Thời gian, địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, ƯƠNG NÂNG cấp tôm hùm BÔNG (panulirus ornatus fabricius, 1798) và đề XUẤT GIẢI PHÁP sử DỤNG bền VỮNG NGUỒN lợi tôm hùm GIỐNG ở VÙNG BIỂN KHÁNH hòa (Trang 28)

2.1.1 Thời gian nghiên cứu

Thời gian thực hiện đề tài từ 15/03/2010 đến 15/10/2010

2.1.2 Địa điểm nghiên cứu

Các địa phương có hoạt động khai thác và ương nâng cấp tôm hùm bông thuộc vùng biển tỉnh Khánh Hòa được biểu thị qua bảng 2.1

Bảng 2. 1: Địa điểm điều tra

Huyện Vạn Ninh Ninh Hòa T.P Nha Trang Cam Lâm Xã (Phường) Đại Lãnh Vạn Thạnh Ninh Ích Vĩnh Lương Vĩnh Hòa

Cam Hải Đông

Thôn Đông Bắc Đông Nam Ninh Đảo Ngọc Diêm Tân Thành Cát Lợi

Đường Đệ, Bãi Tiên

Cù Hin

2.2 Đối tượng nghiên cứu

Các hộ làm nghề khai thác và chuyên ương nâng cấp giống tôm hùm bông Panulirus ornatus ở tỉnh Khánh Hòa.

1

Ghi chú

1. Đầm Môn- Đại Lãnh

2. Đầm Nha Phu-vịnh Nha Trang 3. Bãi Dài

2

3

2.3 Phương pháp nghiên cứu2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 2.3.1.1 Số liệu thứ cấp

Số liệu đã được công bố của sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Khánh Hòa, phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Vạn Ninh, Ninh Hòa, phòng Kinh tế thành phố Nha Trang, thị xã Cam Ranh, Ủy ban nhân dân các xã (phường) tại các vùng nghiên cứu và các tài liệu, sách, báo đã xuất bản có liên quan.

Các chỉ tiêu thu thập

- Chỉ tiêu về kinh tế và xã hội: Số hộ tham gia khai thác, ương nâng cấp tôm hùm.

- Chỉ tiêu về khai thác và ương nâng cấp: Hình thức khai thác, công suất tàu khai thác, vị trí khai thác và ương nâng cấp, số lượng lồng ương nâng cấp.

2.3.1.2 Số liệu sơ cấp

Số liệu thu được thông qua điều tra trực tiếp cán bộ quản lý (chủ tịch hộ nông dân) cấp xã (phường), ngư dân làm nghề khai thác và ương nâng cấp tôm hùm bông tại địa phương, dựa trên bộ câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn (phụ lục).

2.3.2 Hoạt động điều tra phỏng vấn2.3.2.1 Chọn hộ điều tra phỏng vấn 2.3.2.1 Chọn hộ điều tra phỏng vấn

Tỉnh Khánh Hòa có 3 vùng khai thác chính: Đại Lãnh-Đầm Môn, Đầm Nha Phu- Vịnh Nha Trang, Bãi Dài và 2 khu vực ương tôm chủ yếu là Đại Lãnh- Đầm Môn, Đầm Nha Phu- Vịnh Nha Trang. Căn cứ vào thực trạng nghề khai thác và ương nâng cấp tôm hùm giống ở tỉnh Khánh Hòa tiến hành chọn hộ khai thác và ương nâng cấp để điều tra. Xác định danh sách các hộ khai thác và ương nâng cấp ở các xã, phường bằng phương pháp bốc thăm ngẫu nhiên. Số mẫu điều tra hộ khai thác và hộ ương được dẫn ra ở bảng 2.2 và bảng 2.3.

