Hiện trạng ương nâng cấp tôm hùm giống

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, ƯƠNG NÂNG cấp tôm hùm BÔNG (panulirus ornatus fabricius, 1798) và đề XUẤT GIẢI PHÁP sử DỤNG bền VỮNG NGUỒN lợi tôm hùm GIỐNG ở VÙNG BIỂN KHÁNH hòa (Trang 55)

3.2.1.1 Cấu trúc tuổi của chủ hộ

Tuổi trung bình của 35 ngư dân làm nghề ương nâng cấp tôm hùm giống được điều tra là 43,5 tuổi. Độ tuổi của người ương tôm dao động từ 25 ÷ 61 tuổi, trong đó dưới 30 tuổi có duy nhất một người (2,9%), từ 30÷55 tuổi có số lượng lớn nhất 30 người (85,7%), trên 55 tuổi có 4 người (11,4%).

Kết quả điều tra, chỉ có 2,9% người ương tôm giống nhỏ hơn 30 tuổi, điều này cho thấy thanh niên của tỉnh Khánh Hòa ít tham gia vào nghề ương nâng cấp tôm hùm giống. Vì đây là nghề đòi hỏi sự cẩn thận từ khâu chọn con giống đến chuẩn bị thức ăn và chăm sóc tôm. Thêm vào đó, nghề ương tôm hùm giống đỏi hỏi nhiều vốn và có bề dầy kinh nghiệm. Tuy nhiên, số người lớn tuổi (trên 55 tuổi) có vốn và kinh nghiệm tham gia ương nâng cấp tôm giống cũng rất thấp (11,4%). Do nghề này yêu cầu người tham gia có sức khỏe tốt, chịu đựng được nắng, gió và sóng biển.

Ngư dân trong độ tuổi trung niên từ 30 ÷ 55 tuổi chiếm 85,7 % là lực lượng chủ đạo trong nghề ương nâng cấp tôm hùm. Họ hội tụ đủ các yếu tố cân thiết của nghề ương nâng cấp tôm hùm giống: có kinh nghiệm, kiên chì, cẩn thận, chịu khó, có tiềm lực kinh tế để đầu tư làm lồng bè, mua con giống và có sức khỏe tốt.

Bảng 3. 9: Phân bố độ tuổi của chủ hộ ương nâng cấp tôm hùm giống

STT 1 2 3 Chỉ tiêu Tuổi trung bình Khoảng dao động Phân bố (n=35) Dưới 30 tuổi Từ 30-55 tuổi Trên 55 tuôi Tổng thể 43,5 27÷61 2,9% 85,7% 11,4%

3.2.1.2 Trình độ học vấn của người ương nâng cấp tôm hùm giống

Ngư dân tham gia ương nâng cấp tôm hùm có trình độ văn hóa thấp, tiểu học là 42,9%, trung học cơ sở là 31,4%, có tới 11,4% không đi học, hầu hết số ngư dân không đi học đều sống ở thôn Ninh Đảo (đây là một thôn đảo) của xã Vạn Thạnh. Trình độ văn hóa thấp ảnh hưởng tới khả năng tư duy, sự tiếp nhận kỹ thuật ương nâng cấp tôm giống cũng như ý thức cộng đồng về việc giữ gìn vệ sinh khu vực ương nuôi. Trong điều kiện, số lượng hộ ương nâng cấp ít và không tập trung, các lớp tập huấn về kỹ thuật ương nâng cấp của Trung tâm Khuyến ngư chưa có (hiện nay, Trung tâm Khuyến ngư tập trung chủ yếu vào việc tập huấn kỹ thuật và phương pháp phòng bệnh trong nuôi thương phẩm tôm hùm lồng), trình độ văn hóa có vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm và tiếp nhận thông tin về kỹ thuật ương tôm giống thông qua sách, báo, tài liệu khuyến ngư, giúp ngư dân nâng cao tỷ lệ sống của tôm giống.

