3.1.1.1 Cấu trúc độ tuổi của ngư dân khai thác tôm hùm giống
Độ tuổi trung bình của 114 ngư dân khai thác tham gia điều tra là 42,9 tuổi dao động từ 22-63 tuổi, trong đó dưới 30 tuổi chiếm 11,4%, từ 30 ÷ 55 tuổi chiếm 74,6%, trên 55 tuổi chiếm 14%.
Bảng 3. 1: Phân bố độ tuổi của ngư dân khai thác tôm hùm giống
(n: số phiếu điều tra) Kết quả điều tra cho thấy, độ tuổi thể hiện được sức khỏe cũng như kinh nghiệm nghề nghiệp. Những người nằm trong độ tuổi trung niên từ 30 ÷ 55 tuổi (74,6%) có sức khỏe tốt, đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm là lực lượng chính trong nghề khai thác tôm giống. Một số ngư dân dưới 30 tuổi tham gia khai thác giống với vai trò là bạn cùng đi với các chủ thuyền, họ là lực lượng quan trọng trong việc tiếp thu kinh nghiệm và duy trì nghề khai thác giống. Chủ hộ khai thác tôm giống nhỏ hơn 30 tuổi chiếm 11,4%, họ đều khai thác tôm bằng bẫy. Do hình thức nhử tôm bằng bẫy đơn giản, chi phí thấp, không cần có phương tiện hiện đại. Trong khi đó khai thác bằng mành cần phải có vốn đề đóng thuyền, trang bị lưới, mướn bạn đi cùng. Điều này cho thấy, để chuyển dịch lực lượng lao động chủ lực từ trung niên sang thanh niên, nhà nước cần phải đầu tư
STT Chỉ tiêu Tổng thể 1 2 3 Tuổi trung bình Khoảng dao động
bờ, chuyển đổi đối tượng khai thác, giảm áp lực khai thác lên con tôm giống, bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá của biển.
3.1.1.2 Trình độ học vấn của ngư dân khai thác tôm hùm giống
Trình độ văn hóa của ngư dân khai thác khá thấp. Đa số, ngư dân tham gia khai thác tôm hùm giống có trình độ văn hóa tiểu học (63,2%) và trung học cơ sở (27,1). Chỉ có 1,8% ngư dân đạt trình độ văn hóa trung học phổ thông, nhưng có tới 7,9 % trong số 114 người được điều tra không học qua trường lớp.
1.8% 7.9% 27.1%
63.2%
Không đi học Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông
Hình 3. 1: Trình độ văn hóa của chủ hộ khai thác tôm giống (n=114)
Trình độ văn hóa ảnh hưởng tới khả năng tư duy, sự tiếp nhận chủ trương chính sách của nhà nước về việc phát triển và bảo vệ nguồn lợi. Hầu hết (93,9%), ngư dân được điều tra cho rằng nguồn lợi tôm hùm giống suy giảm, số lượng tôm giống đánh bắt được ít hơn những năm trước. Tuy nhiên, chỉ có 12% trong số họ công nhận việc khai thác triệt để nguồn tôm hùm giống từ giai đoạn ấu trùng, hậu ấu trùng Puerulus, tôm con đến các con trưởng thành, kể cả tôm mang trứng vào mùa sinh sản đã làm ảnh hưởng tới nguồn lợi tôm hùm giống ngoài tự nhiên. Nhưng có tới 64% ngư dân được điều tra nhận định là sự sụt giảm nguồn lợi tôm hùm giống phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, năm có bão lớn và biển động nhiều thì tôm giống xuất hiện với mật độ cao, ngược lại biển ít động mất mùa tôm hùm giống, việc khai thác tận thu tôm hùm giống không ảnh hưởng tới nguồn lợi.
