Trong nghiên cứu này, bên cạnh việc điều tra môi trường ngành vận tải, luận án còn thực hiện điều tra môi trường bên trong của 16 đơn vị trực thuộc Tổng Công ty vận tải Hà Nội. Môi trường bên trong của các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty vận tải Hà Nội bao gồm các nhân tố sau: (1) nhân tố tài chính dành cho KHCN, (2) nhân tố
con người, (3) trang thiết bị, (4) thông tin và tổ chức.
2.2.3.1. Nhân tố tài chính
Một đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp trong ngành giao thông vận tải là đòi hỏi nguồn vốn cao đểđầu tư trang thiết bi, công nghệ, mặt bằng nhà để xây dựng điểm dừng, đỗ, đón. Điều đó cho thấy, nguồn tài chính của doanh nghiệp trong ngành giao thông vận tải thường cao hơn các ngành khác do phải tập trung nhiều hơn vào nhà xưởng, máy móc thiết bị…
Qua việc khảo sát các Doanh nghiệp thuộc Transerco, có đến 78 % các DN nhận định rằng: mặt dù các doanh nghiệp đã đầu tư tương đối lớn vào KHCN để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và chất lượng dịch vụ nhưng nguồn vốn đó chủ yếu
để ứng dụng KHCN, đầu tư mua mới trang thiết bị (Bảng 03) chứ không đủ để thực hiện nghiên cứu phát triển KHCN. Khó khăn về nguồn vốn khoa học công nghệ mà DN gặp phải làm ảnh hưởng không nhỏđến năng lực KHCN, một trong những yếu tố
quan trọng quyết định đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Đây là điều đáng lo ngại vì trong bối cảnh gia nhập WTO, mở cửa thị trường giao thông vận tải, Transerco sẽ dễ dàng bị các tập đoàn lớn của các nước trong khu vực
Bảng 04: Kết quả sử dụng vốn đầu tư cho các lĩnh vực ứng dụng KHCN TT Tên dự án Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng 1 Đầu tư xe mới Số lượng 181 97 15 124 417 Giá trị (triệu đồng) 288.612 179.985 32.710,5 242.2193, 4 734.500, 9 2 Đầu tư hệ thống GPS và nâng cấp tính năng Số lượng thiết bị 958 158 195 15 1.326 Giá trị (triệu đồng) 5.365,5 1.125,1 1.295,8 1.047,8 8.834 3 Đầu tư LED xe buýt và nhà chờ Số lượng đèn cho 0 53 48 82 183
135 xe và 48 nhà chờ, điểm dừng Giá trị (triệu đồng) 0 1.698,8 1.803 2.320,6 5.822,4 4 Đầu tư phần mềm 0 2.125,2 0 0 2.125,2 5 Đầu tư nhà chờ xe (triệu đồng) 0 0 12.390,1 1 0 12.390 6 Đầu tư giàn thép cao tầng (triệu đồng) 0 0 0 13.800 13.800 7 Depot xe buýt (triệu đồng) 36.428 20.000 54.000 0 110.428 Tổng giá trị đầu tư 330.405 195.934 102.199 250.362 887.900, 7
2.2.3.2. Nhân tố con người
Nhân tố con người đóng vai trò quan trọng trong chiến lược khoa học công nghệ
của Transerco. Chiến lược của Tổng Công ty là vừa nghiên cứu vừa ứng dụng khoa học công nghệ mới cho chuyên ngành giao thông vận tải, sau khi thành công mới nhân rộng nên đội ngũ cán bộ, chuyên viên từ tổng công ty đến các đơn vị trực tiếp có trình
độ nhận thức cũng như chuyên môn nghiệp vụ khác nhau giữa các cấp, các khâu trong Transerco.
Transerco tổ chức đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ. Tổ chức rà soát và chuẩn hóa chương trình đào tạo cho đội ngũ lái xe, nhân viên bán vé, nhân viên kiểm tra giám sát, điều hành xe buýt, chuyên viên cán bộ văn phòng...
