1.4.1. Mục tiêu nghiên cứu dài hạn
Nâng cao hiệu quả khai thác động cơ chính trên đội THB CSD tại TP. HCM.
Có nhiều giải pháp để đạt được mục tiêu dài hạn trên, trong phạm vi đề
tài này, giải pháp quản lý kỹ thuật động cơ chính hợp lý được nghiên cứu. Nghiên cứu và xây dựng 3 mục tiêu ngắn hạn của giải pháp quản lý kỹ thuật
1. Kế hoạch hoá công tác bảo trì và sửa chữa kỹ thuật động cơ hợp lý. 2. Công tác quản lý thiết bị, quản lý hồ sơ kỹ thuật hợp lý.
3. Công tác quản lý cung ứng VTPT hợp lý.
Ba mục tiêu ngắn hạn này quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ với nhau để đạt được kết quả cao.
1.4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng mô hình quản lý kỹ thuật động cơ chính hợp lý trên cơ sở ứng dụng IT như một công cụ quản lý.
Mô hình bao gồm 3 modules riêng biệt nhưng liên quan chặt chẽ và hỗ trợ với nhau:
1. Ứng dụng công nghệ thông tin kế hoạch hoá công tác bảo trì và sửa chữa kỹ thuật động cơ hợp lý.
Công tác kế hoạch hóa được thực hiện trên cơ sở lý thuyết sơ đồ mạng PERT. Sau khi lập sơ đồ mạng PERT ta chuyển sơ đồ mạng PERT sang sơ đồ ngang và vẽ biểu đồ nhân lực, từ đó chúng ta có thể dễ dàng điều chỉnh, bố trí hợp lý công việc, thời gian và nhân lực một cách hợp lý. Máy tính sẽ giúp chúng ta thực hiện các công việc nói trên nhanh chóng hơn và tin cậy hơn nhiều so với thực hiện tính toán bằng tay.
2. Ứng dụng công nghệ thông tin cho công tác quản lý kỹ thuật thiết bị, quản lý hồ sơ kỹ thuật thiết bị hợp lý.
Am hiểu và nắm bắt đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, dữ liệu về động cơ diesel là rất quan trọng trong sử dụng động cơ như chúng ta đã phân tích ở trên. Để thực hiện được điều này chúng ta cần nhiều công việc và hồ sơ liên quan, máy tính sẽ giúp chúng ta cập nhật, lưu trữ, truy xuất thông tin, dữ liệu trong công tác này một cách thuận tiện, nhanh chóng và chính xác hơn
khi ta thực hiện bằng tay đồng thời lúc đó thông tin, dữ liệu về động cơ được quản lý bởi hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung.
3. Ứng dụng công nghệ thông tin cho công tác quản lý, cung ứng VTPT hợp lý.
Như chúng ta đã biết tầm quan trọng của việc quản lý VTPT đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để thực hiện công tác này, đòi hỏi cần rất nhiều công việc và nhiều giấy tờ liên quan. Nhờ máy tính mà việc xử lý các thông tin liên quan từ thông tin đầu vào cho đến thông tin đầu ra chắc chắn chính xác, kịp thời và đáng tin cậy hơn khi thực hiện bằng tay.
Tóm lại, như đã phân tích ở trên nhằm đạt được mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng động cơ chính trên THB CSD, cần có kế hoạch công tác bảo trì và sửa chữa kỹ thuật động cơ bằng sơ đồ mạng PERT, nhằm rút ngắn thời hạn thực hiện, trong đó việc điều phối các nguồn lực khác (nhân lực, vật liệu…) một cách hợp lý sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn. Khi đó, thời gian ngừng máy để BTSCKT sẽ rút ngắn lại cũng như độ tin cậy của động cơ được nâng cao hơn, đồng thời mức dữ trữ (tồn kho) tối ưu cũng được giải quyết. Tất nhiên, quản lý hồ sơ, tài liệu kỹ thuật (gọi chung là cơ sở dữ liệu) về động cơ hợp lý có vai trò quan trọng để đạt được mục đích chính nói trên. Việc ứng dụng IT để giúp con người giải quyết các vấn đề trên một cách chính xác, nhanh chóng, kịp thời và gọn nhẹ hơn. Lúc đó, thời gian và chi phí cho nhân lực quản lý giám sát liên quan đến các vấn đề này sẽ giảm, đồng thời nhân lực phục vụ sẽ có thời gian hơn để tập trung vào những việc mang tính chiến lược, sáng tạo, cuối cùng là mang hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Đây là nội dung chính của đề tài, sẽ được trình bày cụ thể trong các chương sau.
