủ, đáp ứng nhu cầu kinh phí theo quy định. Với cơ sở giáo dục do địa phương quản lý (trên địa bàn tỉnh có Trường Cao đẳng Sư phạm đào tạo sinh viên cử tuyển), nguồn trợ cấp và học bổng cho người học được lấy từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước giao

hằng năm cho Nhà trường, đồng thời Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện chi trả tiền trợ cấp tiền ăn ở, đi lại...cho sinh viên. Đối với cơ sở giáo dục do Trung

ương quản lý, Sở Giáo dục và Đào tạo chuyển trả tồn bộ kinh phí bao gồm:

học phí, trợ cấp và học bổng cho các cơ sở giáo dục; các cơ sở giáo dục trực tiếp chi trả cho sinh viên tiền trợ cấp và học bổng. Bắt đầu thực hiện từ năm 2008, đến năm 2010, tổng kinh phí dành cho đào tạo cử tuyển của tỉnh Yên Bái đạt 6.573.093.000 đồng, trong đó, năm 2008 là 2.073.702.000 đồng, năm 2009 là 2.009.093.000 đồng, năm 2010 là 2.490.298.000 đồng [175, tr.2, 7-8]. Trong chính sách hỗ trợ sau đào tạo và thu hút nhân tài, từ năm 2006 đến 2010, ngồi kinh phí hỗ trợ thường xun, tỉnh cịn dành một khoản kinh phí đáng kể để cho trên 141 người có bằng tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi, thạc sĩ, tiến sĩ với tổng số tiền là 1 tỷ 114 triệu đồng và ưu tiên trong việc tuyển dụng, bố trí cơng tác đối với những người có trình độ học vấn cao tình nguyện về tỉnh cơng tác. Tổng kinh phí dành cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong toàn tỉnh 3 năm (2007-2010) là 14 tỷ 560 triệu đồng. Bên cạnh chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng trong nước, Yên Bái cịn quan tâm đến cơng tác đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài như: cử trên 150 lượt người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham gia các đoàn tham quan khảo sát, nghiên cứu thực tế, học tập ngắn ngày và bồi dưỡng nghiệp vụ tại nước ngồi [76, tr.43].

Nhìn chung, cơng tác chính sách đối với cán bộ DTTS của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc những năm 2006-2010 đã được triển khai khá đồng bộ. Trong thực tiễn lãnh đạo, Đảng bộ một số tỉnh có những đổi mới về nội dung, phương pháp, cách làm, góp phần khuyến khích, động viên đội ngũ cán bộ này phấn đấu, góp sức vào cơng cuộc đổi mới của địa phương và đất nước. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế - xã hội ở các tỉnh cịn khó khăn nên việc thực hiện chính sách cán bộ nói chung, đối với cán bộ DTTS vẫn chưa theo kịp với yêu cầu xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới. Chế độ, chính sách chưa thực sự thu hút được người tài, người năng động, sáng tạo làm việc có hiệu quả.

Tiểu kết chương 2

Đội ngũ cán bộ DTTS khơng chỉ có vị trí, vai trị như đội ngũ cán bộ nói chung, mà cịn có vị trí vai trị và ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết các vấn đề về dân tộc, nhất là trong tổ chức thực hiện đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, tiến hành sự nghiệp cách mạng ở miền núi, vùng đồng bào các DTTS. Trong thực tiễn hoạch định, bổ sung, phát triển đường lối xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quán triệt quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời đặc biệt chú ý tới tính đặc tính tâm lý tộc người, đặc điểm dân cư - xã hội, các yếu tố tự nhiên,... của mỗi cộng đồng DTTS để vừa nêu lên đường lối, chính sách chung, đồng thời có chính sách riêng với từng cộng đồng DTTS trong từng khu vực địa lý.

Đối với khu vực miền núi Tây Bắc, qua thực tiễn lịch sử, đội ngũ cán bộ DTTS ngày càng có sự lớn mạnh, có nhiều đóng góp quan trọng vào q trình phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Từ năm 2006 đến năm 2010, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đã quán triệt và vận dụng quan điểm chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS. Điểm chung trong chủ trương của các Đảng bộ tỉnh ở Tây Bắc là đều nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa quan trọng của đội ngũ cán bộ DTTS và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS. Bám sát đặc điểm và yêu cầu thực tiễn của địa phương, các Đảng bộ tỉnh đã nêu lên những chủ trương, biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS, trong đó hướng trọng tâm vào bốn nội dung: quy hoạch, tạo nguồn cán bộ; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; tuyển dụng, bố trí và sử dụng; thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ. Mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS được xác định rõ và sớm, ngay từ đầu nhiệm kỳ Đại hội các Đảng bộ tỉnh. Trên cơ sở đó, q trình xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS được thực hiện với sự tham gia của cả hệ thống chính trị, của tồn xã hội và ý thức nỗ lực của cá nhân đội ngũ cán bộ DTTS. Nhìn chung, với những quan tâm và sự chủ động trong việc ban hành chủ trương, chỉ đạo thực tiễn, kết quả xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS tại các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đạt kết quả tích cực. Qua 5 năm 2006-2010, đội ngũ cán bộ ở các tỉnh Tây Bắc đều có sự

phát triển về số lượng và ngày càng nâng cao về chất lượng. Nhờ làm tốt công tác tuyển dụng, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nên trình độ chun mơn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ người DTTS được nâng lên. Không chỉ số lượng mà tỷ lệ cán bộ DTTS tham gia cấp ủy, Ban Thường vụ các cấp ở các tỉnh Tây Bắc cũng tăng lên. Điều này đã khẳng định ngày càng rõ hơn vai trị, những đóng góp của đội ngũ cán bộ DTTS vào quá trình lãnh đạo xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh Tây Bắc.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả quan trọng đạt được, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, quá trình lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc vẫn còn những hạn chế, bất cập. Cơ cấu đội ngũ cán bộ DTTS còn chưa đồng đều giữa các cấp. Ở các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện/ thành phố, đội ngũ này nhìn chung có năng lực, chun mơn tốt, tuy nhiên tỷ lệ này còn khá thấp. Ở cấp cơ sở, số

Một phần của tài liệu Quá trình các đảng bộ tỉnh khu vực miền núi tây bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 69 - 76)