Bảng 05: Đào tạo nhân lực tại Transerco
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm
2010
Năm 2011 1 Số lượng nhân viên
được đào tạo
Người 5.000+518 4.972 3.500
tạo
3 Thời gian đào tạo bình quân
Ngày/người/năm 2,0 4,0 5,5
Nhiều ý kiến cho rằng, lao động là một lợi thế cạnh tranh của Việt Nam bởi chi phí lao động rẻ, trình độ dân trí của lao động Việt Nam cao, có truyền thống lao động cần cù, ham học hỏi, khéo tay, nhanh trí,.. Nhưng chúng ta phải nhìn nhận rằng chi phí lao động tuy rẻ nhưng năng suất lao động chỉ ở mức trung bình và thấp (trên 60%), chủ yếu lại là lao động thủ công, tác phong lao động công nghiệp còn kém. Đặc biệt, lao động trong các đơn vị tham gia kháo sát dù số lượng khá đông nhưng lại chủ yếu có trình độ trung cấp, công nhân nghề hoặc lao động phổ thông. Do có tư duy bị kiểm soát nên những người lao động trực tiếp bị quản lý có tác động tiêu cực chống phá hệ
thống thiết bị của các ứng dụng công nghệ (thiết bị GPS gắn trên xe, hệ thống âm thanh thông báo điểm dừng trên xe…)
Cũng theo số liệu điều tra của đề tài, số lao động của các đơn vị tham gia khảo sát trực tiếp hoạt động KHCN trung bình chiếm 1,05% trong tổng lao động của mỗi doanh nghiệp. Trình độ của chủ doanh nghiệp cũng là một điểm yếu của các DNTMDVVVN khi thực tế điều tra cho thấy có tới 75,5% số lãnh đạo có trình độ từ
cao đẳng, đại học trở lên, và "đếm trên đầu ngón tay" với số lãnh đạo có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Tuy nhiên, số có trình độ học vấn từ cao đẳng trở lên, cũng chỉ khoảng trên dưới 30% được đào tạo về quản trị kinh doanh và có kiến thức kinh tế, 70% số chủ
DN còn lại chưa được đào tạo.
Nhìn chung, có nhiều khó khăn trong việc phát triển khoa học công nghệ của Transerco. Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu cho thấy: 33% là do tay nghề lao
động, 28% là do trình độ quản lý, 4,4 % là do quan điểm cấp trên và 8,9 % là do nhận thức hạn chế.
2.2.3.3. Nhân tố trang thiết bị- công nghệ
Các ứng dụng công nghệ đã triển khai ở Tổng công ty là những ứng dụng công nghệ mới, chi phí cao trong lĩnh vực giao thông vận tải mà khi Transerco bước vào nghiên cứu thử nghiệm ứng dụng thì chưa có đơn vị vận tải nào trong nước ứng dụng thành công. Đó là:
- Hệ thống thông tin- tin học được ứng dụng rất sớm tại Tổng công ty. Từ 2005, các công việc, văn bản từ Tổng công ty đến các đơn vị phần lớn được thực hiện quy trình thống nhất qua hệ thống mail transerco, mạng LAN. Tuy nhiên, dù các doanh
nghiệp đều sử dụng máy tính (công nghệ phần cứng) nhưng chỉ có 70% đơn vị trực thuộc Transerco sử dụng một hoặc một vài các phần mềm (công nghệ phần mềm) liên quan đến phần mềm QTDN (ERP), phần mềm quản lý văn phòng, phần mềm phục vụ
hoạt động sản xuất, phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm quản lý kho bãi, phần mềm quản lý bảo dưỡng sửa chữa phương tiện..., gần 100% doanh nghiệp có sử dụng Internet và hơn 70% doanh nghiệp có ban lãnh đạo đã sử dụng email hàng ngày, 70 % số doanh nghiệp đã có website riêng, trong đó 91% số doanh nghiệp này chỉ sử dụng website để giới thiệu hình ảnh, sản phẩm mà chưa tận dụng
được những lợi ích khác như hỗ trợ đặt hàng, mua hàng, tư vấn và thanh toán trực tuyến…
-Triển khai ứng dụng công nghệ GPS cho công tác quản lý điều hành vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của Transerco với 3 giai đoạn:
o Ứng dụng công nghệ Tacho-System (Hàn Quốc) trên 12 tuyến xe buýt trong tổng số toàn mạng 50 tuyến buýt của Tổng công ty. Tuy nhiên, kết quả hoạt
động của 1 tuyến xe mà thiết bị ghi lại chỉ biết được sau khi kết thúc mỗi chuyến xe do cơ chế hoạt động của thiết bị truyền dữ liệu qua sóng Radio (thiết bị trên xe chỉ truyền
được dữ liệu tới các thiết bịđầu cuối lắp đặt tại mỗi bến xe).
o Nâng cấp thiết bị Tacho-System, tích hợp thêm modul GPS để xác
định toạ độ của phương tiện và ăng ten GPS để thay đổi cơ chế truyền dữ liệu sang dạng ứng dụng công nghệ viễn thông. Hệ thống cho phép xác định vị trí và trạng thái của xe hoạt động trên tuyến với thời gian cập nhật liên tục từ 2-5 phút/lần. Tuy nhiên, dữ liệu chỉ khai thác trực tiếp trên máy chủ đặt tại Trung tâm điều hành và một số
trung tâm nhánh do hệ thống hoạt động ở cơ chế offline.
