CHỦ TRƯƠNG ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA CÁC ĐẢNG BỘ TỈNH KHU VỰC TÂY BẮC

Một phần của tài liệu Quá trình các đảng bộ tỉnh khu vực miền núi tây bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 85 - 91)

1 Ranh giới Tây Bắc và Việt Bắc được vạch theo thung lũng sông Hồng, nhưng về mặt hành chính và kinh tế xã hội thì có 4 huyện của tỉnh Lào Cai và 2 huyện của tỉnh Yên Bái nằm ở tả

3.2.CHỦ TRƯƠNG ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA CÁC ĐẢNG BỘ TỈNH KHU VỰC TÂY BẮC

THIỂU SỐ CỦA CÁC ĐẢNG BỘ TỈNH KHU VỰC TÂY BẮC

Trước yêu cầu của tình hình mới, cơng tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS vốn được quan tâm của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc trong giai đoạn trước, đến giai đoạn này lại càng được chú trọng, trở thành một trong những nhiệm vụ công tác hàng đầu. Chủ trương đổi mới công tác xây dựng

đội ngũ cán bộ DTTS được thể hiện đậm nét trong các văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh, các văn bản, chương trình, đề án của Tỉnh uỷ các tỉnh.

Tại Đảng bộ tỉnh Hịa Bình, Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV

(nhiệm kỳ 2010-215) đã xác định công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS được đặt trong tổng thể định hướng chung về xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Mục tiêu nhằm nâng cao hơn nữa bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng và năng lực của cán bộ, đảng viên, tạo sự thống nhất trong Đảng bộ, đồng thuận trong nhân dân. Kiên quyết đấu tranh phê phán tư tưởng bảo thủ, trì trệ, trơng chờ ỷ lại, ngăn chặn suy thối về chính trị, đạo đức, lối sống... Củng cố và năng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên, xây dựng các chi, đảng bộ trong sạch, vững mạnh. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng đối với chính quyền, MTTQ và các đồn thể nhân dân. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật nghiêm minh đối với tổ chức đảng và đảng viên vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước... [7, tr.8-9].

Trong cơng tác cán bộ DTTS, Tỉnh uỷ Hịa Bình ln quan tâm, đề cao cơng tác cán bộ nữ DTTS. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời quán triệt, triển khai Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về Cơng tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa - hiện đại

hóa đất nước, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ

nữ DTTS; ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TU, ngày 12-01-2015 về công tác cán bộ nữ tỉnh Hịa Bình giai đoạn 2015-2020 và những năm tiếp theo.

Tại Đảng bộ tỉnh Sơn La, xuất phát từ kinh nghiệm trong công tác xây

dựng đội ngũ cán bộ nói chung, trong đó có xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS nói riêng giai đoạn 2006-2010 là “không ngừng đổi mới tư duy, xây dựng phong cách lãnh đạo của các cấp ủy đảng, coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ từ tỉnh đến cơ sở về phẩm chất chính trị, chun mơn nghiệp vụ lý luận chính trị” [9 tr.75], Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2010-2015) đã đề ra nhiệm vụ cho công tác cán bộ trong nhiệm kỳ là “Thực hiện đúng chế độ chính sách đối với cán bộ; khuyến khích, thu hút nhân tài, cán bộ giỏi về công tác tại địa phương, quan tâm đến công tác cán bộ

người DTTS” [9, tr.77]. Quan điểm, tư tưởng chỉ đạo trên được thể hiện xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của Đảng bộ tỉnh Sơn La. Trong đó, quan điểm mới là: Tập trung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kết hợp bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ DTTS hợp lý, không chỉ chú trọng đến việc thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ DTTS mà cịn tập trung vào xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS cả về chất lượng và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cơng tác của địa phương trong tình hình mới. Kết hợp chặt chẽ công tác tư tưởng với công tác tổ chức trong xây dựng cán bộ DTTS, xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS có cơ cấu cân đối, hợp lý giữa thành phần dân tộc, xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS đáp ứng các vùng sâu, vùng xa, vùng nhiều dân tộc sinh sống đan xen.

