Giới thiệu Tổng Công ty Vận tải HàN ội

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của tổng công ty vận tải hà nội giai đoạn 2012 2017 (Trang 43 - 101)

Tng công ty Vn ti Hà Ni (Transerco) ngày nay tiền thân là Công ty Vn ti và Dch v công cng Hà Ni, được thành lập theo Quyết định số

45/2001/QĐ-UB ngày 29/6/2001 của UBND Thành phố Hà Nội trên cơ sở hợp nhất nguyên trạng 4 Công ty: Công ty Xe buýt Hà Ni, Công ty Vn ti hành khách Nam Hà Ni, Công ty Xe du lch Hà Ni, và Công ty Xe đin Hà Ni.

Tổng công ty Vận tải Hà Nội được thành lập với mục tiêu: Củng cố quan hệ sản xuất tạo tiền đề phát triển vận tải hành khách công cộng đáp ứng 20 - 25% nhu cầu đi lại của người dân Thủđô vào năm 2005.

Sau một thời gian hoạt động hiệu quả, đặc biệt là trong lĩnh vực VTHKCC, UBND Thành phố Hà Nội đã ra 02 Quyết định 72/2004/QĐ-UB, ngày 14 tháng 05 năm 2004 và Quyết định 112/2004/QĐ-UB ngày 20 tháng 04 năm 2004 về việc thành lập Tổng Công ty Vận tải Hà Nội.

Tổng Công ty được tổ chức và hoạt động theo mô hình Tổng Công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập, thí điểm hoạt động theo mô hình Tổng công ty mẹ- con, hoạt động đa ngành nghề. Trong đó Tổng công ty Vận tải Hà Nội giữ vai trò công ty mẹ trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu hoặc cổ đông, thành viên góp vốn tại các Công ty trực thuộc.

Những ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty bao gồm:

- Kinh doanh trong lĩnh vực vận tải, cơ khí giao thông, xây dựng và dịch vụ hà tầng công cộng: Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, taxi, vận tải liên tỉnh, vận tải hàng hóa, đại lý ô tô, xây dựng công trình, dịch vụ hạ tầng công cộng …

- Đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác.

- Các ngành nghề kinh doanh khác mà pháp luật không cấm.

- Tham gia xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển ngành vận tải công cộng của thành phố Hà Nội theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế của thành phố

- Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm về hoạt động sản xuất kinh

doanh của TRANSERCO

- Nghiên cứu, đề xuất các chế độ chính sách về vận tải hành khách công cộng trình UBND thành phố Hà Nội phê duyệt

- Lập, quản lý và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển vận tải hành khách công cộng do Thành phố giao

- Lập, quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ vận tải hành khách công cộng (điểm đầu, cuối, dừng đỗ, trung

chuyển, nhà chờ, …), bến xe, bến thủy, điểm trông giữ xe; Đầu tư, quản lý, khai thác các điểm đỗ, điểm dừng, nhà chờ xe buýt dó Thành phố giao

- Lập, quản lý và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng phát triển nhà, hạ

tầng kỹ thuật giao thông đô thị

- Kinh doanh - dịch vụ vận tải hành khách, hàng hóa bằng các phương tiện: xe buýt, taxi, ô tô, xe điện, tàu biển, tàu thủy và các phương tiện khác; Dịch vụ du lịch lữ

hành đường bộ và trên sông: Kinh doanh bến xe, bến thủy nội địa do Thành phố giao - Kinh doanh bến bãi, các điểm đỗ xe, bốc xếp hành hóa; Kinh doanh xăng dầu,

đại lý bán hàng, dịch vụ đại lý vận tải, trông giữ xe và làm sạch phương tiện vận tải, dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng ôtô, xe máy

- Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, ô tô, máy móc, vật tư, trang thiết bị, phụ

tùng ô tô - xe máy, dụng cụ sửa chữa ô tô, xe máy phục vụ chuyên ngành giao thông vận tải

- Thiết kế, đóng mới, lắp ráp, sửa chữa, hoán cải ô tô, tàu biển, tàu sông, các phương tiện thiết bị xe chuyên dùng phục vụ ngành giao thông vận tải

- Lắp ráp ôtô, xe máy; Sản xuất, lắp đặt đồ chơi, thiết bị vui chơi công cộng; Gia công chế tạo các sản phẩm về cơ khí