CHƯƠNG 2
XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN
KẾ HOẠCH HOÁ CÔNG TÁC BẢO TRÌ, SỬA CHỮA ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ
CHÍNH CỦA ĐỘI TÀU HÚT BÙN CSD
2.1. Đặc điểm sử dụng động cơ chính của đội tàu hút bùn CSD tại thành phố Hồ Chí Minh
Trong lĩnh vực khai thác THB CSD tại TP. HCM, hiện tại có các công ty chính sau: (xem Bảng 2-1)
Bảng 2-1
Stt Tên công ty Địa chỉ Sbùn CSD (chiố lượng tàu hút ếc)
1 Công ty Thi Công Cơ Giới Thủy – Đầu Tư & Xây Dựng Phường Tân Thuận Đông – Quận 7 61
2 Công ty Nạo Vét Đường Thủy 2 Quận Bình Thạnh Phường 22 – 15
3 Tổng Công ty Xây Dựng 4 Quận Bình Thạnh Phường 26 – 09
Đa số các THB CSD đều được nhập nguyên chiếc từ nước ngoài, một số ít được đóng tại Việt Nam nhưng động cơ được nhập từ nước ngoài. Động cơ chính là động cơ diesel được lắp đặt nhằm cho việc dẫn động bơm bùn để hút các vật chất nạo vét và đẩy đến nơi qui định. Hiện tại, động cơ chính trên đội THB CSD tại TP.HCM chủ yếu lắp đặt các loại động cơ: Caterpillar dòng
3400, 3500; 3Д12; Baudouin DNP12SR. Trong đó, động cơ của Caterpillar bắt đầu được sử dụng nhiều trong khoảng 10 năm trở lại đây và ngày càng được thay thế dần cho các loại động cơ khác. Có được vị trí này do ngoài danh tiếng của động cơ Caterpillar còn có những ưu điểm: sự sẵn sàng hỗ trợ của các đại lý của Caterpillar tại Việt nam, đó là sự sẵn có của phụ tùng chính hãng để thay thế, đội ngũ chuyên gia kỹ thuật giỏi và chế độ chăm sóc động cơ cho khách hàng chu đáo. Tất cả các động cơ Caterpillar sử dùng vòi phun cụm liên hợp, thay vì dùng bơm cao áp và vòi phun rời như các động cơ khác, yếu tố này ảnh hưởng đến chất lượng tiêu thụ nhiên liệu và chất lượng đốt cháy nhiên liệu cũng như ảnh hưởng đến độ độc hại của khí thải.
Các thông số kỹ thuật cơ bản của động cơ 3Д12, BauDuoin DNP12SR và Caterpillar dòng 3400, 3500 được trình bày trong Phụ Lục I.
Ngoài động cơ chính ra, trên THB CSD còn có 1 đến 2 động cơ phụ khác. Nhiệm vụ của động cơ phụ là để lai máy phát điện chính, lai hệ thống bơm thuỷ lực để cung cấp năng lượng cho hệ công trình và hệ thống điều khiển trên tàu, hoặc là máy phát điện dự phòng (máy đèn).
Đa số các THB CSD tại TP.HCM đều là tàu nạo vét sông, chiếm khoảng 90% trong tổng số THB CSD, thường hoạt động ở môi trường nước ngọt hay nước lợ và tập trung ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, số còn lại là tàu nạo vét biển, có thể hoạt động thi công trên biển trong vùng hạn chế cấp II.
Động cơ chính được lắp đặt trên THB CSD đúng yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất và thường xuyên khai thác ở chế độ 70% - 80% tải định mức. Động cơ được vận hành và bảo trì kỹ thuật theo đúng qui trình. Nhiên liệu, dầu bôi trơn, chất làm mát sử dụng cho động cơ đảm bảo đạt yêu cầu theo khuyến nghị của nhà chế tạo hoặc loại tương đương cho từng loại động cơ.
Tuy nhiên, một khó khăn là các phụ tùng thay thế không đồng bộ đối với loại động cơ 3Д12 (Liên Xô sản xuất) và Baudoin DNP 12 (Pháp sản xuất), vì
các hãng sản xuất các động cơ này đã không còn sản xuất loại này nữa mà chuyển sang loại khác.
Các công ty có đội ngũ CBKT và CN lâu năm, nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là đối với loại động cơ 3Д12 và Baudouin DNP12SR đã sử dụng trên 20 năm nay. Riêng với động cơ Caterpillar vẫn còn nhiều điểm mới đối với đội ngũ CN, tuy nhiên các công ty đã tiến hành huấn luyện cho CN am hiểu về đặc điểm kỹ thuật của động cơ cũng như cách sử dụng và bảo trì kỹ thuật.
