Hiện nay, có rất nhiều kiểu lồng ương nâng cấp tôm giống khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm từng vùng biển, kinh nghiệm, kỹ thuật và khả năng tài chính của người ương. Đa số, lồng ương có khung hình vuông hoặc hình chữ nhật. Một số hộ ở khu vực Đường Đệ phường Vĩnh Hòa ương tôm giống trong khung lồng tròn, kiểu lồng này có thể gập lại được sau mỗi vụ ương. Đặc biệt, một số hộ ở thôn Ninh Đảo xã Đại Lãnh ương tôm trắng trong lồng bàn. Họ sử dụng hai lồng bàn cùng kích cỡ ghép mí ở phần miệng vào nhau, sau đó cắt một phần nhỏ trên đỉnh lồng bàn làm cửa để đưa tôm và thức ăn vào trong. Các cặp lồng bàn này được treo vào trong các vinh trên bè nuôi.
Theo kết quả điều tra thì có 2 dạng lồng chính được sử dụng trong
nghề ương nâng cấp tôm hùm giống
mặt, được bọc hai lớp lưới xung quanh. Lớp trong là lưới ru có mắt lưới nhỏ 2a ≤ 5 mm, lớp lưới ngoài mắt lưới lớn hơn, một cạnh khoảng 1 cm. Mặt trên cùng của lồng có nắp ở giữa và có một ống nhựa đường kính 12 mm để đưa thức ăn vào lồng ương. Đây là hình thức ương chính của ngư dân thôn Cát Lợi – xã Lương Sơn, thôn Đông Bắc, Đông Nam – xã Đại Lãnh.
+ Ương bằng bè nổi: đối với các hộ ương bằng bè thường đặt lồng theo một trong hai cách sau:
- Ương trong giai: Giai ương có kích thước (1,5x1,5x2 m), (2x2x2 m), (2x2x2,5 m). Ngư dân chia các ô bè lớn ra làm nhiều ô nhỏ để mắc giai ương, trên bề mặt các giai ương có phủ tấm bạt hoặc cót để che mát cho tôm giống.
- Ương trong lồng: Lồng ương có hình tròn, đường kính lồng 1,2÷1,6 m, chiều cao 1,0÷1,2 m hoặc do hai lồng bàn úp miệng vào nhau. Chúng được treo ngập trong nước khoảng 1-2 m.
Mỗi kiểu lồng nuôi đều có ưu, nhược điểm khác nhau
Lồng chìm có thể di chuyển được, chúng thích hợp với vùng biển nhiều sóng gió và có độ sâu cao. Tuy nhiên, nhược điểm của loại lồng này là khó thao tác khi chăm sóc và quản lý. Do đó, số ngư dân được điều tra ương tôm giống trong lồng chìm chỉ chiếm 34,3% và tập trung chủ yếu ở xã Lương Sơn và xã Đại Lãnh. Ngư dân ở vùng này ương theo thói quen và kinh nghiệm tích lũy nhiều năm. Mặt khác, điều này cũng phản ánh việc tập huấn kỹ thuật ương nâng cấp tôm hùm của cán bộ khuyến ngư còn hạn chế, hầu hết công tác khuyến ngư chú trọng vào kỹ thuật và phương pháp phòng trị bệnh đối với tôm hùm thương phẩm.
Lồng bè nổi là hình thức ương có nhiều ưu thế hơn so với lồng chìm. Người ương có thể di chuyển các ô lồng đến vùng nước sạch một cách dễ dàng, tránh được ô nhiễm từ nguồn thức ăn thừa. Một ưu điểm khác của lồng bè nổi là thuận tiện trong việc chăm sóc và quản lý: đối với lồng treo ở bè, người nuôi có thể kéo lồng lên kiểm tra tôm và vệ sinh lồng nuôi hàng ngày, điều chỉnh độ sâu của lồng nuôi cho phù hợp với đặc tính sinh thái của tôm con; đối với giai ương, người nuôi có thể lặn xuống kiểm tra thức ăn thừa, vệ sinh lồng nuôi một cách dễ dàng. Do những ưu điểm trên rất nhiều hộ ương (65,7%) đã chọn hình thức ương nâng cấp tôm giống trong lồng bè nổi.