14.3% 11.4%

31.4%

42.9%

Không đi học Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông

Hình 3. 7: Trình độ học vấn của chủ hộ ương nâng cấp tôm hùm giống (n=35)

3.2.1.3 Trình độ chuyên môn của người ương nâng cấp tôm hùm giống

Theo kết quả điều tra, 97,1% ngư dân tham gia ương nâng cấp tôm hùm giống không qua đào tạo chuyên môn. Họ ương theo kinh nghiệm đã tích lũy được hoặc học hỏi kinh nghiệm của các hộ ương trong vùng. Do vậy, kiểu đặt lồng ương, quá trình quản lý và chăm sóc tôm giống, thời điểm bắt đầu cho tôm ăn, số lần cho tôm ăn trong ngày của các ngư dân trong một vùng là tương đối giống nhau: Ở khu vực Đường Đệ - Vĩnh Hòa, ngư dân thường ương tôm trong lồng tròn, sau từ 1-3 ngày thả ương tôm trắng bắt đầu cho tôm ăn; ngư dân ở xã Lương Sơn chủ yếu ương tôm giống trong lồng chìm, sau khi thả tôm

trắng từ 1-3 ngày bắt đầu cho tôm ăn; trong khi đó, ngư dân khu vực xã Đại Lãnh, Vạn Thạnh ương tôm trong lồng chìm hoặc lồng vuông treo ở bè, nhưng sau 5-7 ngày thả ương tôm trắng mới bắt đầu cho tôm ăn.

0.0%

2.9% 0.0%

97.1%

Không bằng cấp Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng, Đại học

Hình 3. 8: Trình độ chuyên môn của hộ ương nâng cấp tôm giống

Đồng thời, người ương tôm giống không qua đào tạo chuyên môn đã phần nào làm hạn chế khả năng tiếp thu tiến bộ kỹ thuật, nhận thức về việc sử dụng hiệu quả nguồn lợi tôm hùm ngoài tự nhiên, cũng như tìm hiểu và xác định những nguyên nhân chính ảnh hưởng tới tỷ lệ sống của quá trình ương nâng cấp tôm giống. Có tới 60% hộ ương tôm giống được điều tra cho rằng, tỷ lệ sống của tôm ương phụ thuộc vào con nước, nguồn gốc khai thác cũng như kích thước con giống đưa vào ương không ảnh hưởng tới tỷ lệ sống của tôm ương. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Võ Văn Nha (2007) chỉ ra, hình thức đánh bắt khác nhau có tác động tới sức khỏe của tôm nuôi từ đó ảnh hưởng đến tỷ lệ sống trong quá trình ương nuôi. Sau 60 ngày ương nuôi tôm có kích thước và nguồn gốc khai thác khác nhau cho tỷ lệ sống khác nhau: tôm giống khai thác bằng hình thức lưới mành có tỷ lệ sống thấp nhất 69,3%; tôm giống khai thác bằng bẫy có tỷ lệ sống 76%; tôm giống khai thác bằng hình thức lặn có tỷ lệ sống cao nhất 88%.

3.2.1.4 Thời gian làm nghề ương nâng cấp tôm hùm giống

Số năm kinh nghiệm của người ương nâng cấp tôm hùm giống dao động khá lớn, người có kinh nghiện nuôi ít nhất là 2 năm, nhiều nhất là 11

năm chiếm tỷ lệ cao nhất (57,1%); những người ương có kinh nghiệm trên 10 năm chỉ chiếm 14,3%.

14.3%

28.6%

57.1%

Dưới 5 năm Từ 5-10 năm Trên 10 năm

Hình 3. 9: Số năm kinh nghiệm ương nâng cấp tôm hùm giống

Kết quả điều tra cho thấy, hàng năm số ngư dân mới tham gia vào nghề ương nâng cấp tôm hùm giống ít. Đặc biệt, năm 2009 -2010 không có ngư dân mới gia nhập nghề ương nâng cấp tôm hùm giống. Do nghề này đòi hỏi người ương phải có kinh nghiệm và nhiều vốn. Hơn nữa, những năm gần đây, số lượng con giống khai thác ngoài tự nhiên suy giảm, giá con giống tăng cao, người mới vào nghề hoặc có ý định tham gia ương giống ngại đầu tư, họ thường chuyển hướng nuôi đối tượng khác. Đây chính là dấu hiệu không tốt đối với nghề nuôi tôm hùm lồng. Bởi lẽ, trong điều kiện chúng ta chưa cho tôm hùm sinh sản nhân tạo được, nguồn giống ngoài tự nhiên ngày càng suy giảm thì việc phát triển ương nâng cấp tôm hùm giống từ ấu trùng, hậu ấu trùng Puerulus, tôm con lên cỡ giống lớn hơn, có sức khỏe tốt, dễ thích nghi với điều kiện nuôi lồng, tăng tỷ lệ sống khi đưa vào nuôi thương phẩm là giải pháp hữu hiệu nhất để sử dụng có hiệu quả nguồn lợi tôm hùm giống.

