CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KHCN CỦA

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của tổng công ty vận tải hà nội giai đoạn 2012 2017 (Trang 85 - 101)

TRANSERCO GIAI ĐOẠN 2012-2017

Chiến lược KHCN cần thiết giúp Transerco có được đường hướng, mục tiêu KHCN trong tương lai. Để thực thi được chiến lược KHCN cho

HN XK BX ĐX HT ĐT E FE

giai đoạn 2012-2017 đã lựa chọn “Tn dng các chính sách h tr phát

trin KHCN ca Nhà nước đểđầu tưứng dng KHCN tiên tiến trên thế

gii nhm nâng cao cht lượng, hiu qu sn xut kinh doanh”, Transerco cần phải có các chiến lược cụ thể với các giải phải cụ thể và kiến nghị đề xuất với Nhà nước.

3.3.1. Đối vi Tng công ty vn ti Hà Ni

3.3.3.1. V nhn thc cơ hi

Cần nhận thức rõ cơ hội và thách thức về KHCN trong môi trường hội nhập kinh tế toàn cầu để có tầm nhìn đúng hơn về KHCN và để trực tiếp bảo vệ và phát triển doanh nghiệp của mình, góp phần phát triển đất nước.

3.3.3.2. V nhn thc hiu biết

Cần có nhận thức đúng đắn về chiến lược KHCN và đưa những nhận thức đó vào thực tiễn quản lý KHCN của doanh nghiệp. Transerco cần phải coi phát triển KHCN là khâu đột phá trong phát triển DN, đồng thời đặt ra mục tiêu phải đổi mới mạnh mẽ KHCN. Để làm được điều đó, đội ngũ lãnh

đạo Tổng Công ty Vận tải Hà Nội nói chung và các doanh nghiệp thành viên nói riêng cần phải đổi mới nhận thức về KHCN và coi phát huy KHCN, ứng dụng KHCN là phần không thể thiếu trong quy hoạch, chiến lược phát triển DN, nhanh chóng cải thiện trình độ quản lý của mình, mở rộng các mối quan hệ đối ngoại, mở rộng tầm nhìn về KHCN vì bản thân KHCN không phải là một hoạt động tự thân mà phải gắn bó mật thiết với nhu cầu của xã hội.

3.3.3.3. Cn khc phc các tn ti

Các rào cản hạn chế năng lực công nghệ của Tổng Công ty vận tải Hà Nội trong giai đoạn vừa qua là năng lực tài chính đầu tư cho KHCN, cập nhật các thông tin về thị trường KHCN, đảm bảo sự đồng bộ giữa bốn yếu tố

80

bộ phận được xây dựng linh hoạt tùy theo đặc điểm sản xuất kinh doanh và

điều kiện của từng đơn vị thành viên của Transerco.

Vi khi vn ti và du lch: tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý trên cơ sở ứng dụng công nghệ quản lý điều hành tiên tiến để nâng cao hiệu quả kinh doanh, quản trị tốt thương hiệu.

Vi khi h tng và thương mi: cần tăng cường khai thác các thị

trường hiện có theo hướng tiếp cận ứng dụng công nghệ hiện đại và phát triển sang khu vực Hà Nội mở rộng. Tiếp tục phát huy có hiệu quả hơn nữa vai trò chủ đạo trong phát triển hệ thống hạ tầng bến bãi, điểm đỗ xe công cộng; phát triển hệ thống hiện có theo hướng phát triển dịch vụ đa năng. Tiếp tục đầu tư các dự án hạ tầng vận tải đô thị, bến -bãi đỗ xe, xây dựng và hoàn thiện hệ thống co sở vật chất, mặt bằng sản xuất, kinh doanh thương mại dịch vụ tập trung nhằm khai thác tối đa lợi thế tiềm năng đất đai của Transerco trên cơ sở huy động mọi nguồn lực và đa dạng hóa các hình thức liên doanh, liên kết với các đối tác chiến lược trong và ngoài Transerco.