Cũng chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, trong đó tiếp tục chú ý tới đối tượng cán bộ người DTTS, Đại hội Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XII (nhiệm kỳ 2010-2015) đã nghiêm túc đánh giá: cơng tác chính trị, tư tưởng chưa trở thành cơng tác thường xuyên của mọi cán bộ, đảng viên; công tác đào tạo, giáo dục và bồi dưỡng lý luận chính trị chậm đổi mới về nội dung, thật gắn với thực tế của địa phương. Trình độ kiến thức và năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên chưa chuyển kịp với yêu cầu của cơ chế quản lý mới. Từ thực trạng đó, đồng thời trên cơ sở phân tích những u cầu của tình hình mới, Đại hội Đại hội Đảng bộ tỉnh chủ trương tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, từng bước thực hiện phân cấp quản lý cán bộ. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS, tập trung trước hết vào đội ngũ cán bộ DTTS ở cơ sở [11, tr. 46].

Tại Đảng bộ tỉnh Lai Châu, quán triệt và vận dụng sáng tạo những quan điểm, chủ trương của Đảng về đổi mới công tác cán bộ, đặc biệt công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS, Tỉnh ủy đã cụ thể hóa và thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ và nguyên tắc của Đảng; kịp thời ban hành quy chế làm việc của đảng đoàn, ban cán sự đảng; ban hành quy chế phối hợp trong cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ, quy chế phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng; ban hành quy định về phân cấp quản lý cán bộ và quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển

cán bộ; chỉ đạo các cấp, các ngành xây dựng quy chế, ban hành các quy định theo đúng thẩm quyền.

Trong nhiệm kỳ 2010-2015, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XII (tháng 9-2010) tiếp tục đẩy mạnh thực hiện công tác cán bộ, trong đó, xây dựng đội ngũ cán bộ là DTTS vẫn được xác định là một trong những nội dung chú trọng, ưu tiên.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực cơng tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; có tinh thần trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; bố trí sử dụng cán bộ, cơng chức, viên chức theo trình độ, năng lực, vị trí việc làm, phát huy năng lực sở trường. Nâng cao chất lượng đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ. tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ, nhất là đào tạo cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là DTTS, cán bộ ở cơ sở [13, tr.82].

Tiếp tục xác định tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ DTTS, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần

thứ XIV (tháng 10-2010), nhiệm kỳ 2010-2015 đã xác định một trong những nhiệm vụ tổng quát của nhiệm kỳ mới là: “Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ. Xây dựng và thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng, sử dụng, cán bộ. Làm tốt công tác quy hoạch và tạo nguồn cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý bảo đảm tính liên tục, kế thừa và phát triển, có cơ cấu hài hồ, hợp lý” [15, tr.47].

Công tác cán bộ DTTS được đặt trong tổng thể chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh. Từ định hướng này, Tỉnh ủy Lào Cai ban hành Quyết định số 298-QĐ/TU, ngày 15-11-2011 về việc phê duyệt Đề án

Quy hoạch đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số, cán bộ chuyên môn và kỹ thuật tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2011-2015. Mục tiêu nhằm:

Xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS, cán bộ chuyên môn kỹ thuật tỉnh Lào Cai bảo đảm về số lượng và cơ cấu, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đủ kiến thức, kỹ năng quản lý và chuyên môn nghiệp vụ,

đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước [15, tr.56].

Trên cơ sở Đề án này, Tỉnh ủy Lào Cai xây dựng nhiều đề án thành phần, trong đó trọng tâm là đề án thành phần Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng cán bộ DTTS tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011-2015. Đây chính

là sự cụ thể hóa quyết tâm của Tỉnh ủy Lào Cai trong chăm lo, xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS ở địa phương.