Trình độ văn hóa thấp cũng là rào cản chính trong việc lựa chọn học một nghề mới của ngư dân. Văn hóa thấp, họ không có cơ hội tìm kiếm việc làm ở
trong khối nhà máy, xí nghiệp để tăng thu nhập cho gia đình, nên sự phụ thuộc vào nghề khai thác tôm hùm giống càng lớn. Họ bám trụ với nghề khai thác, sử dụng mọi phương tiện nhằm mục đích khai thác được càng nhiều càng tốt. Thêm vào đó, do học vấn thấp, ngư dân cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp thu những thông tin khoa học về quy trình kỹ thuật khai thác và lưu giữ tôm giống đạt chất lượng cao, nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn tôm giống khai thác được, góp phần giảm áp lực khai thác giống ngoài tự nhiên, duy trì nguồn tài nguyên biển, giữ lại nguồn giống cho tự nhiên để phục hồi nguồn lợi đã dần cạn kiệt.
3.1.1.3 Kinh nghiệm khai thác giống tôm hùm
Kết quả điều tra cho thấy, ngư dân có số năm kinh nghiệm khá cao (trung bình 7,3 năm), trong đó người có kinh nghiệm làm nghề khai thác cao nhất là 11 năm, thấp nhất là một năm.
Bảng 3. 2: Năm kinh nghiệm khai thác tôm hùm giống (n=114)
Năm kinh nghiệm Dưới 5 năm Từ 5-10 năm Trên 10 năm Tổng Số người 16 90 8 114 Tần số bắt gặp (%) 14,1 78,9 7,1 100
Trái ngược với những năm trước, nghề khai thác tôm hùm giống mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngư dân. Nó trở thành nghề chính của nhiều ngư dân vùng biển, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho hầu hết các hộ dân ở các vùng khai thác chính. Một số gia đình giàu lên nhờ khai thác tôm hùm giống. Những một vài năm gần đây, đặc biệt năm 2010, mất mùa tôm hùm giống, vì vậy hầu hết tàu thuyền khai thác tôm giống phải nằm bờ hoặc chuyển đổi đối tượng khai thác. Các hộ khai thác bằng bẫy vẫn duy trì cường độ khai thác nhưng số lượng con giống khai thác được rất thấp (trung bình 0,4 con/100 bẫy/ngày). Cuộc sống của ngư dân khai thác tôm hùm giống gặp nhiều khó
Do đó, nghề này không còn thu hút nhân lực khai thác như những năm về trước. Chỉ có 14,1 % người có kinh nghiệm khai thác dưới 5 năm, riêng năm 2010 chỉ có 2 người mới tham gia khai thác tôm giống. Trong khi đó số người khai thác có kinh nghiệm từ 5 ÷ 10 năm chiếm tới 78,9 %.
3.1.2. Hiện trạng kỹ thuật khai thác tôm hùm giống3.1.2.1 Địa điểm và vị trí khai thác 3.1.2.1 Địa điểm và vị trí khai thác
Theo kết quả thu thập số liệu từ Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, Trung tâp Khuyến ngư, phòng Kinh tế các huyện và UBND các xã, phường cho thấy, tôm hùm giống tại tỉnh Khánh Hòa được khai thác ở ba khu vực chính: Vùng biển Đầm Môn – Đại Lãnh thuộc xã Đại Lãnh và xã Vạn Thạnh với diện tích khai thác 11,7 km2; vùng biển đầm Nha Phu- vịnh Nha Trang thuộc xã Ninh Vân, Ninh Ích, Lương Sơn, phường Vĩnh Hòa, có diện tích khai thác lớn nhất (29,1 km2); khu vực biển Bãi Dài thuộc xã Cam Hải Đông có diện tích khai thác là 15,5 km2.
3.1.2.2 Ngư cụ và phương thức khai thác
Toàn tỉnh Khánh Hòa có bốn hình thức khai thác tôm hùm (mành, sâm, bẫy và lặn). Mỗi một hình thức khai thác đều có các ngư cụ đặc trưng và phù hợp với từng vùng biển khác nhau.