Bảng 2. 2: Vùng nghiên cứu và phân bố số mẫu điều tra hộ khai thác tôm hùm giống Vùng Biển Đại Lãnh – Địa phương Xã Đại Lãnh Số hộ khai thác 535 Số hộ điều tra 33 Tỷ lệ (%) 6,2 Đầm Môn Xã Vạn Thạnh

Đầm Nha Phu - Xã Ninh Ích vịnh Nha Trang Xã Vĩnh Lương 827 51 6,2 Phường Vĩnh Hòa Bãi Dài Tổng

Xã Cam Hải Đông 440 1802

30 114

6,8 6,3

Bảng 2. 3: Vùng nghiên cứu và phân bố số mẫu điều tra hộ chuyên ương nâng cấp

Địa điểm Xã Đại Lãnh Xã Vạn Thạnh Xã Ninh Ích Xã Vĩnh Lương P. Vĩnh Hòa Tổng Số hộ chuyên ương năm 2010 10 10 8 9 11 48 Số hộ điều tra 7 7 6 7 8 35 Tỷ lệ (%) 70,0 70,0 75,0 77,8 72,7 72,9 Mặc dù, tỷ lệ phần trăm hộ điều tra khai thác giống còn thấp nhưng số mẫu điều tra đã đáp ứng đủ yêu cầu số mẫu của cuộc điều tra thống kê. Kết quả thu được đã thể hiện khá rõ hiện trạng kỹ thuật khai thác và kỹ thuật ương nâng cấp của các hộ khai thác và ương nâng cấp tôm hùm giống ở các vùng biển thuộc tỉnh Khánh Hòa.

2.3.2.2 Sơ đồ khối hoạt động điều tra

Khai thác tôm hùm giống

Hoạt động điều tra

Điều tra thứ cấp Vùng khai thác Điều tra sơ cấp

Điều kiện tự nhiên Thực trạng khai thác Thông tin về chủ hộ Thực trạng khai thác Nhận thức về nguồn lợi Vị trí địa lý, khí hậu, thủy văn, hải văn, diện tích mặt nước. Địa điểm, mùa vụ, số hộ tham gia khai thác, hình thức và cường độ khai thác.

- Tuổi, trình độ học vấn của người khai thác. - Vị trí, mùa vụ và cường độ khai thác. - Ngư cụ khai thác, thời gian khai thác. - Phương tiện sử dụng trong khai thác, số người khai thác cùng.

- Thành phần loài, kích cỡ và sản lượng tôm giống khai thác được.

Đánh giá thực trạng khai thác và sự tác động của việc khai thác đến nguồn lợi tôm hùm giống.

Ương nâng cấp tôm hùm giống

Hoạt động điều tra

Điều tra thứ cấp Vùng ương nâng cấp Điều tra sơ cấp

Điều kiện tự nhiên Thực trạng ương nâng cấp Thông tin về chủ hộ Thực trạng ương nâng cấp Vị trí địa lý, khí hậu, thủy văn, diện tích mặt nước. Địa điểm, mùa vụ, số hộ tham gia ương nâng cấp, nguồn giống đưa vào ương nâng cấp

- Tuổi, trình độ học vấn và chuyên môn của người ương.

- Mùa vụ ương, kiểu lồng ương.

- Cỡ giống, nguồn giống và mật độ thả ương, thời gian ương nâng cấp.

- Thức ăn (cách chuẩn bị, loại và nguồn thức ăn cho tôm giống ăn), số lần cho ăn/ngày, thời điểm bắt đầu cho tôm ăn sau khi thả ương

- Thời gian và cách thức vệ sinh lồng ương.

Đánh giá thực trạng ương nâng cấp tôm hùm giống của tỉnh Khánh Hòa

2.3.3 Phương pháp xử lí và phân tích số liệu2.3.3.1 Xử lí số liệu 2.3.3.1 Xử lí số liệu

Số liệu thu được sẽ mã hóa và xử lí theo từng chuyên đề riêng dựa theo bộ câu hỏi (phụ lục).

 Hiện trạng khai thác tôm hùm giống

- Hình thức khai thác: lưới mành, bẫy (lọc, lưới trủ, đá san hô), lặn - Công suất tàu, diện tích lưới

- Số lượng bẫy cọc, đá san hô, lưới trủ.

- Kích cỡ tôm khai thác được: tôm trắng, tôm bọ cạp. - Tỷ lệ tôm chết trong quá trình khai thác.