Ngoài ra, Transerco cần phải chuẩn bị cơ sở vật chất và con người để

sẵn sàng nhận nhiệm vụ mới khi được giao quản lý khai thác hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn của Hà Nội (BRT, Metro…)

Các chiến lược bộ phận và giải pháp thực hiện các chiến lược bộ phận gồm:

- Chiến lược v năng lc tài chính KHCN: Tận dụng các chính sách hỗ

trợ của Nhà nước trong việc khuyến khích đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng KHCN; chính sách phát triển vận tải hành khách công cộng thân thiện với môi trường…. để thu hút vốn đầu tư ứng dụng đổi mới KHCN của Transerco. Bên cạnh đó, Transerco có thể tập trung mọi nguồn lực dưới nhiều hình thức, gồm cả hình thức liên doanh, liên kết, khuyến nghị các cấp, ngành cơ chế hỗ trợ cần thiết, đúng quy định để triển khai ứng dụng KHCN,

- Chiến lược nhân s KHCN: Transerco cần phải xây dựng đồng bộ

chính sách và cơ chế để thu hút, trọng dụng, đãi ngộ cán bộ khoa học và công nghệ, lao động có kỹ thuật cao, nhất là cán bộ trẻ có trình độ cao trong lĩnh vực GTVT; bổ sung kịp thời đội ngũ cán bộ KHCN kế cận và đặc biệt chú trọng phát hiện và thu hút các chuyên gia có trình độ cao làm việc trong các đơn vị của Transerco. Bên cạnh đó, Tổng công ty cần xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho đội ngũ đào tạo và quản lý kỹ thuật phương tiện, giám sát công tác thực hiện… theo hướng chuyên nghiệp, nhất là nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển các lĩnh vực ứng dụng KHCN khai thác tiềm năng, lợi thế đất đai của Transerco; sẵn sàng tiếp nhận vận hành hệ thống vận tải hành khách công cộng nhanh khối lơn khi được Thành phố giao.

- Chiến lược v thông tin KHCN: Các doanh nghiệp nên kết nối chặt chẽ với các nhà trường, các Viện nghiên cứu để một mặt giúp các nhà khoa học có chỗ thực nghiệm; mặt khác có thể tận dụng chất xám của các nhà khoa học.

- Chiến lược t chc KHCN: Transerco cần phải có bộ phận chuyên trách về KHCN, tạo hành lang, động viên các đơn vị thành viên chủ động nghiên cứu, đầu tư ứng dụng công nghệ mới vào công tác quản trị doanh nghiệp. Transerco đề xuất có cơ chế doanh nghiệp được trích 10% lợi nhuận trước thuế để lập Quỹ phát triển KHCN vì chỉ có đầu tư và ứng dụng KHCN thì mới có thể nâng năng suất sản xuất, hiệu quả kinh doanh và phát triển bền vững.

- Chiến lược trang thiết b KHCN: Transerco cần phải ứng dụng KHCN tiến tiến, thân thiện với môi trường để kiểm soát nâng cao chất lượng phương tiện, chất lượng phục vụ hành khách, cải tiến mô hình tổ chức quản lý, điều hành góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, công tác kiểm tra giám sát. Nghiên cứu áp dụng các công nghệ, giải pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn vận tải, chống ác tắc giao thông và đảm bảo vệ sinh môi trường,

82

các phương tiện vận tải; hiện đại hóa hệ thống biển báo hiệu, hệ thống cảnh báo an toàn, trang thiết bị an toàn trên các tuyến vận tải. Cụ thể:

+ Tiếp tục ưu tiên đổi mới công nghệ và nhân rộng những ứng dụng KHCN trong việc hiện đại hóa hệ thống quản lý điều hành xe buýt, đảm bảo giám sát điều hành tuyến linh hoạt bằng phần mềm, hệ thống thông tin điều hành trực tuyến qua bộđàm kết nối với hệ thống GPS… để hợp lý hóa mạng lưới tuyến- điểm dừng đỗ xe. Ngoài ra, Tổng công ty tiếp tục mở rộng khả

năng tích hợp và phát huy hơn nữa hiệu quả hệ thống camera, GPS, bảng

điện tử, hệ thống âm thanh trên toàn bộ hệ thống xe buýt, các nhà chờ, các

điểm dừng đỗ của Transerco (nhạc không lời, hệ thống thông tin thân thiện, tiện nghi cho hành khách hành khách như thông tin hoạt động xe buýt, thông tin tuyến xe từ đâu đến đâu, thời gian chờ xe, bến sắp đến, thông tin đặc biệt về việc bỏ tuyến, đổi giờ, hành chính…., thông tin hướng dẫn hành khách

đón chờ xe buýt đúng quy định, văn minh, lịch sử….). Các giải pháp KHCN này sẽ góp phần giúp Transerco kiểm soát chất lượng dịch vụ, doanh thu, chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, xe khách và góp phần hạn chế ùn tắc giao thông để

nâng cao hiệu quả quản lý, năng lực điều hành và chất lượng phục vụ hành khách.

+ Tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng Depot xe buýt, đầu tư trang thiết bị và hạ tầng để nâng cao chất lượng dịch vụ. Từng bước triển khải hệ thống xử lý nước thải, ô nhiễm môi trường cho các depot.

+ Tiếp tục ứng dụng nhân rộng mô hình gara đỗ xe cao tầng của Hàn Quốc và các nước phát triển trên thế giới. Nghiên cứu và triển khai bãi đỗ xe ngầm.

+ Nghiên cứu và triển khai thí điểm hệ thống thu vé tự động, thông minh trên xe buýt, xe khách để cùng hệ thống Camera kiểm soát doanh thu với công nghệ chip điện tử và thẻ thanh toán đa năng hỗ trợ cho công tác quản lý doanh thu và nâng cao chất lượng dịch vụ xe buýt văn minh đô thị. Việc thu vé tự động bằng thẻ thông minh đa năng trả tiền trước (Smart card-

Transerco Card) sẽ được Transerco kết hợp với ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ bán lẻ để triển khai. Để người dân chuyển sang phương thức thanh toán hiện đại này, Transerco cần phải áp dựng mức giá thanh toán bằng Transerco ưu đãi hơn thanh toán bằng tiền mặt (khoảng 3-5%) và tích hợp sử dụng được để gửi xe, đỗ xe, mua hàng hóa, có thể chuyển thành tiền mặt khi không sử dụng nữa (đặc biệt phù hợp với khách du lịch quốc tế đi du lịch ngắn ngày). Thẻ có thể mua ở bất cứ điểm nào (tương tự như thẻ điện thoại).

+ Điều chỉnh mạng lưới tuyến và xe của Transerco theo 3 cấp để phù hợp với sự phát triển của đường sắt đô thị, Metro trong tương lai. Xe buýt cấp 1 có thể sử dụng xe buýt 2 tầng. Đoàn xe đầu tư trong giai đoạn 2015- 2020 đạt tiêu chuẩn môi trường tối thiểu mức EURO III và giai đoạn 2020- 2030 đạt tiêu chuẩn khí thải EURO IV.

Đường sắt đô thị/BRT

Buýt cấp 2 (45-60 chỗ) Buýt cấp 3 (17-30 chỗ)

Biu đồ 22: Sơđồđiu chnh mng lưới tuyến và xe 3 cp

+ Từng bước thay mới và bổ sung phương tiện công nghệ mới theo hướng thân thiện với môi trường, đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu về khí thải (15 xe buýt lớn đáp ứng tiêu chuẩn môi trường/năm) và xem xét, tính toán kỹ tính khả thi, tính hiệu quả cho cả đời xe. Transerco có thể ứng dụng công nghệ truyền động lai (hybrid) ELFA để triển khai xe buýt sạch giảm

được tới 50% năng lượng tiêu thụ và qua đó, giảm được đáng kể chi phí vận hành, đồng thời mang lại tiện nghi tối đa cho hành khách.

84

3.3.2. Đối vi nhà nước

Khoa học công nghệ là nội dung then chốt trong mọi hoạt động của tất cả các cấp, các ngành. Để giúp ngành GTVT nói chung va Transerco nói riêng thực hiện được các chiến lược KHCN đa đề ra thì Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, phát triển nguồn nhân lực KHCN, có chính sách để

phát triển KHCN và phát triển hạ tầng KHCN.

3.3.2.1. Hoàn thin h thng pháp lut

Vì Luật KHCN hiện hành được ban hành cách đây 12 năm khi Việt Nam chưa phải là thành viên của WTO, chưa hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, chưa vượt qua ngưỡng của một nước kém phát triển và chưa có hệ thống luật pháp đồng bộ về KHCN nên đến nay Luật KHCN đã bộc lộ

một số bất cập, không phù hợp với thực tiễn và hệ thống pháp luật hiện hành. Vì vậy, Luật KHCN cần được sửa đổi, bổ sung để tạo ra sự thống nhất, đồng bộ của các văn bản pháp luật về KHCN; bảo đảm tính phù hợp cả