Bảng 3. 3: Tỷ lệ phần trăm các hình thức khai thác tôm hùm tại các địa phương trong tỉnh Khánh Hòa (năm 2009-2010)
Hình thức Mành Sâm Bẫy Lặn Địa điểm (%) (%) (%) (%) Vùng biển Địa phương
Đại Lãnh –Đầm Môn Xã Đại Lãnh (n=535) Xã Vạn Thạnh
71,4 100
26,2 2,4
Đầm Nha Phu- Ninh Ích 27,8 72,2 Vịnh Nha Trang
(n=827)
Bãi Dài (n=440)
Lương Sơn Vĩnh Hòa Cam Hải Đông
20 20 22,7 2 5 73 70 77,3 5 5
(Kết quả điều tra cấp xã, phường) Phương thức khai thác tôm hùm giống tại mỗi địa phương khác nhau phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của từng vùng biển. Vùng biển xã Vạn
Thạnh quanh năm chịu sự tác động trực tiếp của sóng biển không phù hợp cho việc đặt bẫy, nên 100% ngư dân khai thác tôm giống bằng mành. Vùng biển đầm Nha Phu-vịnh Nha Trang có diện tích bãi ngang lớn, kín gió, thuận tiện cho việc đặt bẫy khai thác tôm. Do đó, tỷ lệ khai thác bằng bẫy ở các xã Ninh Ích, Lương Sơn, phường Vĩnh Hòa cao (dao động từ 70-73%). Vùng biển Bãi Dài có bãi ngang rộng dọc theo đường bờ biển, thuận tiện cho việc đặt bẫy, tỷ lệ khai thác bằng bẫy cao nhất (77,3%).
a. Hình thức khai thác bằng lưới mành và sâm
Khai thác bằng lưới mành là hình thức kết hợp giữa loại lưới cước trủ màu xanh có cỡ mắt lưới 2a = 5 mm với chiếu sáng theo cụm. Mỗi thuyền có từ 6 – 8 máng đèn tùy thuộc vào công suất của tàu, mỗi máng đèn thường có 4 đèn tuyp. Ngoài ra các thuyền còn trang bị thêm 4-6 đèn Neon có cường độ khoảng 1000-2000W để nhử tôm hùm giống. Mặc dù, đặc điểm về chất liệu, cỡ mắt lưới là giống nhau nhưng diện tích lưới khai thác của mỗi địa phương lại có sự khác biệt.
Bảng 3. 4: Tần số bắt gặp hộ khai thác mành và phân bố tàu khai thác tôm hùm giống theo diện tích lưới (m2)
Chỉ số Số hộ khai Phân theo diện tích lưới (m2) Vùng khai thác thác mành <500 (%) 500÷1000 (%) 1000- 1500 (%) >1500 (%) Đại Lãnh – 25 44,0 32,0 16,0 8,0 Đầm Môn (n=33) (75,8%) Đầm Nha Phu-Vịnh 19 15,8 47,4 26,3 10,5 Nha Trang (n=51) (37,3%) Bãi Dài (n=30) 8 62,5 37,5 0,0 0,0 (26,7%)
Diện tích lưới khai thác lớn hay nhỏ phụ thuộc hoàn toàn vào công suất của thuyền. Thuyền của ngư dân thuộc xã Cam Hải Đông khai thác ở khu vực biển Bãi Dài có công suất nhỏ dao động 15-25CV, nên diện tích lưới sử dụng
để khai thác nhỏ nhất, 62,5% lưới có diện tích nhỏ hơn 500m2, không có lưới lớn hơn 1000m2.
