Đổi mới không ngừng trình độ KHCN

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của tổng công ty vận tải hà nội giai đoạn 2012 2017 (Trang 41 - 101)

Từ lâu, Mercedes đã trở thành phương tiện đi lại quen thuộc của giới quý tộc, thượng lưu bao gồm cả chính khách và những người nổi tiếng. Bất cứ ai có quyền lực thường được thấy sử dụng một chiếc Mercedes nào đó. Mercedes luôn là một trong những nhà sản xuất đầu tiên giới thiệu công nghệ kỹ thuật mới, ví dụ như hệ thống chống bó phanh và kỹ thuật phun xăng. Mercedes đã đầu tư rất nhiều vào việc làm cho những chiếc xe của họ trở lên tốt nhất và đáng tin cậy nhất thế giới. Một lĩnh vực khác mà Mercedes cũng tham gia là các cuộc đua ôtô và nhanh chóng trở nên nổi tiếng nhờ

áp dụng chiến lược cải tiến trình độ KHCN, nâng cao công dụng của sản phẩm- gầm của xe được hạ thấp hơn và động cơđược tinh chỉnh đểđạt được công suất tối đa. Nhờ đó Mercedes đã thống trị các cuộc đua ô tô trong nhiều năm liên tiếp. Ngày nay, theo xu hướng phát triển nhanh của thế giới, Mercedes cũng đang tiến hành những thay đổi cần thiết để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cũng để khẳng định vị trí hàng đầu của mình trong ngành công nghiệp ôtô thế giới.

1.3.4. Tiên phong trong sáng to nhng sn phm mi vi giá phi chăng

Con đường phát triển của Sony là luôn luôn tìm tòi, nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm mới phục vụ đời sống. Nhờ đó mà các sản phẩm đồ điện tử trở nên hết sức phong phú và đa dạng, đáp ứng các nhu cầu của người tiêu dùng. Khoảng 6%-10% doanh thu hàng năm của Sony được trích ra dành cho việc nghiên cứu. Sau nhiều sản phẩn đã được phân phối ra thị trường thành công, đầu những năm 1960, Sony bắt đầu quan tâm đến một sản phẩm khác là máy sử dụng băng video VTR (Video Tape Recorder). Mục tiêu của Sony là sản xuất ra những chiếc máy VTR gọn nhẹ, giá cả

phù hợp với túi tiền của đa số người tiêu dùng trong nước và đã được sựđón nhận khá tích cực của người tiêu dùng. Tiếp đó Sony tiếp tục cải tiến máy VTR, hạ giảm giá thành bằng cách dùng băng video nhỏ hơn nữa, có chiều rộng mặt băng không đến 1,3cm và sử dụng 100% linh kiện bán dẫn. Năm 1964, Sony đã chế tạo được chiếc CV-2000, máy thu phát băng video cassette (VCR) sử dụng trong gia đình đầu tiên của thế giới, chúng đã được lắp đặt trong một hộp băng duy nhất đặt bên trong máy, gọn gàng và dễ sử dụng. Giá bán một chiếc CV-2000 chỉ còn bằng không tới 1% giá một chiếc máy VTR. Tháng 10-1968, Sony cho ra đời chiếc TV màu nhỏ gọn sử dụng đèn hình trinitron, một công nghệ mới mẻ giúp đèn có hiệu năng cao. Chính sáng kiến về

trinitron này đã được Hàn Lâm viện quốc gia Mỹ về nghệ thuật truyền hình và khoa học tặng giải thưởng Emmy cho tập đoàn Sony vào năm 1972. Những năm gần đây,

để phát triển sản phẩm hàng điện tử gia dụng, Sony đặc biệt chú trọng đến việc vươn lên vị trí hàng đầu trong lĩnh vực liên quan. Sony PlayStation khai trương vào năm 1995 đưa tập đoàn Sony trở thành tập đoàn chiếm vị trí hàng đầu trong lĩnh vực trò chơi điện tử. Hiện nay Tập đoàn Sony có 168.000 nhân viên làm việc tại khắp các châu lục trên tòan cầu. Là nhà sản xuất điện tử hàng đầu thế giới, Sony đạt nhiều thành công trong lĩnh vực điện tử dân dụng. Ngày nay, danh mục của Sony có trên 5.000 sản phẩm khác nhau. Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, Sony là một trong những tên tuổi nổi bật của lĩnh vực chế tạo máy tính, viễn thông và dịch vụ Internet; là nhà sản xuất kinh doanh hàng đầu thế giới về âm nhạc và điện ảnh với hoạt động của công ty như Sony Picture Entertainment, Sony Music Entertainment, Sony BMG…

Tóm lại, từ kinh nghiệm của các doanh nghiệp nước ngoài trong việc lựa chọn chiến lược KHCN có thể thấy rằng KHCN chính là một trong chìa khóa thành công quan trọng của doanh nghiệp.

