Về tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của TỈNH PHÚ yên (Trang 47 - 121)

Trong những năm qua, Phú Yên đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế và chăm lo an sinh xã hội cho người dân. Trong giai đoạn 2006- 2011, GDP tăng bình quân gần 12,4%/năm. GDP bình quân đầu người tăng từ xấp xỉ 6,3 triệu đồng năm 2005 lên 15,8 triệu đồng năm 2010. Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách nhà nước tăng bình quân 18,04%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đáng kể, còn 9% năm 2010 (giảm 2,42% so với năm trước).

Bảng 2.1: Tổng sản phẩm của tỉnh Phú Yên trong giai đoạn 2006-2011

(Nguồn Niên giám thống kê Phú Yên 2011)

+Cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Sản xuất công nghiệp, dịch vụ đang chuyển từ quy mô nhỏ, manh mún sang

Chỉ tiêu 2006

2007 2008

quy mô lớn. Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong từng ngành, lĩnh vực đang có sự chuyển dịch theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất. Cơ cấu này phản ánh trình độ phát triển còn ở mức thấp với tỷ trọng nông nghiệp trên 20%. Mặc dù có sự thu hẹp lĩnh vực nông nghiệp theo hướng cơ cấu kinh tế hợp lý nhưng tốc độ chuyển dịch rất chậm (cơ cấu của cả nước là nông nghiệp: 20.6%-Công nghiệp là 41.1%-dịch vụ là 38.3%).

Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế của tỉnh Phú Yên trong giai đoạn 2006-2011

(Nguồn Niên giám thống kê Phú Yên 2011) 2.1.2.2. Cơ cấu lao động và nguồn nhân lực:

Phú Yên là một tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ có đông đồng bào dân tộc.Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 được công bố tháng 6 năm 2010, dân số của Phú Yên là 852,231 người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động chiếm 66.2 %.

Bảng 2.3: Kết quả số lượng lao động tỉnh Phú Yên 2005-2010

(Nguồn: Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực thời kỳ 2011 - 2020 của tỉnh Phú Yên)

Với số dân tăng thêm từ 1,2 đến 1,4 vạn người, bình quân mỗi năm, Phú Yên có từ 9.000-1.000 người vào độ tuổi lao động. Về mặt phân bổ lao động trong các khu

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số (Người) 11053 12116 13204 13711 15752 17017

Phân theo trình độ đào tạo

- Dạy nghề dưới 3 tháng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009

vực kinh tế thì phần lớn lao động của Phú Yên tập trung trong lãnh vực nông nghiệp, tỷ lệ lao động có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật tham gia vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng còn khá hạn chế.

Số lao động làm việc tại thời điểm 01/7/2011 là 498.710 người. Tổng số lao động làm việc trong khu vực ngoài nhà nước năm 2011 là 461.112 người, chiếm 92,5% số lao động đang làm việc, số lao động trong khu vực kinh tế nhà nước là 7.1% số lao động đang làm việc và số lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là

0.4 % số lao động đang làm việc [4]. Hiện tại, tình trạng thiếu việc làm ở cả nông thôn

và thành thị trên địa bàn tỉnh diễn ra khá phổ biến; lực lượng sinh viên tốt nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng chưa có việc làm còn khá lớn. Bên cạnh đó là một nguồn lao động dồi dào từ các vùng nông thôn. Do đó, nguồn nhân lực đáp ứng cho sản xuất Công nghiệp-Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh rất lớn.

Bảng 2.4: Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế.

(Nguồn Niên giám thống kê Phú Yên 2011)

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh đang có 02 trường Đại học: Đại học Xây dựng miền Trung và Đại học Phú Yên, 02 trường Cao đẳng, 01 Học viện ngân hàng-phân viện Phú Yên, 01 trung tâm Giáo dục thường xuyên và nhiều Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề. Các trường Đại học, Cao đẳng cũng như trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh sẽ góp phần tích cực trong việc đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có trình độ, nghiệp vụ và tay nghề cao đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong thời gian đến.

2.1.2.3. Hệ thống kết cấu hạ tầng chủ yếu của nền kinh tế:

Nhờ có sự tập trung đầu tư nên đến nay cơ sở hạ tầng đã có những bước phát triển mạnh.