B A
Hình 3. 10: Bè ương tôm giống (A), lồng tròn treo trên bè (B) 3.2.2.3 Tôm giống
Nguồn giống đưa vào ương nâng cấp hoàn toàn khai thác từ tự nhiên. Theo kết qủa điều tra, có 77,2% số hộ chỉ ương giống khai thác từ vùng biển của địa phương, 22,9% hộ ương tôm giống khai thác tại đia phương và từ vùng khác mang tới.
Bảng 3. 10: Nguồn tôm giống đưa vào ương nâng cấp (n=35)
Nguồn giống
Tự hai thác và mua trực tiếp của ngư dân trong vùng Mua giống khai thác tại địa phương thông qua chủ lậu Mua giống khai thác ở địa phương và vùng khác thông
Số hộ 12 15 8 Tỷ lệ (%) 34,3 42,9 22,9 qua chủ lậu.
Theo kinh nghiệm của người dân, tôm giống khai thác tại địa phương đưa vào ương có tỷ lệ sống cao hơn tôm mua từ tỉnh khác về. Nguyên nhân, có thể do khả năng tương ứng về môi trường giữa vùng nuôi và vùng khai thác, tôm con không bị sốc nhiệt độ hay độ mặn, hoặc do thời gian lưu giữ và vận chuyển tôm giống trong địa bàn tỉnh ngắn nên tôm con khỏe, sức đề kháng tốt, tỷ lệ sống cao hơn.
Khi tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc của các hộ ương nâng cấp tôm hùm giống gặp phải trong quá trình mua tôm giống chúng tôi thu được kết qủa sau:
Bảng 3. 11: Khó khăn trong quá trình mua giống (n=35)
Chỉ tiêu Giá con giống cao
Số lượng con giống không đủ Chất lượng con giống kém
Số hộ 18 12 5 Tỷ lệ ( %) 51,4 34,3 14,3
Khó khăn lớn nhất của các hộ ương nuôi nâng cấp hiện nay là giá con giống cao (51,4%); tiếp đến là con giống khan hiếm, số lượng con giống không đủ (34,3%). Do đó, người ương phải đặt mua con giống trước nhiều ngày và không có cơ hội để lựa chọn những con giống tốt nhất. Kết qủa điều tra cho thấy, có tới 14,3% số hộ ương mua phải con giống kém chất lượng.
Bên cạnh những khó khăn trên, nguồn giống tôm hùm của tỉnh Khánh Hòa có nhiều ưu điểm. Phần lớn con giống đưa vào ương nâng cấp được khai thác từ vùng biển của địa phương. Khánh Hòa là một trong 3 tỉnh có số lượng con giống khai thác nhiều nhất [24]. Do đó, gần như không có sự sai khác về môi trường lồng ương với môi trường vùng biển khai thác. Con giống có khả năng thích nghi ngay, ít bị sốc, tỷ lệ hao hụt do bị sốc môi trường khi mới thả là thấp, có hộ ương đạt tỷ lệ sống 90-95%. Một ưu thế khác, Vùng biển Khánh Hòa có nhiều bãi ngang (khu vực Đầm Nha Phu, Bãi Tiên - Đường Đệ, Bãi Dài) thuận tiện cho việc đặt bẫy khai thác. Do đó, số lượng con giống khai thác bằng các hình thức bẫy có kích thước lớn, sức khỏe tốt, thích nghi nhanh với môi trường nuôi nhốt khá cao.