- Số ngày khai thác trong tháng, số tháng khai thác trong năm.

- Số con tôm khai thác được trên ngày, trên vụ đối với từng tàu, từng hộ khai thác bẫy, lặn bắt.

 Hiện trạng ương nâng cấp tôm hùm giống - Kiểu lồng nuôi: lồng chìm, lồng bè nổi

- Đặc điểm của lồng nuôi: diện tích, hình dạng, độ sâu khi treo lồng. - Con giống: nguồn giống, cỡ giống, chất lượng giống, mật độ thả ương. - Thức ăn: Các loại thức ăn thường dùng, thời gian bắt đầu cho ăn, số lần cho ăn trong ngày, phương pháp cho ăn.

- Mùa vụ ương: số vụ ương nâng cấp/năm, thời gian ương nâng cấp - Quản lý và chăm sóc lồng ương: thời gian vệ sinh lồng ương, san thưa mật độ, loại bỏ thức ăn thừa.

Việc sắp xếp và xử lý số liệu tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân tích, so sánh, đối chiếu và rút ra nhận xét cần thiết.

2.3.3.2 Phân tích số liệu

Số liệu thu được qua phiếu điều tra sau khi mã hóa và nhập vào máy tính sẽ được phân tích theo phương pháp thống kê mô tả. Dựa vào bảng tính Microsoft Excel 2003 và phần mềm SPSS.

Các chỉ số thống kê được dùng để mô tả các thông số về số lượng tôm giống khai thác được trên một thuyền, một hộ khai thác bằng bẫy trong năm và dựa vào các chỉ số này để rút ra nhận xét sau khi đã tiến hành phân tích so sánh.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Hiện trạng khai thác tôm hùm giống

3.1.1. Những thông tin chung về ngư dân làm nghề khai thác3.1.1.1 Cấu trúc độ tuổi của ngư dân khai thác tôm hùm giống 3.1.1.1 Cấu trúc độ tuổi của ngư dân khai thác tôm hùm giống

Độ tuổi trung bình của 114 ngư dân khai thác tham gia điều tra là 42,9 tuổi dao động từ 22-63 tuổi, trong đó dưới 30 tuổi chiếm 11,4%, từ 30 ÷ 55 tuổi chiếm 74,6%, trên 55 tuổi chiếm 14%.

Bảng 3. 1: Phân bố độ tuổi của ngư dân khai thác tôm hùm giống

(n: số phiếu điều tra) Kết quả điều tra cho thấy, độ tuổi thể hiện được sức khỏe cũng như kinh nghiệm nghề nghiệp. Những người nằm trong độ tuổi trung niên từ 30 ÷ 55 tuổi (74,6%) có sức khỏe tốt, đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm là lực lượng chính trong nghề khai thác tôm giống. Một số ngư dân dưới 30 tuổi tham gia khai thác giống với vai trò là bạn cùng đi với các chủ thuyền, họ là lực lượng quan trọng trong việc tiếp thu kinh nghiệm và duy trì nghề khai thác giống. Chủ hộ khai thác tôm giống nhỏ hơn 30 tuổi chiếm 11,4%, họ đều khai thác tôm bằng bẫy. Do hình thức nhử tôm bằng bẫy đơn giản, chi phí thấp, không cần có phương tiện hiện đại. Trong khi đó khai thác bằng mành cần phải có vốn đề đóng thuyền, trang bị lưới, mướn bạn đi cùng. Điều này cho thấy, để chuyển dịch lực lượng lao động chủ lực từ trung niên sang thanh niên, nhà nước cần phải đầu tư

STT Chỉ tiêu Tổng thể 1 2 3 Tuổi trung bình Khoảng dao động

bờ, chuyển đổi đối tượng khai thác, giảm áp lực khai thác lên con tôm giống, bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá của biển.

3.1.1.2 Trình độ học vấn của ngư dân khai thác tôm hùm giống

Trình độ văn hóa của ngư dân khai thác khá thấp. Đa số, ngư dân tham gia khai thác tôm hùm giống có trình độ văn hóa tiểu học (63,2%) và trung học cơ sở (27,1). Chỉ có 1,8% ngư dân đạt trình độ văn hóa trung học phổ thông, nhưng có tới 7,9 % trong số 114 người được điều tra không học qua trường lớp.