nội dung cũng như hình thức văn bản và được cập nhật đểđáp ứng quá trình

đổi mới và hội nhập quốc tế. Mặt khác, Luật KHCN phải tạo được nền tảng pháp lý nhằm giải quyết triệt để những bất cập, vướng mắc đang cản trở sự

phát triển KHCN trong thời gian để triển khai thực hiện 3 nhiệm vụ then chốt mang tính đột phá trong hoạt động KHCN là: tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý và cơ chế hoạt động KHCN; tăng cường tiềm lực KHCN quốc gia; tăng cường đầu tư của toàn xã hội cho KHCN, trước hết là đầu tư vào hạ tầng KHCN.

3.3.2.2. Phát trin ngun nhân lc KHCN

Nhà nước cần có một chiến lược khoa học góp phần đào tạo nâng cao trình độ quản lý và tầm nhìn, nhận thức về vai trò, vị trí của KHCN, đội ngũ

cán bộ khoa học và công nghệ cho lãnh đạo doanh nghiệp. Đổi mới cơ chế

huy tính chủđộng, sáng tạo của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ. Xây dựng các chính sách tạo động lực vật chất và tinh thần mạnh mẽ cho các cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ, trọng dụng và tôn vinh nhân tài khoa học và công nghệ. Đổi mới chính sách đào tạo cán bộ khoa học và công nghệ. Phát triển hệ thống thông tin quốc gia về khoa học và công nghệ. Tập trung xây dựng một số tổ chức khoa học và công nghệ và cơ sở hạ tầng

đạt trình độ trung bình tiên tiến trong khu vực cho một số hướng khoa học và công nghệ trọng điểm. Huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính cho khoa học và công nghệ. Ban hành chính sách thu hút chuyên gia là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài có trình độ cao đến Việt Nam tham gia nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn, đảm

đương các chức vụ quản lý nghiên cứu khoa học và công nghệ. Tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển giao công nghệ và đào tạo, thực tập trong các dự án hỗ trợ kỹ thuật (TA), các dự án (ODA) từ các nước có nền công nghệ tiên tiến; Tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm, công trình giao thông bằng các quy trình công nghệ, hệ thống quản lý theo ISO.

3.3.2.3. Chính sách để phát trin KHCN:

- Tiếp tục triển khai thực hiện đổi mới cơ chế hoạt động KHCN theo cơ chế doanh nghiệp KHCN, tạo lập thị trường công nghệ theo các NĐ

115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005, NĐ 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 và Nghị định 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ, tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, đổi mới công nghệ, đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan để hoàn thiện và ban hành các cơ chế tài chính, quy định chế độ tiền lương, cơ chế quản lý trong các nhiệm vụ KHCN. Xây dựng chính sách thỏa đáng về tiền lương hoặc cải tiến chế độ tiền lương, điều kiện làm việc, chỗ ở đối với những nhà KHCN đầu ngành, các nhà khoa học được giao làm chủ nhiệm nhiệm vụ

86

KHCN quan trọng của quốc gia để thu hút đội ngũ cán bộ KHCN làm việc trong ngành GTVT.

- Thực hiện các cơ chế về quản lý kinh tế để ràng buộc và khuyến khích các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ, chống độc quyền, khuyến khích cạnh tranh, ưu đãi các doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ KHCN, cho phép doanh nghiệp tính vào chi phí sản xuất các chi phí nghiên cứu, triển khai đổi mới công nghệ, ví dụ như:

+ Chính phủ ban hành và có các cơ chế chính sách cụ thể để hỗ

trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư KHCN hiện đại, thân thiện với môi trường.

+ Có cơ chế tính khấu hao đặc biệt cho các máy móc, thiết bị, phương tiện thi công đặc chủng phục vụ triển khai ứng dụng công nghệ mới.

+ Có chính sách hỗ trợ lãi xuất vay cho doanh nghiệp đầu tưđổi mới công nghệ. Hệ thống tín dụng ngân hàng của Việt Nam cần phải có một kênh tín dụng riêng nhằm hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ.

+ Xậy dựng, cập nhật hệ thống định mức phù hợp với chế tạo sản phẩm có ứng dụng vật liệu, công nghệ mới.

+ Có quỹ đầu tư mạo hiểm để giúp các đơn vị thành viên của

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của tổng công ty vận tải hà nội giai đoạn 2012 2017 (Trang 85 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)