Tại Đảng bộ tỉnh Yên Bái, Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVII

(tháng 10-2010) nhiệm kỳ 2010-2015 đã nêu lên chủ trương thực hiện đẩy mạnh xây dựng đội ngũ cán bộ thông qua xác định đổi mới đồng bộ, vững chắc và nâng cao chất lượng tồn diện cơng tác tổ chức, cán bộ đáp ứng yêu cầu mới. Nghị quyết Đại hội chỉ rõ:

Tiếp tục thực hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020. Đổi mới đồng bộ, mạnh mẽ các khâu trong công tác cán bộ; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ, nhất là đào tạo cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là DTTS, cán bộ ở cơ sở. Thực hiện nghiêm quy chế quản lý, đánh giá của Đảng về tiêu chuẩn, quy trình bổ nhiệm, thơi chức, miễn chức, từ chức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý, kịp thời thay thế những cán bộ yếu kém. Xây dựng và thực hiện tốt hệ thống chính sách trọng dụng, thu hút những người có đức, có tài và đào tạo cán bộ trẻ, cán bộ nữ, DTTS, cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp, đội ngũ chuyên gia đầu ngành… [17, tr.108].

Về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVII nhiệm kỳ 2010-2015 nhấn mạnh cần tiếp tục “đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác tổ chức và cán bộ. Thực hiện đúng nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị” [17, tr.112].

Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ DTTS được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong nhiệm kỳ Đại hội XVII của Đảng bộ tỉnh Yên Bái. Nhiệm vụ đầu tiên được xác định là “Đổi mới, chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của

Đảng bộ, trọng tâm là đổi mới phương thức lãnh đạo, đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở” [17, tr.114].

Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XVII đã ban hành Nghị quyết số 16-NQ/TU, ngày 15-8-2011 Về tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020, trong đó đặt ra mục tiêu đến hết năm 2015, đào tạo 100 cán bộ

trẻ có trình độ từ thạc sĩ trở lên, đào tạo 500 cán bộ cấp xã có trình độ đại học về chuyên môn; quy hoạch vào chức danh chủ chốt ở xã, phường vùng thấp có trình độ chun mơn đại học trở lên và ở vùng cao có trình độ chun mơn trung cấp trở lên...

Như vậy, tiếp nối chủ trương từ các giai đoạn trước, trong giai đoạn 2010-2016, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đều nhất quán trong nhận thức và quan điểm chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS. Trước thực trạng đội ngũ cán bộ DTTS và yêu cầu của thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS được các Đảng bộ tỉnh Tây Bắc nhấn mạnh hơn so với giai đoạn trước. Thể hiện ở một số điểm chính:

Một là, các Đảng bộ tỉnh ở Tây Bắc tiếp tục nhấn mạnh vị trí, vai trị của

đội ngũ cán bộ DTTS và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS. Quan điểm xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS được thể hiện xuyên suốt, thống nhất trong nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh và trong các nghị quyết chuyên đề.

Hai là, trong bối cảnh, điều kiện phải tập trung nguồn lực cho nhiều lĩnh

vực cơng tác khác, đáp ứng những địi hỏi của tình hình mới và những yêu cầu mới, nhưng các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc tiếp tục dành sự ưu tiên, chú trọng với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS. Chủ trương xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS luôn được đặt trong tổng thể chủ trương xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, đồng thời có những quan tâm riêng.

Ba là, xuất phát từ đặc thù và yêu cầu riêng của địa phương, từng Đảng

bộ tỉnh ở Tây Bắc đều đưa ra những mục tiêu trong xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS, trên cơ sở đó, định hướng vai trị tham gia của từng chủ thể, đối tượng với từng nhiệm vụ, giải pháp cụ thể.

Những quan điểm, chủ trương về xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc là cơ sở, định hướng để các Đảng bộ chỉ

đạo thực hiện tốt công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS, góp phần vào sự phát triển bền vững của mỗi tỉnh nói riêng, của vùng Tây Bắc nói chung.

Một phần của tài liệu Quá trình các đảng bộ tỉnh khu vực miền núi tây bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 85 - 91)