Phương pháp bắt tôm hùm bằng bẫy ở Khánh Hòa khá phổ biến và đa dạng. Do vùng biển thuộc tỉnh Khánh Hòa có diện tích bãi ngang lớn, thuận tiện cho việc đặt bẫy để nhử tôm hùm giống. Mặc dù, ngư dân đã cải tiến, sáng tạo ra nhiều kiểu bẫy khác nhau (bẫy đá, bẫy lọc gỗ, bẫy lưới trủ, bẫy kết hợp (đá, mút, lọc gỗ)) nhưng hiệu quả khai thác bằng bẫy vẫn có xu hướng giảm mạnh qua các năm. Mùa vụ khai thác năm 2009-2010, trung bình mỗi ngư dân bắt được 8 con/100 bẫy, bằng 36,4% so với năm 2008-2009 (22 con/100 bẫy) và chỉ bằng 26,6% so với năm 2007-2008 (30 con/100 bẫy).
Bảng 3.8 : Bình quân số lượng tôm giống khai thác/100 bẫy/năm tại các vùng biển khác nhau từ năm 2007 – 2010
Địa Điểm Đại Lãnh- Đầm Nha Phu- Bãi Dài Toàn tỉnh Năm Đầm Môn Vịnh Nha Trang
2007-2008 2008-2009 2009-2010 39±3a 30±5b 11±2c 27±15a 17±6b 6±2c 32± 15 27± 9b 9± 3c 30 ± 14 22±8b 8±3c
(Số liệu trình bầy là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn, trong cùng một cột các số khác nhau là sai số có ý nghĩa về mặt thống kê (P<0,05).
Bình quân số lượng con giống khai thác được/100 bẫy có sự khác biệt giữa các vùng biển khác nhau. Bởi vì, hiệu quả của việc khai thác bằng bẫy phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như loại bẫy, mật độ đặt bẫy, chu kỳ kéo bẫy kiểm tra, nhưng nguyên nhân chủ yếu là sự phân bố tôm hùm giống không đồng đều giữa các vùng biển. Số lượng con giống khai thác được/100 bẫy/năm từ 2007-2010 ở vùng biển Đại Lãnh-Đầm Môn luôn cao nhất. Có thể do, tôm giống phân bố nhiều ở vùng biển này kết hợp với số lượng ngư dân đặt bẫy bắt tôm ít, mật độ bẫy thưa dẫn đến hiệu quả nhử tôm của một bẫy cao. Trong khi đó, số lượng ngư dân vùng Đầm Nha Phu- Vịnh Nha Trang khai thác bằng bẫy lớn, mật độ thả bẫy dày (bẫy được thả từ ven bờ tới cách xa bờ vài nghìn mét), nên hiệu quả nhử tôm của bẫy luôn thấp nhất.