Vì vậy, có thể nói rằng việc vận hành, bảo trì kỹ thuật các động cơ chính trên THB CSD của các công ty tuân thủ đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật của các nhà sản xuất để bảo đảm động cơ luôn hoạt động tốt phục vụ sản xuất.
2.2. Phân tích hiện trạng về quản lý kỹ thuật động cơ chính của đội tàu hút bùn CSD của công ty DIC tàu hút bùn CSD của công ty DIC
Do Công ty Thi Công Cơ Giới Thủy – Đầu Tư & Xây Dựng là công ty hàng đầu về lĩnh vực khai thác THB CSD tại TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung, hơn nữa công ty đang quản lý phần lớn các THB CSD với nhiều chủng loại động cơ chính, nên được lựa chọn làm đại diện cho ngành THB CSD tại TP.HCM để nghiên cứu thực hiện đề tài.
2.2.1. Khái quát về công ty DIC
2.2.1.1.Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển
Tên doanh nghiệp: Công Ty Thi Công Cơ Giới Thuỷ – Đầu Tư & Xây Dựng (tên cũ: Công Ty Tàu Cuốc II).
Tên giao dịch: DREDGING INVESTERMENT & CONSTRUCTION CO. – DIC
Trụ sở: 16/9 Đường Bùi Văn Ba, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM
Công Ty Tàu Cuốc II được thành lập theo quyết định số 2845/QĐ/TCCB của Bộ Thuỷ Lợi ngày 04/12/1975 trên cơ sở điều động một số cán bộ từ Công Ty Tàu Cuốc I (được thành lập từ năm 1965 ở miền Bắc) vào tiếp quản cơ sở của Tổng Nha Thuỷ Nông chế độ Sài Gòn cũ.
Địa bàn hoạt động chính của công ty ngoài các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long còn ở các tỉnh trong phạm vi cả nước.
Ngày 01/8/2001 Công Ty Tàu Cuốc II chính thức đổi tên thành Công ty Thi Công Cơ Giới Thuỷ – Đầu Tư & Xây Dựng.
Công ty đã được Nhà nước tuyên dương ANH HÙNG LAO ĐỘNG và được khen thưởng nhiều Huân-Huy chương-Huy hiệu cao quý khác. Liên tục nhiều năm công ty được tặng thưởng cờ thi đua của ngành và của Thủ Tướng Chính Phủ.
2.2.1.2.Năng lực thiết bị
Công ty được trang bị một dây chuyền công nghệ cho sản phẩm đất khép kín bằng cơ giới thuỷ bao gồm các thiết bị chuyên dùng:
• 02 THB CSD của Hà Lan 3.800 CV với công suất 2.000m3 đất đào/giờ;
• 09 THB CSD của Hà Lan 600 CV với công suất 250m3 đất đào/giờ;
• 25 THB CSD của Pháp 900 CV với công suất 500m3 đất đào/giờ;
• 25 THB CSD của Liên Xô 600 CV với công suất 200m3 đất đào/giờ;
• 25 xáng cạp các loại từ 0,7 đến 1,8m3/ gầu; • 10 máy ủi, công suất 75CV đến 170CV;
• 20 xe vận tải từ 15 tấn trở lên;
• 01 dây chuyền công nghệ trang bị cho xí nghiệp Cơ Khí Sửa Chữa Tàu Xe Máy có năng lực sửa chữa 250 động cơ/năm.
2.2.1.3.Nhiệm vụ của công ty
Hiện nay công ty được giao nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chuyên ngành thi công cơ giới thủy bao gồm:
• Nạo vét, đào đắp các trục giao thông thủy, kênh thủy lợi, cảng, cửa sông, cửa biển, bến cảng, hồ chứa nước;
• Khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng;
• Xây dựng công trình thủy lợi, phần thủy công công trình thủy điện;
• Xây dựng cầu cảng, kè bảo vệ chống sạt lở bờ sông, bờ biển; • San lấp mặt bằng và nền công trình dân dụng – công nghiệp – giao thông;
• Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông và công nghiệp; • Đóng mới, cải tạo, sửa chữa các phương tiện thi công công trình thủy, vận chuyển thủy –bộ;
• Sản xuất, lắp đặt cửa cống và thiết bị đóng mở.
Sản phẩm chính của công ty là thi công đất với THB CSD, xáng cạp, máy đào. Sản phẩm phụ là xây đúc, cơ khí sửa chữa tàu, xe máy chuyên dùng.
