Về quản lý kỹ thuật động cơ diesel

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng động cơ chính của đội tàu hút bùn tại tp hồ chí minh trên cơ sở xây dựng hệ thống thông tin về kế hoạch hoá công tác bảo trì, sửa chữa (Trang 50 - 55)

2.2.3.1.Ngun nhân lc

Công ty có đội ngũ cán bộ kỹ thuật (CBKT) và công nhân kỹ thuật (CN) lâu năm có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý và sử dụng động cơ diesel nói riêng và THB CSD nói chung. Hiện tại, công ty có 150 kỹ sư bao gồm: kỹ sư cơ khí, điện, máy, thủy lợi, xây dựng, kinh tế… và gần 600 CN đặc chủng chuyên ngành: vận hành máy, điện THB CSD được đào tạo qua các trường kỹ thuật.

Công ty rất quan tâm việc nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ quản lý cho các CBKT và thường xuyên tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho đội ngũ CN, đặc biệt là huấn luyện cho CN về kỹ thuật vận

hành, BTSCKT các loại động cơ mới do các nước tư bản sản xuất được nhập về sau này. Vì một điều thực tế rằng, hầu hết thợ thuyền lâu năm có kinh nghiệm hiện nay được đào tạo và sử dụng lâu năm các loại động cơ do các nước XHCN sản xuất.

2.2.3.2.Phương thc t chc

Phương thức tổ chức quản lý của công ty và chức năng nhiệm vụ cuả của các phòng ban đã trình bày ở phần trên, mục 2.2.2.2.

Đối với xí nghiệp thành viên: • Phòng sản xuất:

Quản lý thiết bị của đơn vị mình, bao gồm cả hồ sơ QLKT của thiết bị.

Chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, theo dõi TTKT, tình hình hoạt động của thiết bị và báo cáo theo định kỳ với phòng Kỹ Thuật Thiết Bị- Vật Tư (P.KTTB-VT). Chịu trách nhiệm kiểm tra, khắc phục các sự cố, chỉ đạo và thực hiện các định kỳ bảo trì kỹ thuật, sửa chữa thuộc phân cấp của mình và báo cáo công việc đã thực hiện, kết quả với P. KTTB-VT Công ty; Báo cáo, đề nghị với P.KTTB-VT Công ty các công việc ngoài khả năng giải quyết, ngoài phân cấp của mình. Ngoài ra, phòng sản xuất xí nghiệp lập kế hoạch nhu cầu sử dụng VTPT của mình và báo cáo định kỳ với P.KTTB-VT.

• Tàu trưởng, máy trưởng:

Chịu trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ và trực tiếp khai thác thiết bị, tài sản đúng quy trình, quy định của Công ty. Tổ chức nhân lực thực hiện công việc bảo trì kỹ thuật và sửa chữa dưới sự chỉ đạo của cấp trên. Chịu trách nhiệm báo cáo với cấp trên về tình hình hoạt động của tàu mình quản lý.

2.2.3.3.Thông tin qun lý

Thông tin ở đây là tin của Hồ sơ QLKT.

Mô hình các dòng thông tin quản lý động cơ diesel của công ty DIC được mô tả ở hình 2-2.

Khi CBKT thuộc phòng sản xuất xí nghiệp nhận được thông tin từ tàu trưởng, máy trưởng về một vấn đề nào đó thì tiến hành kiểm tra, xử lý nếu thuộc phân cấp và khả năng của mình. Trường hợp còn lại xí nghiệp báo cáo lên P.KTTB-VT công ty. Sau đó, P.KTTB-VT xem xét, cho CBKT công ty kiểm tra và báo cáo lên cấp trên của mình để có phương án xử lý. Quá trình xử lý được tiến hành dưới sự chỉ đạo của CBKT công ty, thông tin về nội dung thực hiện và kết quả được ghi nhận bằng văn bản để lưu giữ và báo cáo.

Giám đốc Công ty Formatted: Centered

: Thông tin xuống, quản lý dọc. : Thông tin xuống, chức năng.

: Thông tin lên, báo cáo, phản hồi. : Thông tin lên, giúp việc.

:Thông tin không thường xuyên. Giám đốc xí nghiệp

Tàu trưởng, Máy trưởng

P. Kỹ Thuật Thiết Bị- VTPT

P. Sản xuất xí nghiệp Phó giám đốc kỹ thuật

Hình 2-2: Mô hình tổ chức và các dòng thông tin quản lý

Hiện tại, thông tin, dữ liệu của động cơ chính nói riêng và các thiết bị khác nói chung của công ty được quản lý bằng hệ thống giấy tờ. Dữ liệu được thu thập từ nhiều người khác nhau, từ nhiều quá trình và thời điểm khác nhau. Qua phân tích trên ta nhận thấy thông tin, dữ liệu về động cơ bị phân tán, chậm trễ, thậm chí thiếu tính chính xác của nó. Mặt khác, với hình thức quản lý dữ liệu hiện tại sẽ gây khó khăn, mất nhiều thời gian, thiếu tính chính xác, kịp thời và nhàm chán trong việc tìm kiếm và xử lý thông tin đồng thời không thể đảm bảo cho mọi người có một cách nhìn thống nhất về trạng thái của động cơ. Những tồn tại này sẽ ảnh hưởng bất lợi đến hiệu quả sử dụng động cơ. Có lẽ, vấn đề này xuất phát từ quan điểm và nhận thức không đầy đủ về mức độ quan trọng của dữ liệu.