3.2.2. Hiện trạng ương nâng cấp tôm hùm giống3.2.2.1 Địa điểm ương nâng cấp 3.2.2.1 Địa điểm ương nâng cấp

Do đặc tính sống của tôm con nên chỉ có một số vùng vịnh ít chịu ảnh hưởng của sóng gió nhưng lại có dòng triều và dòng chảy đáy mạnh mới có thể dễ dàng ương nuôi tôm hùm con đạt tỷ lệ sống cao và nhanh lớn [6]. Do đó, một số vùng biển thích hợp cho việc nuôi tôm hùm thương phẩm nhưng lại không phù hợp đối với ương nâng cấp tôm hùm giống. Ở Khánh Hòa tôm hùm

con được ương nâng cấp chủ yếu tại các khu vực sau: vùng biển Đường Đệ - phường Vĩnh Hòa, vùng biển Đầm Nha Phu thuộc thôn Cát Lợi –xã Lương Sơn; thôn Tân Thành, Ngọc Diêm –xã Ninh Ích; vùng biển Đại Lãnh – Đầm Môn thuộc thôn Ninh Đảo – xã Vạn Thạnh, thôn Đông Bắc, Đông Nam – xã Đại Lãnh. Ngoài ra, tôm hùm giống còn được ương nâng cấp trong giai của các hộ chuyên nuôi thương phẩm ở khu vực thôn Xuân Tự - huyện Vạn Ninh, Hòn Tre – Nha Trang, thị xã Cam Ranh.

Số lượng tôm hùm giống khai thác ngoài tự nhiên ngày càng giảm, giá con giống cao, ngư dân thường không thu gom đủ con giống để ương. Do vậy, số lượng lồng ương nâng cấp tôm hùm giống toàn tỉnh giảm mạnh, từ 1261 lồng ương (năm 2005) xuống 200 lồng (năm 2007, 2008) [9,10].

Theo kết qủa điều tra, nhiều hộ ương nhỏ lẻ, ít vốn không đủ khả năng ương tiếp dẫn tới số hộ chuyên ương nâng cấp tôm hùm giống giảm đáng kể: khu vực Đường Đệ - phường Vĩnh Hòa từ 48 hộ (năm 2007) xuống còn 30 hộ (năm 2008), năm 2009-2010 chỉ còn 11 hộ tiếp tục nghề ương; xã Lương Sơn từ 60 hộ (năm 2007) xuống còn 52 hộ (năm 2008), 40 hộ (năm 2009), năm 2010 chỉ còn 9 hô ương.

3.2.2.2 Hệ thống lồng ương

Hiện nay, có rất nhiều kiểu lồng ương nâng cấp tôm giống khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm từng vùng biển, kinh nghiệm, kỹ thuật và khả năng tài chính của người ương. Đa số, lồng ương có khung hình vuông hoặc hình chữ nhật. Một số hộ ở khu vực Đường Đệ phường Vĩnh Hòa ương tôm giống trong khung lồng tròn, kiểu lồng này có thể gập lại được sau mỗi vụ ương. Đặc biệt, một số hộ ở thôn Ninh Đảo xã Đại Lãnh ương tôm trắng trong lồng bàn. Họ sử dụng hai lồng bàn cùng kích cỡ ghép mí ở phần miệng vào nhau, sau đó cắt một phần nhỏ trên đỉnh lồng bàn làm cửa để đưa tôm và thức ăn vào trong. Các cặp lồng bàn này được treo vào trong các vinh trên bè nuôi.