- Kiểm định an toàn kỹ thuật các phương tiện cơ giới đường bộ

- Xây dựng và lắp đặt các công trình: dân dụng, giao thông đô thị (cấp thoát nước, chiếu sáng, công viên cây xanh, hè đường, …), công nghiệp (đường dây và trạm biến áp đến 110KV), thủy lợi, bưu điện, thể dục, thể thao - vui chơi giải trí; Trang trí nội ngoại thất công trình

- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, cấu kiện vật liệu xây dựng các loại - Kinh doanh nhà ở, khách sạn, nhà hàng, văn phòng làm việc, bến bãi, kho hàng, dịch vụ quảng cáo

- Xuất khẩu lao động

- Đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, lái xe và công nhân kỹ thuật ngành giao thông vận tải

- Đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phát triển sản xuất kinh doanh

Ngoài ra trong quá trình phát triển, TRANSERCO được bổ sung các ngành nghề kinh doanh khác mà pháp luật không cấm để mở rộng, phát triển thị trường, sản phẩm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

Với vốn điều lệ trên 700 tỷđồng, tài sản 1.500 tỷđồng, doanh thu hàng năm của Tổng công ty đạt trên 3.000 tỷđồng, giải quyết việc làm cho gần 10.000 lao động và có nhiều đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội của thủđô.

Ngoài, vận tải hành khách công cộng, Transerco có 3 đơn vị tham gia hoạt động vận tải lien tỉnh với 150 đầu xe, khai thác trên 6 tuyến chính với vùng phục vụ chủ yếu là Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa và Thái Nguyên…Từ tháng 8/2005. Transerco đã mở các tuyến buýt kế cận nối Hà Nội với các tỉnh và thành phố như

Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Ninh, Hải Dương, Bắc Giang…

2.1.2. Cơ cu t chc ca Tng Công ty vn ti Hà Ni

Tổng Công ty vận tải Hà Nội được thí điểm hoạt động theo mô hình Công ty mẹ- Công ty con. Thực hiện chủ trương cổ phần hóa theo sự chỉ đạo của thành phố,

đến nay, cơ cấu của Tổng Công ty như sau:

Ngoài Khối hỗ trợ kinh doanh (Văn phòng Tổng Công ty, Ban tổ chức- tiền lương, Ban tài chính kế toán, Ban kế hoạch đầu tư, Ban quản lý dự án, Trung tâm đào tạo) và Khối điều hành kinh doanh (khối vận tải hành khách công cộng, Khối vận tải và du lịch, Khối hạ tầng và thương mại, Tổng công ty còn có:

- Công ty mẹ: gồm 11 đơn vị hạch toán phụ thuộc, xí nghiệp hoạt động kinh doanh xe buýt và vận tải liên tỉnh, thương mại (trong đó có 8 đơn vị vận tải)

• Xí nghiệp buýt Hà Nội • Xí nghiệp buýt 10-10 • Xí nghiệp buýt Thăng Long • Xí nghiệp xe điện Hà Nội

• Trung tâm Hạ tầng Vận tải công cộng • Xí nghiệp Trung đại tu ô tô Hà Nội • Xí nghiệp xe khách Nam Hà Nội

• Xí nghiệp Kinh doanh Tổng hợp Hà Nội • Xí nghiệp TOYOTA Hoàn Kiếm

• Trung tâm Tân Đạt

• Trung tâm Thương mại và Dịch vụ

- Công ty con: gồm 5 công ty

- Công ty liên kết: gồm 5 công ty

2.1.3. Kết qu sn xut kinh doanh ca Tng Công ty Vn ti Hà Ni

Các công ty liên kết CT CP XD&GTĐT Hà Nội CT CP Đóng tàu Hà Nội CT liên doanh Toyota TC CT liên doanh TNHH phát triển CT liên doanh Sakura Hanoi Các công ty con CT quản lý bến xe Hà Nội CT khai thác điểm đỗ xe Hà Nội CT CP xăng dầu chất đốt Hà Nội CT CP vận tải & dịch vụ hàng hóa Hà CT CP xe khách Hà Nội