Hồ sơ QLKT của động cơ chính trên THB CSD gồm: Tài liệu kỹ thuật và hồ sơ kỹ thuật.

Tài liệu kỹ thuật là các tài liệu kỹ thuật về động cơ do nhà chế tạo cung

cấp.

Hồ sơ kỹ thuật là các hồ sơ, tài liệu do công ty lập nên để theo dõi, quản

lý trạng thái kỹ thuật động cơ, như: Quy trình bảo trì định kỳ; Nhật ký máy; Báo cáo tình hình hoạt động tàu máy; Báo cáo hư hỏng đột xuất; Các loại biên bản kiểm tra, BTSCKT; Lý lịch máy.

• Quy trình bảo trì định kỳ

Trên cơ sở quy trình bảo trì kỹ thuật định kỳ của nhà sản xuất, điều kiện thực tế khai thác và kinh nghiệm đúc kết được, công ty đã xây dựng quy trình bảo trì kỹ thuật mới cho từng chủng loại động cơ.

• Nhật ký máy:

- Nhật ký máy là một văn kiện để đảm bảo việc quản lý máy được tốt về mặt kỹ thuật, nó phản ảnh nội dung bảo quản, sử dụng, điều khiển cũng như chỉ tiêu nhiên liệu và tổng kết thời gian sử dụng máy được đầy đủ.

- Thể hiện được tình hình hoạt động của động cơ trong ca làm việc, bao gồm các thông số làm việc của động cơ, và các công việc đã làm, nguyên nhân, lý do, hiện tượng xảy ra trong ca.

- Nhờ vào nhật ký máy mà CN sẽ được nâng cao trình độ kỹ thuật và phát huy tinh thần trách nhiệm của mình cho nên nó có tầm quan trọng đặc biệt không thể coi thường trong việc ghi chép và quản lý nó.

- Trong nhật ký máy phải ghi chép: cấp bảo trì 1; 2; 3 lần thứ mấy, nội dung, tình trạng trước và sau bảo trì, ngoài ra nó còn thể hiện được số công làm bảo trì, tiêu hao nhiên liệu dầu mỡ.

- Cứ cuối hàng tháng, máy trưởng tổng kết vào trang cuối, gửi sổ nhật ký về phòng sản xuất xí nghiệp.

• Báo cáo tình hình hoạt động tàu máy:

Hàng tháng, xí nghiệp báo cáo số giờ hoạt động, TTrKT, địa điểm hiện tại của tàu/động cơ về công ty.

• Báo cáo hư hỏng đột xuất:

Dùng cho các tàu và xí nghiệp báo cáo các hư hỏng đột xuất. Báo cáo phản ảnh hiện tượng trước và sau khi xảy ra hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng và biện pháp khắc phục, kiến nghị đề xuất với cấp trên.

• Biên bản kiểm tra kỹ thuật định kỳ hoặc hàng năm; Biên bản báo cáo bảo trì kỹ thuật; Biên bản sửa chữa.

- Các hiện tượng biểu hiện tình trạng trước và sau khi kiểm tra, BTSCKT được ghi chép vào biên bản;

- Nội dung công việc đã làm cũng được thể hiện một cách cơ bản, ngắn gọn ở đây;

- Các thông số kỹ thuật thu nhận được trước và sau khi kiểm tra, BTSCKT phải ghi chép đầy đủ. Việc này tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập

kế hoạch BTSCKT lần sau và công tác cung ứng VTPT. Đồng thời là thông tin cần thiết cho việc làm đăng kiểm;

- Những thông tin cơ bản trong các bản báo cáo này sẽ được cập nhật vào lý lịch máy.

• Lý lịch máy:

Lý lịch máy do Công ty thống nhất cấp phát, mỗi tàu phải lập thành 03 quyển: 01 quyển tàu trưởng quản lý, 01 quyển do xí nghiệp quản lý, 01 quyển do công ty quản lý. Trong lý lịch máy thể hiện các thông tin sau về động:

- Một số thông số cơ bản, đặc điểm kỹ thuật của động cơ do nhà sản xuất cung cấp;

- Số giờ hoạt động của động cơ hàng tháng, hàng năm và giờ tích lũy;

- Các vụ hư hỏng chính được ghi nhận ngắn gọn ở đây; - Các kỳ kiểm tra kỹ thuật và kết quả kiểm tra;

- Ghi nhận ngắn gọn thông tin chính, đặc trưng của nội dung công việc bảo trì kỹ thuật và sửa chữa động cơ;

- Các chi tiết, bộ phận chính thay thế được ghi nhận ở đây.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng động cơ chính của đội tàu hút bùn tại tp hồ chí minh trên cơ sở xây dựng hệ thống thông tin về kế hoạch hoá công tác bảo trì, sửa chữa (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)