2.2.2. Khái quát về công tác tổ chức quản lý
2.2.2.1.Cơ cấu tổ chức, quản lý sản xuất
Công ty tổ chức và quản lý theo mô hình Xí nghiệp liên hợp, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản riêng, có con dấu theo mẫu qui định. Các xí nghiệp trực thuộc Công ty thực hiện chế độ hạch toán kinh tế nội
bộ, theo phân cấp của Công ty. ( xem Hình 2-1).
Mô hình cán bộ quản lý tổ chức theo cơ cấu trực tuyến – chức năng, đảm bảo theo yêu cầu quản lý thông tin nhanh, chính xác, kịp thời có hiệu quả và hiệu lực. Giám đốc trực tiếp chỉ đạo các bộ phận sản xuất chính, các phòng ban thường xuyên giám sát toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp thành viên để tham mưu cho Giám đốc. Các phòng ban có quan hệ trực tiếp đến các xí nghiệp nhưng không can thiệp vào quá trình sản xuất kinh doanh mà chỉ quản lý, hướng dẫn về nghiệp vụ.
2.2.2.2.Chức năng và nhiệm vụ các phòng
Công ty tổ chức 6 phòng để giúp việc cho Giám đốc về các mặt hoạt động.
1. Phòng Kinh Tế Kế Hoạch
Chức năng: Quản lý kinh tế - kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Nhiệm vụ chính: Dự báo và điều phối kế hoạch sản xuất kinh doanh.
2. Phòng Kế Toán Tài Vụ
Có chức năng quản lý tài chính toàn Công ty theo chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước.
Nhiệm vụ chính của Phòng Kế toán Tài Vụ là quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn sản xuất kinh doanh và các quĩ thuộc Công ty quản lý.
3. Phòng Điện Toán
Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc Công ty về phương hướng phát triển trong lĩnh vực tin học; nghiên cứu tổ chức áp dụng tin học vào các mặt quản lý của Công ty.
4. Phòng Kỹ Thuật Thiết Bị-Vật Tư
Có chức năng quản lý, khai thác thiết bị cơ giới thủy – bộ, cơ khí và VTPT.
Nhiệm vụ chính là quản lý số lượng, chất lượng và khai thác thiết bị có hiệu quả.
5. Phòng Tổ Chức Hành Chính
Có chức năng tổ chức nhân sự và quản trị hành chính của Công ty. Nhiệm vụ chính là tham mưu cho Giám đốc việc tổ chức bộ máy quản lý nhân sự từ Công ty đến đơn vị thành viên – đơn vị trực thuộc; thiết lập những nguyên tắc cơ bản đảm bảo cho bộ máy Công ty hoạt động đúng pháp luật.
6. Phòng Dự Án:
Có nhiệm vụ thu thập thông tin, tiếp cận và theo đuổi các dự án ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của Nhà nước, trong khu vực Đông Nam Á phù hợp với năng lực của Công ty.
2.2.3. Về quản lý kỹ thuật động cơ diesel
2.2.3.1.Nguồn nhân lực
Công ty có đội ngũ cán bộ kỹ thuật (CBKT) và công nhân kỹ thuật (CN) lâu năm có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý và sử dụng động cơ diesel nói riêng và THB CSD nói chung. Hiện tại, công ty có 150 kỹ sư bao gồm: kỹ sư cơ khí, điện, máy, thủy lợi, xây dựng, kinh tế… và gần 600 CN đặc chủng chuyên ngành: vận hành máy, điện THB CSD được đào tạo qua các trường kỹ thuật.
Công ty rất quan tâm việc nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ quản lý cho các CBKT và thường xuyên tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho đội ngũ CN, đặc biệt là huấn luyện cho CN về kỹ thuật vận
hành, BTSCKT các loại động cơ mới do các nước tư bản sản xuất được nhập về sau này. Vì một điều thực tế rằng, hầu hết thợ thuyền lâu năm có kinh nghiệm hiện nay được đào tạo và sử dụng lâu năm các loại động cơ do các nước XHCN sản xuất.
2.2.3.2.Phương thức tổ chức
Phương thức tổ chức quản lý của công ty và chức năng nhiệm vụ cuả của các phòng ban đã trình bày ở phần trên, mục 2.2.2.2.
Đối với xí nghiệp thành viên: • Phòng sản xuất:
Quản lý thiết bị của đơn vị mình, bao gồm cả hồ sơ QLKT của thiết bị.
Chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, theo dõi TTKT, tình hình hoạt động của thiết bị và báo cáo theo định kỳ với phòng Kỹ Thuật Thiết Bị- Vật Tư