Bng 03: Kết qu sn xut kinh doanh ca Transerco 2012/2011 T T Chỉ tiêu ĐVT 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm +/- % 1 Số lượng phương tiện Xe 1.413 1.493 1.400 93 0.6229 - Xe buýt Xe 952 988 1.008 20 0.0002 - Xe khách Xe 334 377 255 -122 - 0.0032 - Xe HĐ du lch Xe 127 128 137 9 0.0007 2 Số lượng bến, bãi xe Điểm - Bến xe Đim 3 3 3 0 0.0000 - Bãi đỗ xe Đim 7 7 7 0 0.0000 - Đim trông gi xe Đim 143 168 181 13 0.0008 3 Hành khách vận chuyển TriệuHK 389.31 4 395.78 8 413.41 4 17.62 6 0.0004

3 9 2 3

- Liên tnh, HĐ TriuHK 2.541 3.059 3.112 0.053 0.0002

4 Doanh thu toàn TCT Tỷđồng 2.845 3.039 3.519 0.48 0.0016 5 Hiệu quả toàn TCT Tỷđồng 160.97 9 167.75 9 173.11 0 5.351 0.0003 6 Nộp Ngân sách NN Tỷđồng 60.256 55.604 79.722 24.11 8 0.0043

(Ngun: Báo cáo ca Transerco)

- Tuyến xe buýt: Transerco đang vận hành 50/60 tuyến nội đô (giai đoạn 2001 chỉ mới vận hành 30 tuyến) và vận chuyển trên 92,5% sản lượng khách đi xe buýt toàn thành phố Hà Nội, chiếm 83,3% thị phần mạng lưới tuyến toàn thành phố.

- Phương tiện: Từ năm 2001 đến nay, đoàn xe tăng gấp 4 lần và cơ cấu phương tiện của Transerco hiện nay chiếm 85,1% đoàn phương tiện toàn thành phố, trong đó phương tiện mới đạt tiêu chuẩn Euro II chiếm trên 35% đoàn phương tiện.

- Sản lượng vận chuyển: Mặc dù từ năm 2005 bắt đầu có sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân vào vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt thông qua việc

đấu thầu các tuyến buýt xã hội hóa mới mở của thành phố nhưng Transerco vẫn giữ

vai trò chủđạo trong vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.

Biu đồ 16: Sn lượng vn chuyn HKCC ca Transerco

- Công suất khai thác: Nếu như năm 2001 bình quân 1 xe buýt chỉ vận chuyển 119 hành khách/ngày thì năm 2011 là 1.152 hành khách/ngày và đã chạm ngưỡng tối

đa. Hệ số sử dụng sức chứa bình quân toàn mạng đạt 80% và trong giờ cao điểm đạt 140%, đặc biêt ở các tuyến trục hành lang lên gần 200%. Hiện nay, xe buýt của Transerco đã khai thác hết công suất. Hệ số sử dụng sức chứa của xe buýt bình quân

đạt 80%, vào giờ cao điểm đạt 140% và ở các tuyến trục hành lang đạt gần 200%43. Tóm lại, trong thời gian qua, mặc dù nền kinh tế trong và ngoài nước nhiều biến

động nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty vận tải Hà Nội vẫn đạt

được những thành tích đáng khích lệ trên nhiều mặt.

2.2. THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KHCN CỦA TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI HÀ

NỘI TRONG GIAI ĐOẠN VỪA QUA

KHCN là một trong những yếu tố then chốt để giúp các doanh nghiệp nói chung và Transerco nói riêng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo sức cạnh tranh để

tồn tại và phát triển. Chíến lược phát triển khoa học công nghệđược xây dựng và triển khai dựa trên các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài và bên trong doanh nghiệp. Vì vậy, sau khi phân tích các môi trường vĩ mô, môi trường ngành sẽ kết hợp phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp từ các kết quảđiều tra khảo sát KHCN của 16 đơn vị

thuộc Tổng Công ty vận tải HàNội, phần này sẽ tập trung đánh giá vị trí chiến lược và lựa chọn chiến lược KHCN của Tổng Công ty vận tải Hà Nội.

2.2.1. Phân tích môi trường vĩ

Môi trường vĩ mô có các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược KHCN của doanh nghiệp như (1) nhân tố kinh tế, (2) nhân tố chính sách, (3) nhân tố pháp luật, (4) nhân tố KHCN, (5) nhân tố hạ tầng phục vụ KHCN, và (6) nhân tố quốc tế.

