Nhiệm vụ nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng động cơ chính của đội tàu hút bùn tại tp hồ chí minh trên cơ sở xây dựng hệ thống thông tin về kế hoạch hoá công tác bảo trì, sửa chữa (Trang 41 - 45)

Xây dựng mô hình quản lý kỹ thuật động cơ chính hợp lý trên cơ sở ứng dụng IT như một công cụ quản lý.

Mô hình bao gồm 3 modules riêng biệt nhưng liên quan chặt chẽ và hỗ trợ với nhau:

1. Ứng dụng công nghệ thông tin kế hoạch hoá công tác bảo trì và sửa chữa kỹ thuật động cơ hợp lý.

Công tác kế hoạch hóa được thực hiện trên cơ sở lý thuyết sơ đồ mạng PERT. Sau khi lập sơ đồ mạng PERT ta chuyển sơ đồ mạng PERT sang sơ đồ ngang và vẽ biểu đồ nhân lực, từ đó chúng ta có thể dễ dàng điều chỉnh, bố trí hợp lý công việc, thời gian và nhân lực một cách hợp lý. Máy tính sẽ giúp chúng ta thực hiện các công việc nói trên nhanh chóng hơn và tin cậy hơn nhiều so với thực hiện tính toán bằng tay.

2. Ứng dụng công nghệ thông tin cho công tác quản lý kỹ thuật thiết bị, quản lý hồ sơ kỹ thuật thiết bị hợp lý.

Am hiểu và nắm bắt đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, dữ liệu về động cơ diesel là rất quan trọng trong sử dụng động cơ như chúng ta đã phân tích ở trên. Để thực hiện được điều này chúng ta cần nhiều công việc và hồ sơ liên quan, máy tính sẽ giúp chúng ta cập nhật, lưu trữ, truy xuất thông tin, dữ liệu trong công tác này một cách thuận tiện, nhanh chóng và chính xác hơn

khi ta thực hiện bằng tay đồng thời lúc đó thông tin, dữ liệu về động cơ được quản lý bởi hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung.

3. Ứng dụng công nghệ thông tin cho công tác quản lý, cung ứng VTPT hợp lý.

Như chúng ta đã biết tầm quan trọng của việc quản lý VTPT đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để thực hiện công tác này, đòi hỏi cần rất nhiều công việc và nhiều giấy tờ liên quan. Nhờ máy tính mà việc xử lý các thông tin liên quan từ thông tin đầu vào cho đến thông tin đầu ra chắc chắn chính xác, kịp thời và đáng tin cậy hơn khi thực hiện bằng tay.

Tóm lại, như đã phân tích ở trên nhằm đạt được mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng động cơ chính trên THB CSD, cần có kế hoạch công tác bảo trì và sửa chữa kỹ thuật động cơ bằng sơ đồ mạng PERT, nhằm rút ngắn thời hạn thực hiện, trong đó việc điều phối các nguồn lực khác (nhân lực, vật liệu…) một cách hợp lý sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn. Khi đó, thời gian ngừng máy để BTSCKT sẽ rút ngắn lại cũng như độ tin cậy của động cơ được nâng cao hơn, đồng thời mức dữ trữ (tồn kho) tối ưu cũng được giải quyết. Tất nhiên, quản lý hồ sơ, tài liệu kỹ thuật (gọi chung là cơ sở dữ liệu) về động cơ hợp lý có vai trò quan trọng để đạt được mục đích chính nói trên. Việc ứng dụng IT để giúp con người giải quyết các vấn đề trên một cách chính xác, nhanh chóng, kịp thời và gọn nhẹ hơn. Lúc đó, thời gian và chi phí cho nhân lực quản lý giám sát liên quan đến các vấn đề này sẽ giảm, đồng thời nhân lực phục vụ sẽ có thời gian hơn để tập trung vào những việc mang tính chiến lược, sáng tạo, cuối cùng là mang hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Đây là nội dung chính của đề tài, sẽ được trình bày cụ thể trong các chương sau.