Theo kết quả điều tra thì có 2 dạng lồng chính được sử dụng trong

nghề ương nâng cấp tôm hùm giống

mặt, được bọc hai lớp lưới xung quanh. Lớp trong là lưới ru có mắt lưới nhỏ 2a ≤ 5 mm, lớp lưới ngoài mắt lưới lớn hơn, một cạnh khoảng 1 cm. Mặt trên cùng của lồng có nắp ở giữa và có một ống nhựa đường kính 12 mm để đưa thức ăn vào lồng ương. Đây là hình thức ương chính của ngư dân thôn Cát Lợi – xã Lương Sơn, thôn Đông Bắc, Đông Nam – xã Đại Lãnh.

+ Ương bằng bè nổi: đối với các hộ ương bằng bè thường đặt lồng theo một trong hai cách sau:

- Ương trong giai: Giai ương có kích thước (1,5x1,5x2 m), (2x2x2 m), (2x2x2,5 m). Ngư dân chia các ô bè lớn ra làm nhiều ô nhỏ để mắc giai ương, trên bề mặt các giai ương có phủ tấm bạt hoặc cót để che mát cho tôm giống.

- Ương trong lồng: Lồng ương có hình tròn, đường kính lồng 1,2÷1,6 m, chiều cao 1,0÷1,2 m hoặc do hai lồng bàn úp miệng vào nhau. Chúng được treo ngập trong nước khoảng 1-2 m.

Mỗi kiểu lồng nuôi đều có ưu, nhược điểm khác nhau

Lồng chìm có thể di chuyển được, chúng thích hợp với vùng biển nhiều sóng gió và có độ sâu cao. Tuy nhiên, nhược điểm của loại lồng này là khó thao tác khi chăm sóc và quản lý. Do đó, số ngư dân được điều tra ương tôm giống trong lồng chìm chỉ chiếm 34,3% và tập trung chủ yếu ở xã Lương Sơn và xã Đại Lãnh. Ngư dân ở vùng này ương theo thói quen và kinh nghiệm tích lũy nhiều năm. Mặt khác, điều này cũng phản ánh việc tập huấn kỹ thuật ương nâng cấp tôm hùm của cán bộ khuyến ngư còn hạn chế, hầu hết công tác khuyến ngư chú trọng vào kỹ thuật và phương pháp phòng trị bệnh đối với tôm hùm thương phẩm.

Lồng bè nổi là hình thức ương có nhiều ưu thế hơn so với lồng chìm. Người ương có thể di chuyển các ô lồng đến vùng nước sạch một cách dễ dàng, tránh được ô nhiễm từ nguồn thức ăn thừa. Một ưu điểm khác của lồng bè nổi là thuận tiện trong việc chăm sóc và quản lý: đối với lồng treo ở bè, người nuôi có thể kéo lồng lên kiểm tra tôm và vệ sinh lồng nuôi hàng ngày, điều chỉnh độ sâu của lồng nuôi cho phù hợp với đặc tính sinh thái của tôm con; đối với giai ương, người nuôi có thể lặn xuống kiểm tra thức ăn thừa, vệ sinh lồng nuôi một cách dễ dàng. Do những ưu điểm trên rất nhiều hộ ương (65,7%) đã chọn hình thức ương nâng cấp tôm giống trong lồng bè nổi.

B A

Hình 3. 10: Bè ương tôm giống (A), lồng tròn treo trên bè (B) 3.2.2.3 Tôm giống

Nguồn giống đưa vào ương nâng cấp hoàn toàn khai thác từ tự nhiên. Theo kết qủa điều tra, có 77,2% số hộ chỉ ương giống khai thác từ vùng biển của địa phương, 22,9% hộ ương tôm giống khai thác tại đia phương và từ vùng khác mang tới.

Bảng 3. 10: Nguồn tôm giống đưa vào ương nâng cấp (n=35)

Nguồn giống

Tự hai thác và mua trực tiếp của ngư dân trong vùng Mua giống khai thác tại địa phương thông qua chủ lậu Mua giống khai thác ở địa phương và vùng khác thông

Số hộ 12 15 8 Tỷ lệ (%) 34,3 42,9 22,9 qua chủ lậu.

Theo kinh nghiệm của người dân, tôm giống khai thác tại địa phương đưa vào ương có tỷ lệ sống cao hơn tôm mua từ tỉnh khác về. Nguyên nhân, có thể do khả năng tương ứng về môi trường giữa vùng nuôi và vùng khai thác, tôm con không bị sốc nhiệt độ hay độ mặn, hoặc do thời gian lưu giữ và vận chuyển tôm giống trong địa bàn tỉnh ngắn nên tôm con khỏe, sức đề kháng tốt, tỷ lệ sống cao hơn.