Kết lun chương 1

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã mở ra cho các doanh nghiệp không chỉ

những cơ hội mà còn đem lại những thách thức vô cùng to lớn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng và triển khai chiến lược phát triển KHCN nhằm tồn tại và phát triển bền vững. Chương I của luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về chiến lược KHCN như sau:

-Khái niệm chiến lược, các loại hình chiến lược cơ bản trong doanh nghiệp, quản trị chiến lược, các bước quản trị chiến lược và các mô hình quản trị chiến lược tiêu biểu.

-Lý luận cơ bản về xây dựng và lựa chọn chiến lược KHCN với các nội dung: Phân tích môi trường vĩ mô, phân tích môi trường ngành, môi trường nội bộ và thấu hiểu các mô hình lượng hóa để lựa chọn chiến lược như: mô hình SWOT, mô hình Mc.Kinsey, mô hình hình ảnh cạnh tranh, mô hình hoạch định chiến lược có thểđịnh lượng (QSPM).

-Phần cuối của chương I là một số bài học thành công của doanh nghiệp nước ngoài trong việc lựa chọn chiến lược phát triển KHCN.

CHƯƠNG II: THC TRNG CHIN LƯỢC KHCN CA TNG CÔNG TY VN TI HÀ NI GIAI ĐON VA QUA

Hội nhập kinh tế mang tính toàn cầu là một xu thế tất yếu hiện nay và của nhiều năm tới của thế giới, đem lại không ít cơ hội lẫn thử thách to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Để tận dụng những cơ hội có được từ xu thế này cũng như đối mặt được với những thách thức và phát triển một cách bền vững, các doanh nghiệp cần phải hoạch định các chiến lược, trong đó có chiến lược khoa học công nghệ. Phần này sau khi giới thiệu khái quát về Tổng Công ty vận tải Hà Nội sẽ phân tích thực trạng chiến lược KHCN của Tổng Công ty vận tải Hà Nội trong thời gian qua. Dựa trên các kết quả phân tích, luận văn sẽ đánh giá thực trạng chiến lược KHCN của Tổng Công ty vận tải Hà Nội.

2.1. KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI HÀ NỘI

Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) là một công ty đa ngành nghề trong lĩnh vực giao thông vận tải. Để khái quát về Transerco, phần này sẽ giới thiệu chung về Transerco, cơ cấu tổ chức và tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

2.1.1. Gii thiu Tng Công ty Vn ti Hà Ni

Tng công ty Vn ti Hà Ni (Transerco) ngày nay tiền thân là Công ty Vn ti và Dch v công cng Hà Ni, được thành lập theo Quyết định số

45/2001/QĐ-UB ngày 29/6/2001 của UBND Thành phố Hà Nội trên cơ sở hợp nhất nguyên trạng 4 Công ty: Công ty Xe buýt Hà Ni, Công ty Vn ti hành khách Nam Hà Ni, Công ty Xe du lch Hà Ni, và Công ty Xe đin Hà Ni.

Tổng công ty Vận tải Hà Nội được thành lập với mục tiêu: Củng cố quan hệ sản xuất tạo tiền đề phát triển vận tải hành khách công cộng đáp ứng 20 - 25% nhu cầu đi lại của người dân Thủđô vào năm 2005.

Sau một thời gian hoạt động hiệu quả, đặc biệt là trong lĩnh vực VTHKCC, UBND Thành phố Hà Nội đã ra 02 Quyết định 72/2004/QĐ-UB, ngày 14 tháng 05 năm 2004 và Quyết định 112/2004/QĐ-UB ngày 20 tháng 04 năm 2004 về việc thành lập Tổng Công ty Vận tải Hà Nội.

Tổng Công ty được tổ chức và hoạt động theo mô hình Tổng Công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập, thí điểm hoạt động theo mô hình Tổng công ty mẹ- con, hoạt động đa ngành nghề. Trong đó Tổng công ty Vận tải Hà Nội giữ vai trò công ty mẹ trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu hoặc cổ đông, thành viên góp vốn tại các Công ty trực thuộc.

