Yêu cầu nhân lực và tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng động cơ chính của đội tàu hút bùn tại tp hồ chí minh trên cơ sở xây dựng hệ thống thông tin về kế hoạch hoá công tác bảo trì, sửa chữa (Trang 70 - 74)

Trên thực tế, việc hoàn thành các các công việc như tính toán trên sơ đồ mạng là điều khó khăn. Nhiều lý do sẽ làm cho công việc này chậm lại và công việc kia thì lại hoàn thành sớm hơn, lúc này sơ đồ mạng sẽ bị thay đổi. Vì vậy, trong quá trình thực hiện cần thiết phải lập lại mạng, tính toán lại các thông số; điều đó cũng có nghĩa là phải lập một “nhóm sơ đồ mạng” để điều khiển tiến độ hoành thành kế hoạch.

2.4.3.1.Yêu cu v nhân lc

Trước hết, tất cả các CBKT phụ trách công tác BTSCKT động cơ chính của P.KTTB-VTPT công ty phải biết cơ bản về sơ đồ mạng và biết sử dụng tin học để điều khiển tiến độ dự án.

Cần 01 kỹ sư IT để quản trị cơ sở dữ liệu. Người quản trị hệ thống được cấp quyền Admin và tùy theo nhu cầu của User cụ thể mà tạo và phân quyền

qua chức năng quản trị của chương trình. Bất cứ ai có nghiệp vụ và có kiến thức IT cơ bản, được đăng ký vào danh sách User đều có thể sử dụng chương trình. Chương trình truy xuất có thể được cài đặt tại bất cứ máy trạm nào có nối mạng chia sẻ file với máy có database

2.4.3.2.T chc b máy

1. Phòng Kỹ Thuật Thiết Bị – Vật tư chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức và điều khiển tiến độ thực hiện kế hoạch.

Công việc của P.KTTB-VT:

• Giao nhiệm vụ cho bộ phận kế hoạch và kỹ thuật làm việc này • Thành lập nhóm chuyên môn mang tên “Nhóm sơ đồ mạng”. Trách nhiệm, quyền hạn và nội dung công việc của nhóm này phải quy định rõ ràng và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của P.KTTB-VT.

2. Nhóm sơ đồ mạng gồm • Thành phần nhân lực:

- Phó P.KTTB-VTPT làm trưởng nhóm.

- Từ 01 đến 02 kỹ sư kỹ thuật nắm vững kiến thức về sơ đồ mạng và biết sử dụng thành thạo máy tính

- Một kỹ sư phụ trách kế hoạch sử dụng thành thạo máy tính - Về kỹ sư Công Nghệ Thông Tin là nhân lực của phòng điện toán: 01 kỹ sư Công Nghệ Thông Tin và 01 kỹ thuật viên tin học.

• Nhiệm vụ của nhóm sơ đồ mạng:

- Trong quá trình lập và hoàn thiện sơ đồ mạng ban đầu: + Lập các mạng con (nếu cần) để ghép lại thành sơ đồ mạng ban đầu.

+ Chuyển sơ đồ mạng sang sơ đồ ngang

+ Lập bảng cung cấp nhân lực, VTPT,.. xác định khả năng cung cấp, đề xuất các phương án cần thiết để kế hoạch lập ra có cơ sở thực hiện đúng thời hạn

+ Trình trưởng P.KTTB-VT thông qua toàn bộ kế hoạch đã lập.

- Trong thời gian điều khiển thi công:

+ Cùng với các CBKT, tổ chức phổ biến rộng rãi cho cán bộ, CN sơ đồ mạng kế hoạch tổ chức thực hiện dự án theo phương pháp sơ đồ mạng

+ Giao nhiệm vụ cho từng bộ phận, cá nhân CBKT bằng “phiếu công việc”

+ Nhận định tình hình, đề ra biện pháp xử lý khi có biến động

+ Báo cáo định kỳ các vấn đề trên cho cấp trên

Tóm lại, qua phân tích hiện trạng công tác BTSCKT động cơ chính trên THB CSD và công tác QLKT cùng với công tác cung ứng VTPT tại công ty DIC, ta thấy còn nhiều tồn tại cần phải quan tâm.

Trước hết phải nói đến công tác kế hoạch BTSCKT động cơ chính, nó còn mang định tính rất nhiều, thiếu tính chủ động, kém hiệu quả. chưa áp dụng một giải pháp nào để kế hoạch hoá công tác này một cách hợp lý, nhằm tối ưu hoá thời gian hoàn thành kế hoạch với sự điều phối các nguồn tài nguyên một cách hiệu quả, đối phó được các rủi ro, các tình huống phức tạp khác nhau. Cuối cùng, nhằm nâng cao hiệu quả khai thác động cơ, đáp ứng yêu cầu sản xuất.

làm trên hệ thống giấy tờ. Thu thập và quản lý dữ liệu về động cơ một cách manh mún, phân tán mà chưa có hệ thống dữ liệu tập trung, làm cho việc đánh giá trạng thái động cơ không chính xác, không thống nhất và tốn nhiều thời gian.

Tiếp theo, công tác cung ứng VTPT cho động cơ còn mang định tính cao, việc hoạch định nhu cầu VTPT chưa hiệu quả, mức dự trữ chưa hợp lý, nguyên nhân được quan tâm là VTPT chưa được dự báo chính xác.

Hơn nữa, các công tác trên chưa trở thành một hệ thống liên kết hỗ trợ với nhau, hoạt động đồng bộ để mang lại hiệu quả cho mỗi công tác và cuối cùng là mang lại hiệu quả sử dụng động cơ.

Hệ thống thông tin kế hoạch hoá công tác BTSCKT động cơ chính sẽ giải quyết được các tồn tại trên.

Như vậy, sử dụng hệ thống thông tin sẽ nâng cao hiệu quả khai thác động cơ. Kết quả cụ thể được trình bày trong chương sau.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng động cơ chính của đội tàu hút bùn tại tp hồ chí minh trên cơ sở xây dựng hệ thống thông tin về kế hoạch hoá công tác bảo trì, sửa chữa (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)