Khi tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc của các hộ ương nâng cấp tôm hùm giống gặp phải trong quá trình mua tôm giống chúng tôi thu được kết qủa sau:

Bảng 3. 11: Khó khăn trong quá trình mua giống (n=35)

Chỉ tiêu Giá con giống cao

Số lượng con giống không đủ Chất lượng con giống kém

Số hộ 18 12 5 Tỷ lệ ( %) 51,4 34,3 14,3

Khó khăn lớn nhất của các hộ ương nuôi nâng cấp hiện nay là giá con giống cao (51,4%); tiếp đến là con giống khan hiếm, số lượng con giống không đủ (34,3%). Do đó, người ương phải đặt mua con giống trước nhiều ngày và không có cơ hội để lựa chọn những con giống tốt nhất. Kết qủa điều tra cho thấy, có tới 14,3% số hộ ương mua phải con giống kém chất lượng.

Bên cạnh những khó khăn trên, nguồn giống tôm hùm của tỉnh Khánh Hòa có nhiều ưu điểm. Phần lớn con giống đưa vào ương nâng cấp được khai thác từ vùng biển của địa phương. Khánh Hòa là một trong 3 tỉnh có số lượng con giống khai thác nhiều nhất [24]. Do đó, gần như không có sự sai khác về môi trường lồng ương với môi trường vùng biển khai thác. Con giống có khả năng thích nghi ngay, ít bị sốc, tỷ lệ hao hụt do bị sốc môi trường khi mới thả là thấp, có hộ ương đạt tỷ lệ sống 90-95%. Một ưu thế khác, Vùng biển Khánh Hòa có nhiều bãi ngang (khu vực Đầm Nha Phu, Bãi Tiên - Đường Đệ, Bãi Dài) thuận tiện cho việc đặt bẫy khai thác. Do đó, số lượng con giống khai thác bằng các hình thức bẫy có kích thước lớn, sức khỏe tốt, thích nghi nhanh với môi trường nuôi nhốt khá cao.

Tuy nhiên, những ưu điểm trên không được trọn vẹn vì trình độ kỹ thuật lưu giữ và vận chuyển con giống của cả người khai thác và người thu mua chưa cao. Người khai thác tôm giống bằng bẫy thường lưu giữ tôm giống trong chai nhựa 1,0-1,5 lít trong khoảng 4-5 tiếng không sục oxy. Tiếp đến,

tôm giống có thể được luân chuyển qua nhiều chủ thu mua mới đến tay người ương. Quá trình vận chuyển giống với số lượng ít giữa các chủ thu mua gần nhau cũng không đảm bảo chất lượng. Hộ thu mua nhỏ đưa tôm vào chai nhựa hoặc tô, thau nhỏ không có sục khí vận chuyển chúng tới các chủ thu mua lớn. Chính các quá trình này đã làm giảm chất lượng của con giống.

3.2.2.4 Mật độ thả

Tùy theo kích cỡ giống mà mật độ thả ương khác nhau. Tôm giống được san thưa dần khi kích cỡ tăng. Ngoài ra, mật độ thả còn phụ thuộc vào vốn đầu tư, trình độ kỹ thuật và khả năng giải quyết con giống của người ương

Mật độ thả ương trung bình của ngư dân đối với hậu ấu trùng Puerulus là 76 con/m3 lồng ương, tôm con là 54 con/m3 lồng ương đều cao hơn khuyến cáo của Nguyễn Thị Bích Thúy (2006) [6]. Điều này, có thể ảnh hưởng tới tỷ lệ sống cũng như tốc độ tăng trưởng của tôm giống. Bởi không gian sống của tôm bị hạn chế, những con tôm lớn hơn có thể cạnh tranh thức ăn hoặc tấn

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, ƯƠNG NÂNG cấp tôm hùm BÔNG (panulirus ornatus fabricius, 1798) và đề XUẤT GIẢI PHÁP sử DỤNG bền VỮNG NGUỒN lợi tôm hùm GIỐNG ở VÙNG BIỂN KHÁNH hòa (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w