Những ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty bao gồm:

- Kinh doanh trong lĩnh vực vận tải, cơ khí giao thông, xây dựng và dịch vụ hà tầng công cộng: Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, taxi, vận tải liên tỉnh, vận tải hàng hóa, đại lý ô tô, xây dựng công trình, dịch vụ hạ tầng công cộng …

- Đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác.

- Các ngành nghề kinh doanh khác mà pháp luật không cấm.

- Tham gia xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển ngành vận tải công cộng của thành phố Hà Nội theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế của thành phố

- Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm về hoạt động sản xuất kinh

doanh của TRANSERCO

- Nghiên cứu, đề xuất các chế độ chính sách về vận tải hành khách công cộng trình UBND thành phố Hà Nội phê duyệt

- Lập, quản lý và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển vận tải hành khách công cộng do Thành phố giao

- Lập, quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ vận tải hành khách công cộng (điểm đầu, cuối, dừng đỗ, trung

chuyển, nhà chờ, …), bến xe, bến thủy, điểm trông giữ xe; Đầu tư, quản lý, khai thác các điểm đỗ, điểm dừng, nhà chờ xe buýt dó Thành phố giao

- Lập, quản lý và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng phát triển nhà, hạ

tầng kỹ thuật giao thông đô thị

- Kinh doanh - dịch vụ vận tải hành khách, hàng hóa bằng các phương tiện: xe buýt, taxi, ô tô, xe điện, tàu biển, tàu thủy và các phương tiện khác; Dịch vụ du lịch lữ

hành đường bộ và trên sông: Kinh doanh bến xe, bến thủy nội địa do Thành phố giao - Kinh doanh bến bãi, các điểm đỗ xe, bốc xếp hành hóa; Kinh doanh xăng dầu,

đại lý bán hàng, dịch vụ đại lý vận tải, trông giữ xe và làm sạch phương tiện vận tải, dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng ôtô, xe máy

- Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, ô tô, máy móc, vật tư, trang thiết bị, phụ

tùng ô tô - xe máy, dụng cụ sửa chữa ô tô, xe máy phục vụ chuyên ngành giao thông vận tải

- Thiết kế, đóng mới, lắp ráp, sửa chữa, hoán cải ô tô, tàu biển, tàu sông, các phương tiện thiết bị xe chuyên dùng phục vụ ngành giao thông vận tải

- Lắp ráp ôtô, xe máy; Sản xuất, lắp đặt đồ chơi, thiết bị vui chơi công cộng; Gia công chế tạo các sản phẩm về cơ khí

- Kiểm định an toàn kỹ thuật các phương tiện cơ giới đường bộ

- Xây dựng và lắp đặt các công trình: dân dụng, giao thông đô thị (cấp thoát nước, chiếu sáng, công viên cây xanh, hè đường, …), công nghiệp (đường dây và trạm biến áp đến 110KV), thủy lợi, bưu điện, thể dục, thể thao - vui chơi giải trí; Trang trí nội ngoại thất công trình

- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, cấu kiện vật liệu xây dựng các loại - Kinh doanh nhà ở, khách sạn, nhà hàng, văn phòng làm việc, bến bãi, kho hàng, dịch vụ quảng cáo

- Xuất khẩu lao động

- Đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, lái xe và công nhân kỹ thuật ngành giao thông vận tải

- Đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phát triển sản xuất kinh doanh

Ngoài ra trong quá trình phát triển, TRANSERCO được bổ sung các ngành nghề kinh doanh khác mà pháp luật không cấm để mở rộng, phát triển thị trường, sản phẩm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

Với vốn điều lệ trên 700 tỷđồng, tài sản 1.500 tỷđồng, doanh thu hàng năm của Tổng công ty đạt trên 3.000 tỷđồng, giải quyết việc làm cho gần 10.000 lao động và có nhiều đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội của thủđô.