Đa phần, số thuyền của các hộ khai thác tôm mành, sâm, lặn bắt có công suất vừa và nhỏ: 15,3% tàu có công suất dưới 20 (CV), 69,5% tàu có công suất từ 20-30 (CV). Các tàu này thường xuyên hoạt động khai thác ven bờ, khó đi khai thác xa bờ. Do vậy, việc chuyển đổi đối tượng khai thác bằng cách khuyến khích đánh bắt xa bờ để giảm cường độ khai thác lên tôm hùm giống là rất khó. Bên cạnh đó, không ít hộ (15,5%) có tàu lớn công suất từ 30- 40 (CV), có khả năng khai thác xa bờ, đánh bắt được nhiều đối tượng hải sản khác nhưng họ vẫn chọn tôm hùm giống là đối tượng khai thác chính từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Họ không chỉ khai thác tôm hùm giống khi chúng được sóng gió, thủy triều và dòng hải lưu đưa vào gần bờ, mà còn giăng lưới đón bắt con non ở ngoài khơi. Chính vì khai thác tôm hùm giống ở giai đoạn còn non (ấu trùng và hậu ấu trùng Puerulus) kết hợp với quy trình khai thác, phương thức bảo quản và vận chuyển không đúng cách đã làm cho tôm giống bị yếu đi và chết nhiều khi đưa vào ương, nuôi. Điều này đã và đang gây ra một sự lãng phí vô ích nguồn lợi tôm hùm giống.
Phương pháp thả mành: Theo kết quả điều tra 100% ngư dân khai thác bằng mành cố định kết hợp với chiếu sáng để nhử tôm. Mành được thả theo hình thức tải 3 góc. Mỗi góc được cố định bởi một cái neo, thuyền được cố định bằng một neo ở giữa miệng, sâu vào một phần hai giàn mành. Do vậy, mỗi thuyền đánh bắt tôm hùm giống bằng mành cần ít nhất 4 cái neo (mỗi neo có khối lượng từ 30-100kg). Mỗi ngày một thuyền khai thác cần kéo và thả neo xuống đáy biển từ 4-7 lần tùy thuộc vào số lần kéo lưới để thu tôm. Hoạt động thả neo để cố định giàn mành và thuyền khai thác đã gây tổn hại lớn cho nền đáy biển, ảnh hưởng đến nơi cư trú của các loài cá sống đáy, tàn phá khu hệ thực vật đáy.
Thời gian thả lưới: theo kết quả điều tra 100% hộ khai thác giăng lưới hai lần trong đêm. Lần đầu giăng lưới vào thời gian từ 19h - 20h sau khoảng 4-5 giờ kéo lưới lên để thu tôm. Thời gian kiểm tra lưới để thu tôm tùy thuộc vào kích thước của lưới và số lượng tôm con mắc vào lưới, thường ngư dân mất từ 20-30
phút để thu tôm. Ngay sau khi thu tôm, ngư dân tiếp tục thả lưới xuống biển để bẫy tôm, lưới được kéo lên kiểm tra lần hai vào khoảng 4h sáng. Kết thúc một đêm khai thác tôm vào 4h30 – 5h sáng.
Tôm giống khai thác được nhốt trong thùng nhựa nhỏ có sục khí oxy. Những tàu khai thác tại vùng biển của địa phương thường đi về trong ngày, tôm con được chuyển cho chủ thu mua, tiếp đó họ bán cho người ương nâng cấp hoặc người nuôi thương phẩm ngay trong ngày. Một số tàu khai thác ở vùng biển của địa phương khác thường lưu giữ tôm giống trên tàu từ 2-3 ngày hoặc bán cho chủ thu gom ngay trên biển. Tôm giống bị lưu giữ thời gian dài trên tàu thường có tỷ lệ sống thấp hơn tôm giống được khai thác và thả nuôi trong ngày.
Khai thác bằng sâm là hình thức cải tiến của khai thác bằng lưới mành. Loại lưới sử dụng là nilon màu đen, cỡ mắt lưới 2a = 3 mm, lưới được chia ra thành từng miếng nhỏ có diện tích từ 20-50 m2. Mỗi tàu khai thác thường có từ 2-4 miếng tùy theo công suất của tàu. Hình thức này dễ dàng sử dụng, có thể khai thác xa bờ và ít chịu sự tác động của sóng biển hơn so với hình thức khai thác bằng mành do diện tích của chúng được chia nhỏ. Đặc biệt, ngư dân có thể kéo từng miếng sâm nhỏ lên để gỡ tôm, do đó việc tìm và bắt tôm giống tiến hành nhanh và thuận tiên hơn rất nhiều so với khai thác mành. Tôm giống khai thác bằng sâm không bị nhiều lớp lưới đè lên và cũng không bị nằm khô trong thời gian dài. Tuy nhiên, hình thức này mới chỉ gặp ở khu vực Đường Đệ phường Vĩnh Hòa và xã Vĩnh Lương các khu vực khác chưa thấy sử dụng sâm để khai thác tôm giống.