Về năng lượng điện: đến nay 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh được dùng điện lưới quốc gia. Tổng công suất của các Trạm biến áp đạt 156 MW. Nguồn điện và hệ thống lưới điện đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và phục vụ cho sản xuất của tỉnh. Hiện tại, trên đìa bàn tỉnh đã có nhiều nhà máy thủy điện đưa vào hoạt động, cung cấp điện năng cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng cho nhân dân trong tỉnh. Các nhà máy thủy điện lớn nhỏ trên đìa bàn với công suất cụ thể như sau: Thủy điện Sông

Chỉ tiêu 2008

2009 2010 2011

Hinh công suất 70 MW, nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ công suất 220 MW, và một số công trình thủy điện nhỏ đang được tiến hành xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Về cấp nước: Nhà máy nước thành phố Tuy Hòa với công suất được nâng cấp

là 28.000 m3/ ngày đêm, phục vụ cho thành phố Tuy Hòa và khu công nghiệp Hòa

Hiệp. Các nhà máy nước của các huyện với công suất 18.000 m3/ngày đêm bảo đảm

phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của các huyện. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có nguồn nước ngầm rất phong phú, thuận tiện cho việc khai thác để cung cấp cho các cụm, điểm công nghiệp.

Về hệ thống thông tin liên lạc: đã được hòa mạng viễn thông toàn quốc và quốc tế. Với hệ thống bưu cục và điểm bưu điện văn hóa xã rộng khắp nên việc liên lạc trực tiếp với các tỉnh, thành trong nước và quốc tế rất nhanh chóng và thuận lợi.

Về hệ thống giao thông: Phú Yên có hệ thống giao thông thuận lợi, nằm trên các trục giao thông chính của cả nước với: quốc lộ 1A, đường sắt Bắc- Nam, sân bay Tuy Hòa, cảng Vũng Rô, quốc lộ 25, đường ĐT 645 tạo điều kiện để Phú Yên giao thương với các tỉnh trong toàn quốc. Hệ thống đường liên huyện, liên xã thuận lợi tạo điều kiện cho việc khai thác các nguồn nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu phát triển Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp của địa phương. Trong tương lai sẽ triển khai các tuyến đường nối các huyện trong tỉnh, đặc biệt là tuyến đường sắt nối với các tỉnh Tây Nguyên và xây dựng hầm Đèo Cả sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng về giao thông phục vụ cho sản xuất công nghiệp của tỉnh nhà.

2.1.2.4. Thu hút đầu tư và phát triển các thành phần kinh tế+Thu hút đầu tư: +Thu hút đầu tư:

Theo Sở Kế hoạch-đầu tư tỉnh Phú Yên đến tháng 7/2012 Phú Yên đang có 41 dự án đầu tư nước ngoài của 18 quốc gia với tổng vốn đăng ký 6,4 tỉ USD. Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh Phú Yên còn 258 dự án đang triển khai đầu tư, trong đó 223 dự án có vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký là 6,377 tỉ USD. Số dự án đã đầu tư và đi vào hoạt động là 111 dự án với tổng vốn thực hiện đầu tư là 8.116 tỉ đồng và 508 triệu USD, trong đó có 86 dự án có vốn đầu tư trong nước và 25 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tập trung các lĩnh vực công nghiệp chế biến, du lịch và nông, lâm, thủy sản. Theo Ban Quản lý khu kinh tế Phú Yên, trong năm 2011 và những tháng đầu năm 2012, thu hút được 10 dự án mới đăng ký đầu tư và các khu công nghiệp. Tính ra số dự án đăng ký vào các KCN lên 77 dự án với tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng và hơn 1,7

tỷ USD. Trong đó 61 dự án đã đi vào hoạt động. Hàng năm, tỉnh đều tổ chức rà soát, điều chỉnh bổ sung các chính sách liên quan đến lĩnh vực thu hút đầu tư, tạo môi trường thông thoáng, minh bạch, cạnh tranh trong thu hút đầu tư vào tỉnh, tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư đến tìm hiểu, hợp tác và đầu tư.

Với những tiềm năng phát triển của mình, Tỉnh Phú Yên tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư đầu tư vào 31 dự án lớn, như xây dựng các dự án năng lượng sạch, lọc hoá dầu, đầu tư du lịch- dịch vụ cao cấp, tiểu khu kinh tế đông bắc Sông Cầu, Nam Phú Yên, cảng Bãi Gốc, hầm đường bộ qua đèo Cù Mông, khu nông nghiệp áp dụng công nghệ cao Hoà Quang, dự án trồng cây kiểng xuất khẩu, dự án hợp tác thu mua, chế biến và xuất khẩu cá ngừ đại dương...dự án phát triển đàn bò thịt và xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm chăn nuôi với tổng vốn đầu tư dự kiến là 400 tỉ đồng (khoảng 20 triệu USD) (chưa tính vốn đầu tư của nhà máy chế biến sữa, dự kiến khoảng 15 - 20 triệu USD); dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái hồ thủy điện Sông Ba Hạ với quy mô dự án là đầu tư xây dựng một khu du lịch sinh thái kết hợp với nuôi trồng thủy sản tại lòng hồ thủy điện sông Ba Hạ với quy mô khoảng 200 biệt thự và bungalow, tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 700 tỉ đồng (tương đương khoảng 35 triệu USD); dự án Khu du lịch tắm bùn, nghỉ dưỡng và trị liệu với quy mô dự án là đầu tư xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng tắm bùn và trị liệu quy mô khoảng 60ha với hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh với các loại hình dịch vụ nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, khám phá thiên nhiên, tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 400 tỉ đồng (tương đương khoảng 20 triệu USD); dự án Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá Phú Yên với tổng vốn đầu tư dự kiến

khoảng 200 tỉ VNĐ (tương đương khoảng 10 triệu USD) [66]