2.2.1.1. Nhân t kinh tế

Việt Nam đang được đánh giá là một nền kinh tế năng động và hiệu quả trong khu vực. Chính vì vậy, Việt Nam đã thu hút được một lượng lớn các dự án đầu tư

nước ngoài vào Việt Nam ở nhiều ngành nghề khác nhau và phân bố từ Nam ra Bắc.

Đây chính là yếu tố thuận lợi cho Transerco trong việc thu hút các nguồn vốn để đầu tư nghiên cứu KHCN cũng như tiếp cận và ứng dụng công nghệ, máy móc thiết bị

mới, hiện đại của thế giới, học hỏi được kinh nghiệm quản lý, triển khai KHCN từ các chuyên gia nước ngoài.

43 Báo cáo số 2402/BC-TCT ngày 05/08/2012 của Transerco về tình hình thực hiện đầu tưứng dụng KHCN cho công tác qu n lý, i u hành và b o v MT.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế Việt Nam trong vài năm vừa qua còn nhiều diễn biến phức tạp, khó khăn. Ngoài ra, trước tình trạng lạm phát tăng cao, một số chi phí

đầu vào, nhất là giá nhiên liệu, hiện tiếp tục tăng, lãi suất cao khiến các doanh nghiệp thành viên của Transerco thiếu vốn cũng gặp trở ngại khi phải sử dụng tín dụng đểđầu tưđổi mới KHCN.

2.2.1.2. Nhân t chính sách

Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định phát triển khoa học và công nghệ

(KH&CN) cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) đất nước. Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt "Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam giai đoạn 2011- 2020". Tư tưởng của chiến lược phát triển KH&CN nước ta đến năm 2020 là tập trung xây dựng nền KH&CN nước ta theo hướng hiện đại và hội nhập, đưa KH&CN thực sự trở thành nền tảng và động lực đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”. Trong lĩnh vực giao thông, cần “nghiên cứu xây dựng hệ thống giao thông an toàn, thông minh, thân thiện môi trường”, “làm chủ công nghệ quản lý, bảo trì khai thác công trình giao thông tiên tiến”, “ứng dụng các vật liệu mới trong xây dựng các công trình hiện

đại”… Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng đã thành lập trang web www.khoahoc.vnn/mpi_website và Bộ KH&CN sát cánh cùng doanh nghiệp, hỗ trợ

doanh nghiệp ứng dụng công nghệ để phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc tiếp cận

được và nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước để phát triển KHCN cũng không phải dễ

dàng. Một thực tế nữa cũng đặt ra là hiện nay còn thiếu chính sách đủ mạnh để khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp KH&CN và các tổ chức dịch vụ KH&CN. Chính sách tín dụng đối với các doanh nghiệp tuy đã có những cải thiện nhưng cũng vẫn còn tồn tại những khó khăn để doanh nghiệp có được nguồn tài chính phục vụ

hoạt động KHCN.

Bên cạnh đó, trong thời gian qua, nhờ chính sách hạn chế phương tiện cá nhân và tăng cường sử dụng các phương tiện vận tải hành khách công cộng (xe buýt) của Nhà nước thông qua một số quy định về đăng ký lưu hành ô tô, trông giữ phương tiện…. mà Transerco nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải, Thành ủy, UBND thành phố, các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới trong giao thông vận tải để giảm ùn tắc giao thông, bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, trước tình trạng nhập siêu và lạm phát tăng cao trong thời gian vừa qua, chính phủ đã đưa ra những chính sách hạn chế nhập khẩu máy móc thiết bị như

tăng thuế nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, điều chỉnh tỷ giá... Điều này khiến các doanh nghiệp của Transerco gặp những khó khăn nhất định trong việc nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại và chuyển giao công nghệ từ nước ngoài.

2.2.1.3. Nhân t pháp lut

Từ khi đổi mới đến nay, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp quy, quy

định chế độ chính sách để tạo điều kiện và môi trường pháp luật thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, trong đó có lĩnh vực khoa học công nghệ. Chẳng hạn, Luật KH&CN, Luật Chuyển giao Công nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Công nghệ cao… Chính phủ cũng đã ban hành nhiều Nghị định quan trọng nhằm khuyến khích việc đầu tư vào KH&CN, đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp như Nghị định 119/1999/NĐ-CP về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của tổng công ty vận tải hà nội giai đoạn 2012 2017 (Trang 43 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)