Tuy nhiên, những ưu điểm trên không được trọn vẹn vì trình độ kỹ thuật lưu giữ và vận chuyển con giống của cả người khai thác và người thu mua chưa cao. Người khai thác tôm giống bằng bẫy thường lưu giữ tôm giống trong chai nhựa 1,0-1,5 lít trong khoảng 4-5 tiếng không sục oxy. Tiếp đến,
tôm giống có thể được luân chuyển qua nhiều chủ thu mua mới đến tay người ương. Quá trình vận chuyển giống với số lượng ít giữa các chủ thu mua gần nhau cũng không đảm bảo chất lượng. Hộ thu mua nhỏ đưa tôm vào chai nhựa hoặc tô, thau nhỏ không có sục khí vận chuyển chúng tới các chủ thu mua lớn. Chính các quá trình này đã làm giảm chất lượng của con giống.
3.2.2.4 Mật độ thả
Tùy theo kích cỡ giống mà mật độ thả ương khác nhau. Tôm giống được san thưa dần khi kích cỡ tăng. Ngoài ra, mật độ thả còn phụ thuộc vào vốn đầu tư, trình độ kỹ thuật và khả năng giải quyết con giống của người ương
Mật độ thả ương trung bình của ngư dân đối với hậu ấu trùng Puerulus là 76 con/m3 lồng ương, tôm con là 54 con/m3 lồng ương đều cao hơn khuyến cáo của Nguyễn Thị Bích Thúy (2006) [6]. Điều này, có thể ảnh hưởng tới tỷ lệ sống cũng như tốc độ tăng trưởng của tôm giống. Bởi không gian sống của tôm bị hạn chế, những con tôm lớn hơn có thể cạnh tranh thức ăn hoặc tấn công các con tôm nhỏ vào thời điểm chúng lột xác.
Bảng 3. 12: Mật độ thả ương nâng cấp tôm hùm giống tại Khánh Hòa
Cỡ giống Hậu ấu trùng Puerulus
Tôm con Mật độ thả
(con/m3 lồng ương)
Mật độ thả ương của ngư dân Mậ độ thả giống theo khuyến
Dao động 30-136 50-60 Trung bình 76 ± 32 - Dao động 22-100 15- 20 Trung bình 54 ± 22 - cáo của các nhà khoa học
(Số liệu trình bầy giá trị trung bình cộng sai số chuẩn) Qua điều tra cũng cho thấy, mật độ thả ương hậu ấu trùng Puerulus trung bình của những hộ ương tôm giống bằng lồng tròn là 123 con/m3 lồng ương cao hơn ương trong lồng vuông hoặc ương trong giai (67con/m3 lồng ương). Do đáy lồng tròn được bo tròn, không gian sống của tôm ở đáy lồng rộng hơn. Việc làm vệ sinh lồng, san thưa hoặc chuyển tôm ở lồng tròn cũng
3.2.2.5 Mùa vụ và thời gian ương nâng cấp
Hiện nay, tỉnh Khánh Hòa chưa quy định cụ thể mùa vụ ương nâng cấp mà mùa vụ ương phụ thuộc vào thời điểm xuất hiện giống ngoài tự nhiên, tiềm năng kinh tế và khả năng giải quyết con giống của mỗi hộ. Thông thường, mùa vụ ương tôm giống kéo dài 7 tháng trong năm, bắt đầu từ cuối tháng 10 và kết thúc vào khoảng tháng 4 năm sau.
Thời gian ương mỗi đợt tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: kích thước con giống thả ương, giá cả và nhu cầu con giống của người nuôi thương phẩm. Thường ngư dân ương từ 20 ngày đến 2 tháng, sau đó bán cho người chuyên nuôi thương phẩm trong tỉnh.
40 35 30 25 20 15 10 5 0 Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng ương
Hình 3. 11: Mùa vụ ương nâng cấp tôm hùm giống tại Khánh Hòa năm 2010
3.2.2.6 Quản lý và chăm sóc tôm ương
Quản lý và chăm sóc tôm giống là khâu quan trọng trong quá trình ương nâng cấp tôm hùm giống, quyết định tốc độ tăng trưởng cũng như tỷ lệ sống của con giống. Quá trình này là sự tập hợp của nhiều yếu tố kỹ thuật đơn lẽ như: Chuẩn bị thức ăn và cho ăn, quản lý lồng ương, kiểm tra tốt độ phát triển của tôm giống.