1.8% 7.9% 27.1%

63.2%

Không đi học Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông

Hình 3. 1: Trình độ văn hóa của chủ hộ khai thác tôm giống (n=114)

Trình độ văn hóa ảnh hưởng tới khả năng tư duy, sự tiếp nhận chủ trương chính sách của nhà nước về việc phát triển và bảo vệ nguồn lợi. Hầu hết (93,9%), ngư dân được điều tra cho rằng nguồn lợi tôm hùm giống suy giảm, số lượng tôm giống đánh bắt được ít hơn những năm trước. Tuy nhiên, chỉ có 12% trong số họ công nhận việc khai thác triệt để nguồn tôm hùm giống từ giai đoạn ấu trùng, hậu ấu trùng Puerulus, tôm con đến các con trưởng thành, kể cả tôm mang trứng vào mùa sinh sản đã làm ảnh hưởng tới nguồn lợi tôm hùm giống ngoài tự nhiên. Nhưng có tới 64% ngư dân được điều tra nhận định là sự sụt giảm nguồn lợi tôm hùm giống phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, năm có bão lớn và biển động nhiều thì tôm giống xuất hiện với mật độ cao, ngược lại biển ít động mất mùa tôm hùm giống, việc khai thác tận thu tôm hùm giống không ảnh hưởng tới nguồn lợi.

Trình độ văn hóa thấp cũng là rào cản chính trong việc lựa chọn học một nghề mới của ngư dân. Văn hóa thấp, họ không có cơ hội tìm kiếm việc làm ở

trong khối nhà máy, xí nghiệp để tăng thu nhập cho gia đình, nên sự phụ thuộc vào nghề khai thác tôm hùm giống càng lớn. Họ bám trụ với nghề khai thác, sử dụng mọi phương tiện nhằm mục đích khai thác được càng nhiều càng tốt. Thêm vào đó, do học vấn thấp, ngư dân cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp thu những thông tin khoa học về quy trình kỹ thuật khai thác và lưu giữ tôm giống đạt chất lượng cao, nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn tôm giống khai thác được, góp phần giảm áp lực khai thác giống ngoài tự nhiên, duy trì nguồn tài nguyên biển, giữ lại nguồn giống cho tự nhiên để phục hồi nguồn lợi đã dần cạn kiệt.

3.1.1.3 Kinh nghiệm khai thác giống tôm hùm

Kết quả điều tra cho thấy, ngư dân có số năm kinh nghiệm khá cao (trung bình 7,3 năm), trong đó người có kinh nghiệm làm nghề khai thác cao nhất là 11 năm, thấp nhất là một năm.

Bảng 3. 2: Năm kinh nghiệm khai thác tôm hùm giống (n=114)

Năm kinh nghiệm Dưới 5 năm Từ 5-10 năm Trên 10 năm Tổng Số người 16 90 8 114 Tần số bắt gặp (%) 14,1 78,9 7,1 100

Trái ngược với những năm trước, nghề khai thác tôm hùm giống mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngư dân. Nó trở thành nghề chính của nhiều ngư dân vùng biển, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho hầu hết các hộ dân ở các vùng khai thác chính. Một số gia đình giàu lên nhờ khai thác tôm hùm giống. Những một vài năm gần đây, đặc biệt năm 2010, mất mùa tôm hùm giống, vì vậy hầu hết tàu thuyền khai thác tôm giống phải nằm bờ hoặc chuyển đổi đối tượng khai thác. Các hộ khai thác bằng bẫy vẫn duy trì cường độ khai thác nhưng số lượng con giống khai thác được rất thấp (trung bình 0,4 con/100 bẫy/ngày). Cuộc sống của ngư dân khai thác tôm hùm giống gặp nhiều khó

Do đó, nghề này không còn thu hút nhân lực khai thác như những năm về trước. Chỉ có 14,1 % người có kinh nghiệm khai thác dưới 5 năm, riêng năm 2010 chỉ có 2 người mới tham gia khai thác tôm giống. Trong khi đó số người khai thác có kinh nghiệm từ 5 ÷ 10 năm chiếm tới 78,9 %.