CHƯƠNG 2

XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN

KẾ HOẠCH HOÁ CÔNG TÁC BẢO TRÌ, SỬA CHỮA ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐỘNG CƠ

CHÍNH CỦA ĐỘI TÀU HÚT BÙN CSD

2.1. Đặc điểm sử dụng động cơ chính của đội tàu hút bùn CSD tại thành phố Hồ Chí Minh

Trong lĩnh vực khai thác THB CSD tại TP. HCM, hiện tại có các công ty chính sau: (xem Bảng 2-1)

Bảng 2-1

Stt Tên công ty Địa chỉ Sbùn CSD (chiố lượng tàu hút ếc)

1 Công ty Thi Công Cơ Giới Thủy – Đầu Tư & Xây Dựng Phường Tân Thuận Đông – Quận 7 61

2 Công ty Nạo Vét Đường Thủy 2 Quận Bình Thạnh Phường 22 – 15

3 Tổng Công ty Xây Dựng 4 Quận Bình Thạnh Phường 26 – 09

Đa số các THB CSD đều được nhập nguyên chiếc từ nước ngoài, một số ít được đóng tại Việt Nam nhưng động cơ được nhập từ nước ngoài. Động cơ chính là động cơ diesel được lắp đặt nhằm cho việc dẫn động bơm bùn để hút các vật chất nạo vét và đẩy đến nơi qui định. Hiện tại, động cơ chính trên đội THB CSD tại TP.HCM chủ yếu lắp đặt các loại động cơ: Caterpillar dòng

3400, 3500; 3Д12; Baudouin DNP12SR. Trong đó, động cơ của Caterpillar bắt đầu được sử dụng nhiều trong khoảng 10 năm trở lại đây và ngày càng được thay thế dần cho các loại động cơ khác. Có được vị trí này do ngoài danh tiếng của động cơ Caterpillar còn có những ưu điểm: sự sẵn sàng hỗ trợ của các đại lý của Caterpillar tại Việt nam, đó là sự sẵn có của phụ tùng chính hãng để thay thế, đội ngũ chuyên gia kỹ thuật giỏi và chế độ chăm sóc động cơ cho khách hàng chu đáo. Tất cả các động cơ Caterpillar sử dùng vòi phun cụm liên hợp, thay vì dùng bơm cao áp và vòi phun rời như các động cơ khác, yếu tố này ảnh hưởng đến chất lượng tiêu thụ nhiên liệu và chất lượng đốt cháy nhiên liệu cũng như ảnh hưởng đến độ độc hại của khí thải.

Các thông số kỹ thuật cơ bản của động cơ 3Д12, BauDuoin DNP12SR và Caterpillar dòng 3400, 3500 được trình bày trong Phụ Lục I.

Ngoài động cơ chính ra, trên THB CSD còn có 1 đến 2 động cơ phụ khác. Nhiệm vụ của động cơ phụ là để lai máy phát điện chính, lai hệ thống bơm thuỷ lực để cung cấp năng lượng cho hệ công trình và hệ thống điều khiển trên tàu, hoặc là máy phát điện dự phòng (máy đèn).

Đa số các THB CSD tại TP.HCM đều là tàu nạo vét sông, chiếm khoảng 90% trong tổng số THB CSD, thường hoạt động ở môi trường nước ngọt hay nước lợ và tập trung ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, số còn lại là tàu nạo vét biển, có thể hoạt động thi công trên biển trong vùng hạn chế cấp II.

Động cơ chính được lắp đặt trên THB CSD đúng yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất và thường xuyên khai thác ở chế độ 70% - 80% tải định mức. Động cơ được vận hành và bảo trì kỹ thuật theo đúng qui trình. Nhiên liệu, dầu bôi trơn, chất làm mát sử dụng cho động cơ đảm bảo đạt yêu cầu theo khuyến nghị của nhà chế tạo hoặc loại tương đương cho từng loại động cơ.

Tuy nhiên, một khó khăn là các phụ tùng thay thế không đồng bộ đối với loại động cơ 3Д12 (Liên Xô sản xuất) và Baudoin DNP 12 (Pháp sản xuất), vì

các hãng sản xuất các động cơ này đã không còn sản xuất loại này nữa mà chuyển sang loại khác.

Các công ty có đội ngũ CBKT và CN lâu năm, nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là đối với loại động cơ 3Д12 và Baudouin DNP12SR đã sử dụng trên 20 năm nay. Riêng với động cơ Caterpillar vẫn còn nhiều điểm mới đối với đội ngũ CN, tuy nhiên các công ty đã tiến hành huấn luyện cho CN am hiểu về đặc điểm kỹ thuật của động cơ cũng như cách sử dụng và bảo trì kỹ thuật.

Vì vậy, có thể nói rằng việc vận hành, bảo trì kỹ thuật các động cơ chính trên THB CSD của các công ty tuân thủ đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật của các nhà sản xuất để bảo đảm động cơ luôn hoạt động tốt phục vụ sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng động cơ chính của đội tàu hút bùn tại tp hồ chí minh trên cơ sở xây dựng hệ thống thông tin về kế hoạch hoá công tác bảo trì, sửa chữa (Trang 41 - 45)