Thức ăn và phương pháp cho ăn Thức ăn
Tôm hùm là loài ăn tạp, thức ăn của chúng là tôm, cua, ghẹ, cá, hoặc sò, ngao, sao biển. Song thức ăn là giáp xác đóng vai trò quyết định tới khả năng sinh trưởng, lột xác của tôm hùm giống [5]. Do đó, trong quá trình
ương, có tới 80% hộ ương cho tôm giống ăn 100% giáp xác tươi sống. Chỉ có 20% hộ uơng cho tôm ăn xen kẽ giữa giáp xác và thân mềm, họ tăng cường cho tôm giống ăn giáp xác vào thời kỳ con giống chuẩn bị lột xác.
Tuy nhiên, đối với tôm hùm con thì việc phối hợp hai loại thức ăn là giáp xác và thân mền (với tỷ lệ 3 phần giáp xác + 1 phần thân mềm) tôm có tốt độ sinh trưởng vượt trội, màu sắc tự nhiên, hệ số thức ăn thấp và đạt tỷ lệ sống ổn định (khoảng >95%) cao hơn so với các loại thức ăn khác [5]. Vì vậy, việc hộ ương cho tôm hùm giống ăn toàn giáp xác tươi sống không phải là giải pháp tối ưu về hiệu quả kinh tế. Đặc biệt, điều này có thể gây khó khăn cho tôm khi chuyển sang ăn thức ăn không quen là nhuyễn thể hoặc cá tạp.
A B
Hình 3. 12: Chuẩn bị thức ăn (A), chia thức ăn cho từng lồng ương (B)
Phương pháp cho ăn
Thời điểm bắt đầu cho ăn cũng như số lần cho ăn đều có sự khác nhau giữa các hộ ương và giữa các vùng ương tôm giống trong tỉnh. Theo kết quả điều tra có 68,6% số hộ ương cho tôm ăn 2 lần trong ngày vào 7-8 giờ sáng và 16-17 giờ chiều, 25,7% số hộ cho ăn 1 lần trong ngày vào buổi sáng, 5,7% số hộ cho ăn 3 lần trong ngày vào buổi sáng, chiều và 21-22 giờ tối.
Bảng 3. 13 : Số lần cho tôm ăn trong ngày (n=35)
Số lần cho ăn(lần/ngày) 1lần/ngày 2lần/ngày 3lần/ngày Tần số bắt gặp Số hộ 9 24 2 Tỷ lệ (%) 25,7 68,6 5,7
Thời điểm bắt đầu cho tôm ăn phụ thuộc vào kích cỡ tôm thả ương và kinh nghiệm ương tôm của mỗi ngư dân. Ngư dân ở khu vực xã Vạn Thạnh và xã Đại Lãnh thường ương tôm khai thác bằng mành, có kích thước nhỏ, cơ thể trong suốt, có thể con giống còn ở giai đoạn ấu trùng Phyllosoma chúng không có nhu cầu bắt mồi [5]. Do đó, sau khoảng một tuần thả ương ngư dân mới cho tôm ăn. Trong khi đó, ở khu vực xã Lương Sơn và khu Đường Đệ phường Vĩnh Hòa chủ yếu thả ương con giống khai thác bằng bẫy, con giống có kích thước lớn hơn, cơ thể đã có màu hồng nhạt, chúng có thể bắt mồi sau khi thả ương một vài ngày, nên một số ngư dân cho tôm ăn ngay sau khi thả ương 1-2 ngày.