3.1.2. Hiện trạng kỹ thuật khai thác tôm hùm giống3.1.2.1 Địa điểm và vị trí khai thác 3.1.2.1 Địa điểm và vị trí khai thác

Theo kết quả thu thập số liệu từ Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, Trung tâp Khuyến ngư, phòng Kinh tế các huyện và UBND các xã, phường cho thấy, tôm hùm giống tại tỉnh Khánh Hòa được khai thác ở ba khu vực chính: Vùng biển Đầm Môn – Đại Lãnh thuộc xã Đại Lãnh và xã Vạn Thạnh với diện tích khai thác 11,7 km2; vùng biển đầm Nha Phu- vịnh Nha Trang thuộc xã Ninh Vân, Ninh Ích, Lương Sơn, phường Vĩnh Hòa, có diện tích khai thác lớn nhất (29,1 km2); khu vực biển Bãi Dài thuộc xã Cam Hải Đông có diện tích khai thác là 15,5 km2.

3.1.2.2 Ngư cụ và phương thức khai thác

Toàn tỉnh Khánh Hòa có bốn hình thức khai thác tôm hùm (mành, sâm, bẫy và lặn). Mỗi một hình thức khai thác đều có các ngư cụ đặc trưng và phù hợp với từng vùng biển khác nhau.

Bảng 3. 3: Tỷ lệ phần trăm các hình thức khai thác tôm hùm tại các địa phương trong tỉnh Khánh Hòa (năm 2009-2010)

Hình thức Mành Sâm Bẫy Lặn Địa điểm (%) (%) (%) (%) Vùng biển Địa phương

Đại Lãnh –Đầm Môn Xã Đại Lãnh (n=535) Xã Vạn Thạnh

71,4 100

26,2 2,4

Đầm Nha Phu- Ninh Ích 27,8 72,2 Vịnh Nha Trang

(n=827)

Bãi Dài (n=440)

Lương Sơn Vĩnh Hòa Cam Hải Đông

20 20 22,7 2 5 73 70 77,3 5 5

(Kết quả điều tra cấp xã, phường) Phương thức khai thác tôm hùm giống tại mỗi địa phương khác nhau phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của từng vùng biển. Vùng biển xã Vạn

Thạnh quanh năm chịu sự tác động trực tiếp của sóng biển không phù hợp cho việc đặt bẫy, nên 100% ngư dân khai thác tôm giống bằng mành. Vùng biển đầm Nha Phu-vịnh Nha Trang có diện tích bãi ngang lớn, kín gió, thuận tiện cho việc đặt bẫy khai thác tôm. Do đó, tỷ lệ khai thác bằng bẫy ở các xã Ninh Ích, Lương Sơn, phường Vĩnh Hòa cao (dao động từ 70-73%). Vùng biển Bãi Dài có bãi ngang rộng dọc theo đường bờ biển, thuận tiện cho việc đặt bẫy, tỷ lệ khai thác bằng bẫy cao nhất (77,3%).

a. Hình thức khai thác bằng lưới mành và sâm

 Khai thác bằng lưới mành là hình thức kết hợp giữa loại lưới cước trủ màu xanh có cỡ mắt lưới 2a = 5 mm với chiếu sáng theo cụm. Mỗi thuyền có từ 6 – 8 máng đèn tùy thuộc vào công suất của tàu, mỗi máng đèn thường có 4 đèn tuyp. Ngoài ra các thuyền còn trang bị thêm 4-6 đèn Neon có cường độ khoảng 1000-2000W để nhử tôm hùm giống. Mặc dù, đặc điểm về chất liệu,

Một phần của tài liệu HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, ƯƠNG NÂNG cấp tôm hùm BÔNG (panulirus ornatus fabricius, 1798) và đề XUẤT GIẢI PHÁP sử DỤNG bền VỮNG NGUỒN lợi tôm hùm GIỐNG ở VÙNG BIỂN KHÁNH hòa (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w