Ưu nhược điểm của hình thức khai thác bằng mành- sâm
Ưu điểm:
+ Hiệu quả khai thác cao (chính vụ một tàu có thể khai thác được 20-25 con/đêm, thậm chí có tàu bắt được hàng trăm con/đêm), cỡ tôm đồng đều (100% tôm trắng).
+ Chủ động trong việc chọn địa điểm và thời điểm khai thác phù hợp, dễ dàng thay đổi vị trí khai thác.
Nhược điểm:
+ Yêu cầu kĩ thuật cao, thao tác phải nhanh và cẩn thận. + Chi phí cho họat động khai thác hàng ngày cao.
+ Tỷ lệ tôm chết trong quá trình khai thác (do thao tác, sự bất cẩn của người khai thác) là 1,2%.
+ Sức khỏe của tôm giống sau khi khai thác thường kém và bị chết nhiều sau khi đưa vào ương nuôi. Do kích cỡ giống khai thác được còn nhỏ chiều dài giáp đầu ngực chỉ khoảng 7-8 mm/con, sức đề kháng còn thấp kết hợp với thời gian nằm trên khô dài (30 phút -1 giờ), bị nhiều lớp lưới mành đè lên có thể bị dập mình, ảnh hưởng bởi sức nóng của các đèn chiếu sáng trên tàu (một số thuyền sử dụng đèn Neon lên tới 2000W)
+ Tác động xấu đến nền đáy, đặc biệt vùng đáy có san hô hoặc thảm cỏ biển. Thuyền khai thác mành tôm thay đổi vị trí khai thác thường xuyên, mỗi lần thả lưới bẫy tôm cần thả tời 4 chiếc neo, neo có thể làm nát cỏ biển, tác động không tốt đến nền đáy.
b. Hình thức khai thác bằng bẫy
Bẫy là phương pháp đánh bắt thủ công, khai thác theo phương pháp thụ động. Khai thác bằng bẫy đơn giản, ít tốn kém, dễ làm do đó nó được sử dụng khá phổ biến. Ngư dân thường phân loại bẫy dựa theo chất liệu làm bẫy: bẫy đá san hô, bẫy lọc gỗ, bẫy lưới trủ, bẫy mút, chà [20].
Ngư dân ở các địa phương trong tỉnh Khánh Hòa áp dụng 4 loại bẫy khác nhau để nhử tôm hùm. Theo kết quả điều tra, 100% hộ khai thác bằng bẫy sử dụng thuyền thúng, ghe nhỏ đi kiểm tra bẫy, thu tôm
- Bẫy đá được làm bằng đá san hô có khối lượng trung bình 2-3 kg, trên bề mặt của đá có khoang lỗ với đường kính của lỗ khoan 1-1,2 cm, độ sâu từ 2-3 cm, mỗi lỗ khoan cách nhau 5-7 cm. Đá san hô được buộc vào dây và treo thành từng dàn, chìm trong nước. Khoảng cách giữa hai viên đá là 0,3- 0,5 m. Hình thức bẫy đá phù hợp vùng biển có bãi ngang rộng độ sâu thấp, ít tàu bè qua lại. Đây là hình thức khai thác phổ biến ở xã Lương Sơn.
- Bẫy lọc gỗ được làm từ những cây gỗ có thân nhỏ (đường kính thân khoảng (10-15 cm)), chiều dài trung bình của mỗi lọc khoảng 0,8-1,2 m. Trên