o Ứng dụng hệ thống quản lý điều hành dạng Web server cho phép khai thác thông tin trực tuyến qua kết nối Internet dưới dạng các tài khoản truy cập, được phân quyền theo chức năng nhiệm vụ. Tần suất cập nhật thong tin là 10 giây/lần. Hệ
thống cho phép theo dõi trực tuyến trên website về trạng thái vận hành của xe buýt và tình trạng giao thông trên bản đồ kỹ thuật số, đưa ra các cảnh báo trực tuyến về ùn tắc giao thông, xe không dừng đỗ đúng điểm, xe chạy sai lộ trình, xe xuất bến- về bến không đúng giờ, xe bật tắt điều hòa khi vận hành, xe di chuyển chậm, tốc độ chạy xe và số lần xe chạy vượt tốc độ, số lần phanh gấp và số lần tăng tốc đột ngột, số lần-thời gian và quãng đường mở cửa khi xe đang chạy, số lần và thời gian không dừng-đỗ xe, thời gian giữa xe trước và xe sau cũng như tổng thời gian của chuyến đi….. Ngoài ra, hệ thống cho phép tìm lại lộ trình của phương tiện theo các tiêu chí cần kiểm soát quản
lý và đưa ra báo cáo vi phạm theo các tiêu chí; xác định được thời gian làm việc của lái xe và hệ thống biểu đồ, báo cáo các lỗi điều khiển phương tiện (mở cửa khi xe chạy, chạy quá tốc độ, phanh gấp, gia tốc đột ngột….). Đồng thời, hệ thống có thểđưa ra phương án điều chỉnh kịp thời hoạt động cho từng tuyến buýt khi bị ảnh hưởng của việc ùn tắc giao thong nhằm giảm tải khu vực đang bị ùn tắc giao thông, đảm bảo việc vận chuyển hành khách hợp lý nhất, đảm bảo tần suất chạy xe của các tuyến không bị
phá vỡ kế hoạch theo biểu đồ quy định…) Việc ứng dụng GPS giúp cảnh báo, nhắc nhở lái xe (bằng tiếng “bipbip” tại thiết bị gắn trên xe) khi chạy quá tốc độ quy định.
-Ứng dụng công nghệđiện tử (đèn Led) tích hợp với hệ thống GPS trên các xe buýt và tại các bến xe
o Bảng LED trước xe buýt để hiện thị thong tin tuyến xe buýt trước đầu xe thay thế cho việc dán chữ góp phần mang lại diện mạo mới cho Transerco, giúp hành khách có thể nhận biết được tuyến xe buýt từ xa: triển khai 141 xe buýt/06 tuyến số 1,2,3,32,34,39.
o Bảng LED trong xe buýt tích hợp với hệ thống thiết bị giám sát hành trình GPS để hiện thị thông tin cho hành khách trên xe tên điểm dừng tiếp theo xe sắp
đến để chủđộng trong việc xuống xe: triển khai thử nghiệm trên tuyến buýt 01.
o Bảng LED tại đầu bến xe và các nhà chờ tích hợp với hệ thống điện tử
GPS để hiện thị thông tin khoảng cách các xe sắp đến bến xe, điểm dừng để hành khách đứng chờ xe buýt có thể chủđộng thời gian trong việc chờ và lựa chọn tuyến xe cần đi: triển khai tại Bến xe Giáp bát, Gia Lâm, Yên Nghĩa, Trần Khánh Dư và 48 Bảng điện tử tại 48 nhà chờ mới đầu tư năm 2012.
-Ứng dụng bộđàm cho công tác điều hành xe buýt. 114 bộ đàm được trang bị
cho các đối tượng là chỉ huy, cán bộ chủ chốt và lực lượng điều hành, kỹ thuật giám sát lien quan trực tiếp đến tiếp nhận, xử lý thong tin trong công tác điều hành, giám sát chất lượng dịch vụ hoạt động xe buýt góp phần nâng cao chất lượng dịch vu vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của Transerco.
-Ứng dụng công nghệ Camera gắn trên xe buýt kết nối với hệ thống GPS, bộ đàm nhằm kiểm soát chất lượng phục vụ.
-Đầu tư phương tiện mới thay thế xe cũ (trung bình 100-150 xe/năm) bằng vốn
đi vay phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng vận tải liên tỉnh đồng thời tối ưu hóa hiệu quả khai thác và có tính đến tiềm năng phát triển của tuyến trong tương lai, thân thiện môi trường. Tuy nhiên, hiện này, đoàn phương tiện nội đô không đồng đều,
chủng loại xe đầu tư từ 5-10 năm chiếm 65,9%51, 34% phương tiện buýt nội đô đạt tiêu chuẩn khí thải EURO II trở lên, đặc biệt trong đó xe đạt tiêu chuẩn EURO II là 94 xe chiếm 10% tổng đoàn xe của Transerco. Không có xe quá niên hạn sử dụng
-Ứng dụng kính xe có phủ Nano chống bám bụi; thử nghiệm dung dịch phụ gia BorPower Nano cho động cơ để giảm thiếu phát thải CO2, tiếng ồn, tăng công suất
động cơ; và thiết bị Kari để giảm thành phần gây hại trong khí thải, tăng công suất
động cơ….