Bảng 3. 14: Thời điểm bắt đầu cho ăn sau khi thả ương (n=35)
Tần số bắt gặp Thời điểm bắt đầu cho ăn
Sau khi thả tôm từ 1-2 ngày Sau khi thả tôm từ 3-4 ngày Sau khi thả tôm từ 5-7 ngày
Số hộ 8 13 14 Tỷ lệ (%) 22,9 37,1 40,0
Chuẩn bị thức ăn và cho ăn
Thức ăn dùng cho tôm ương được bóc bỏ vỏ cứng bên ngoài và cắt thành từng miếng nhỏ phù hợp với cỡ miệng của tôm con. Theo kết qủa điều tra, trong tháng đầu thả ương ngư dân cho tôm ăn từ 70-400g thức
ăn/100con/ngày. Lượng thức ăn ngư dân cho tôm ương ăn hàng ngày cao hơn rất nhiều so với khuyến cáo của Nguyễn Thị Bích Thúy (2006), lượng thức ăn cho tôm ăn 30 ngày đầu khoảng 15-20% khối lượng tôm ương (ước 5-
7g/100/ngày con tôm mới thả) [6]. Điều này không chỉ gây lãng phí thức ăn, tăng chi phí sản xuất mà còn gây ô nhiễm môi trường vùng ương. Do thức ăn dư thừa là tác nhân chính gây ô nhiễm môi trường vùng ương. Đây là một trong 3 yếu tố gây bùng phát dịch bệnh [5].
Quản lý lồng ương. Việc quản lý lồng ương của ngư dân có sự khác biệt rõ dệt giữa hai hình thức ương (ương lồng bè nổi và ương lồng chìm):
Hàng ngày, người ương tiến hành vệ sinh lồng, vớt thức ăn thừa, kiểm tra tình trạng sức khỏe của tôm giống bằng cách quan sát màu sắc, họat động bắt mồi của chúng để điều chỉnh lượng thức ăn và phương pháp chăm sóc cho phù hợp. Sau 1 tháng ương, kiểm tra mức độ phát triển của tôm giống, tiến hành san thưa giảm khoảng 20-50% số lượng tôm thả ban đầu.
Ương giống bằng lồng chìm khó thao tác khi chăm sóc và quản lý. Do vậy, ngư dân thường vệ sinh lồng theo chu kỳ, sau khi thả giống 15 ngày mới tiến hành vệ sinh lồng lần đầu tiên, tiếp đến khoảng 7-10 ngày tiến hành vệ sinh lồng ương một lần. Sau khoảng 1 tháng ương tiến hành kéo lồng lên kiểm tra tốc độ sinh trưởng của tôm giống và tiến hành san thưa tôm ương.
Mỗi cách chăm sóc đều có ưu điểm riêng biệt: Việc vệ sinh lồng ương hàng ngày, thu gom loại bỏ thức ăn thừa đảm bảo lồng ương luôn thông thoáng, giữ gìn môi trường ương sạch sẽ, hạn chế xuất hiện các tác nhân gây bệnh cho con giống. Trong khi đó, định kỳ vệ sinh lồng ương giữ cho con giống được yên tĩnh, tránh những tác động cơ học, gây sốc đối với tôm ương, giúp tôm có sức khỏe và sức đề kháng tốt.
A
B
Hình 3. 13: Vệ sinh lồng ương (A), vệ sinh giai ương (B) 3.2.2.7 Bệnh và cách phòng trị bệnh cho tôm giống
Theo kết quả điều tra, hầu hết ngư dân cho rằng tôm giống ở giai đoạn ương không bị bệnh. Tôm thường chết nhiều trong vòng 15 ngày đầu thả ương, nhưng kích thước của tôm còn quá nhỏ khó xác định được bệnh. Hơn nữa, trong vòng 15 ngày đầu thả ương tôm chết có thể do sức khỏe yếu, bị ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác, lưu giữ và vận chuyển tôm không đúng kỹ thuật chứ không phải do dịch bệnh.
Mặc dù, ngư dân nhận định tôm giống giai đoạn ương ít bị bệnh nhưng họ luôn chăm sóc tôm cẩn thận và phối hợp thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để phòng trừ dịch bệnh cho tôm giống.
Theo kết quả điều tra, 100% các hộ chọn ương tôm ở vùng biển thích hợp, không bị ảnh hưởng của nguồn nước thải sinh hoạt, công nghiệp hoặc nông nghiệp. Vùng biển có dòng chảy mạnh, khả năng lưu thông nước tốt. Hầu hết, các hộ đều có ý thức tiến hành thu gom thức ăn dư thừa, giữ gìn