Ngoài, vận tải hành khách công cộng, Transerco có 3 đơn vị tham gia hoạt động vận tải lien tỉnh với 150 đầu xe, khai thác trên 6 tuyến chính với vùng phục vụ chủ yếu là Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa và Thái Nguyên…Từ tháng 8/2005. Transerco đã mở các tuyến buýt kế cận nối Hà Nội với các tỉnh và thành phố như

Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Ninh, Hải Dương, Bắc Giang…

2.1.2. Cơ cu t chc ca Tng Công ty vn ti Hà Ni

Tổng Công ty vận tải Hà Nội được thí điểm hoạt động theo mô hình Công ty mẹ- Công ty con. Thực hiện chủ trương cổ phần hóa theo sự chỉ đạo của thành phố,

đến nay, cơ cấu của Tổng Công ty như sau:

Ngoài Khối hỗ trợ kinh doanh (Văn phòng Tổng Công ty, Ban tổ chức- tiền lương, Ban tài chính kế toán, Ban kế hoạch đầu tư, Ban quản lý dự án, Trung tâm đào tạo) và Khối điều hành kinh doanh (khối vận tải hành khách công cộng, Khối vận tải và du lịch, Khối hạ tầng và thương mại, Tổng công ty còn có:

- Công ty mẹ: gồm 11 đơn vị hạch toán phụ thuộc, xí nghiệp hoạt động kinh doanh xe buýt và vận tải liên tỉnh, thương mại (trong đó có 8 đơn vị vận tải)

• Xí nghiệp buýt Hà Nội • Xí nghiệp buýt 10-10 • Xí nghiệp buýt Thăng Long • Xí nghiệp xe điện Hà Nội

• Trung tâm Hạ tầng Vận tải công cộng • Xí nghiệp Trung đại tu ô tô Hà Nội • Xí nghiệp xe khách Nam Hà Nội

• Xí nghiệp Kinh doanh Tổng hợp Hà Nội • Xí nghiệp TOYOTA Hoàn Kiếm

• Trung tâm Tân Đạt

• Trung tâm Thương mại và Dịch vụ

- Công ty con: gồm 5 công ty

- Công ty liên kết: gồm 5 công ty

2.1.3. Kết qu sn xut kinh doanh ca Tng Công ty Vn ti Hà Ni

Các công ty liên kết CT CP XD&GTĐT Hà Nội CT CP Đóng tàu Hà Nội CT liên doanh Toyota TC CT liên doanh TNHH phát triển CT liên doanh Sakura Hanoi Các công ty con CT quản lý bến xe Hà Nội CT khai thác điểm đỗ xe Hà Nội CT CP xăng dầu chất đốt Hà Nội CT CP vận tải & dịch vụ hàng hóa Hà CT CP xe khách Hà Nội

Bng 03: Kết qu sn xut kinh doanh ca Transerco 2012/2011 T T Chỉ tiêu ĐVT 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm +/- % 1 Số lượng phương tiện Xe 1.413 1.493 1.400 93 0.6229 - Xe buýt Xe 952 988 1.008 20 0.0002 - Xe khách Xe 334 377 255 -122 - 0.0032 - Xe HĐ du lch Xe 127 128 137 9 0.0007 2 Số lượng bến, bãi xe Điểm - Bến xe Đim 3 3 3 0 0.0000 - Bãi đỗ xe Đim 7 7 7 0 0.0000 - Đim trông gi xe Đim 143 168 181 13 0.0008 3 Hành khách vận chuyển TriệuHK 389.31 4 395.78 8 413.41 4 17.62 6 0.0004

3 9 2 3

- Liên tnh, HĐ TriuHK 2.541 3.059 3.112 0.053 0.0002

4 Doanh thu toàn TCT Tỷđồng 2.845 3.039 3.519 0.48 0.0016 5 Hiệu quả toàn TCT Tỷđồng 160.97 9 167.75 9 173.11 0 5.351 0.0003 6 Nộp Ngân sách NN Tỷđồng 60.256 55.604 79.722 24.11 8 0.0043

(Ngun: Báo cáo ca Transerco)

- Tuyến xe buýt: Transerco đang vận hành 50/60 tuyến nội đô (giai đoạn 2001 chỉ mới vận hành 30 tuyến) và vận chuyển trên 92,5% sản lượng khách đi xe buýt toàn thành phố Hà Nội, chiếm 83,3% thị phần mạng lưới tuyến toàn thành phố.

- Phương tiện: Từ năm 2001 đến nay, đoàn xe tăng gấp 4 lần và cơ cấu phương tiện của Transerco hiện nay chiếm 85,1% đoàn phương tiện toàn thành phố, trong đó phương tiện mới đạt tiêu chuẩn Euro II chiếm trên 35% đoàn phương tiện.

- Sản lượng vận chuyển: Mặc dù từ năm 2005 bắt đầu có sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân vào vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt thông qua việc

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của tổng công ty vận tải hà nội giai đoạn 2012 2017 (Trang 41 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)