-Trang bị thiết bị kiểm tra khí xả xe buýt (máy đo kiểm tra nồng độ khí xả)
Để chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ phát triển hoạt động xe buýt, phát triển mở
rộng mạng lưới bến bãi, điểm đỗ xe công cộng, góp phần giải quyết khó khăn về hệ
thống giao thông tĩnh, Transerco đã triển khai các dự án gồm:
-Bãi đỗ xe tự động cao tầng với công nghệ tiên tiến của Hàn Quốc bằng giàn thép lắp ghép tự động tại Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Công Hoa, Trần Nhật Duật, Trường Chinh với ưu điểm có thể lắp đặt trên mọi địa hình, thiết bị tháo lắp và di chuyển cơđộng, có thể lấy xe tại các block trong khoảng 2-3 phút/xe.
-Xây dựng 5 depot xe buýt (Lạc Trung, Nam Thăng Long, Kim Ngưu II, Liên Ninh, Cầu Bươu) với diện tích khoảng 2 ha/depot đạt tiêu chuẩn hiện đại trong khu vực về cơ sở vật chất, trang thiết bị và ứng dụng hệ thống điều hành quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008; có hệ thống xử lý chất thải công nghiệp đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Xây dựng điểm đỗ xe công cộng và khu dịch vụ xe buýt (Yên Viên-Gia Lâm, Tam Hiệp- Thanh Trì, Thanh Lâm-Mê Linh; Xuân Phương- Từ Liêm), phát triển them các bến bãi, điểm đỗ xe công cộng mới ở khu vực vành đai 2, 3 (Pháp Vân-Cầu Giẽ; Khu đô thị Kim Văn, Gầm cầu Thanh Trì, Khu đô thị mới Việt Hưng…).
Trong những năm qua, Transerco đã có những đổi mới, nhiều máy móc thiết bị
và công nghệ mới được chuyển giao từ các nước công nghiệp phát triển. Song tốc độ đổi mới công nghệ và trang thiết bị còn chậm, chưa đồng đều và chưa theo một định hướng phát triển rõ rệt. Hiện vẫn còn tồn tại đan xen trong nhiều doanh nghiệp các loại thiết bị công nghệ từ lạc hậu, trung bình đến tiên tiến, do vậy đã làm hạn chế hiệu quả vận hành thiết bị và giảm mức độ tương thích, đồng nhất giữa sản phẩm đầu vào,
đầu ra. Khoảng 80% công nghệđang sử dụng là công nghệ ngoại nhập, 70% máy móc,
51 Báo cáo số 2402/BC-TCT ngày 3/8/2012 của Transerco về tình hình thực hiện đầu tưứng dụng KHCN cho công tác qu n lý i u hành và b o v môi tr ng
dây chuyền công nghệ nhập thuộc thế hệ 1960 - 1980, 75% số thiết bị đã hết khấu hao, 50% là đồ tân trang, nhiều máy móc, thiết bị đang sử dụng do các doanh nghiệp nước ngoài đã thải bỏ. Tính chung cho các doanh nghiệp, mức độ thiết bị hiện đại chỉ có 10%, trung bình 38% lạc hậu và rất lạc hậu 52%. Trong khi đó, hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ vẫn ớ mức thấp, chi phí chỉ khoảng 0,2 - 0,3% doanh thu52. Công tác kiểm tra, kiểm soát vé của Transerco còn gặp nhiều hạn chế vì chưa có thiết bị hiện
đại hỗ trợ. Bến xe (Phía Nam, Gia Lâm, MỹĐình) đều quá tải, cơ sở vật chất- kỹ thuật còn nhiều hạn chế (trừ bến xe Mỹ Đình mới được đầu tư). Máy móc thiết bị cũng không khác so với tình hình chung của các doanh nghiệp Việt Nam, nói chung là lạc hậu, lỗi thời, tỷ lệ đổi mới công nghệ thấp. Trình độ công nghệ lạc hậu, yếu kém thể
hiện ở năng lực vận hành, tiếp thu công nghệ, đổi mới công nghệ thấp. Khả năng nghiên cứu triển khai tạo sản phẩm mới cũng không tốt.
2.2.3.4. Nhân tố tổ chức
Tổng công ty có quy mô đủ lớn, cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ lao động được
đào tạo qua thực tếđể bảo đảm giữ vai trò chủđạo trong vận tải hành khách công cộng