+Về phát triển các thành phần kinh tế:

Tập trung sắp xếp DN nhà nước theo phương án đã được chính phủ phê duyệt. Đã sắp xếp chuyển đổi, cổ phần hoá được 34 DN, hiện nay toàn tỉnh có 6 DN 100% vốn nhà nước do địa phương quản lý chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ công ích. Nhiều DN sau sắp xếp hoạt động ổn định, có hiệu quả như: Công ty CP Pymerpharco, Công ty CP vật tư tổng hợp Phú Yên, Công ty CP An Hưng...

Kinh tế tập thể mà nòng cốt là các hợp tác xã được tiếp tục tạo điều kiện để củng cố, đổi mới. Hiện nay toàn tỉnh có 144 HTX và 1673 tổ hợp tác đang hoạt động, trong đó số HTX khá giỏi chiếm khoảng 40%. Một số chính sách về cho thuê đất, hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý HTX, tổ hợp tác được triển khai đạt kết quả bước đầu.

Kinh tế tư nhân phát triển nhanh. Đến năm 2011, toàn tỉnh có khoảng 1060 DN đang hoạt động, trong đó 150 công ty cổ phần. Đã thu hút ngày càng nhiều DN, nhà đầu tư ngoài tỉnh thành lập DN, chi nhánh để triển khai các dự án đầu tư tại tỉnh. Một số DN trong tỉnh mạnh dạn bỏ vốn đầu tư vào một số lĩnh vực được khuyến khích, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội.

Kinh tế cá thể tiếp tục phát triển, toàn tỉnh hiện có 44.294 hộ kinh doanh cá thể với 74.905 lao động đang làm việc. Kinh tế trang trại số lượng tăng không nhiều, nhưng quy mô sản xuất kinh doanh được mở rộng, toàn tỉnh hiện có 45 trang trại đạt theo tiêu chí Thông tư số 27/2011.

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng khá, năm 2011 thực hiện 1.830,4 tỷ đồng tăng 38,4 % so với năm trước. Một số DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) giữ vai trò chủ lực trong sản xuất một số ngành công nghiệp của tỉnh như: mía đường, lắp ráp ô tô và đầu tư khu du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp dịch vụ.

Bảng 2.5:Tốc độ tăng trưởng các thành phần kinh tế từ năm 2008-2011

(Nguồn Niên giám thống kê Phú Yên 2011)

Những kết quả đạt được đã thể hiện được việc nâng cao đời sống nhân dân, làm thay đổi được diện mạo của tỉnh, thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển, ổn định an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, những kết quả đạt được vẫn còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng và các điều kiện vốn có của tỉnh.

2.2. THỰC TRẠNG XẾP HẠNG CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤPTỈNH CỦA TỈNH PHÚ YÊN: TỈNH CỦA TỈNH PHÚ YÊN:

2.2.1 Kết quả xếp hạng đánh giá PCI Phú Yên giai đoạn 2006 - 2011

Trong nội dung này, ngoài việc phân tích xếp hạng của tỉnh Phú Yên trong tổng thể cả nước theo thời gian (tập trung từ 2006-2011) khi đầy đủ các tỉnh tham gia xếp hạng) còn có sự phân tích, so sánh với các tỉnh trong vùng lân cận về địa lý, lân cận về điểm số PCI.

Theo các báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh do Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Dự án sáng kiến cạnh tranh Việt Nam thuộc Cơ

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Kinh tế Nhà nước (%)

quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID/VNCI) công bố trong 6 năm trở lại đây. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của Phú Yên được đánh giá cơ bản là khá trong các tỉnh thành của cả nước. Trong 6 năm tham gia xếp hạng chung cùng các tỉnh thành khác, Phú Yên đã có 5 năm được xếp vào nhóm điều hành có chất lượng khá. Chỉ riêng trong năm 2008, Phú Yên có sự sụt giảm về điểm số và tụt hạng về nhóm điều hành xuống nhóm trung bình.

Về mặt điểm số, sau khi bị sụt giảm vào năm 2008 (51,24 điểm) so với năm 2007 (57,87 điểm) Phú Yên đã duy trì được xu hướng cải thiện tương đối ổn định. Năm 2009, điểm số PCI Phú Yên tăng 3,53 điểm. Năm 2010, sự cải thiện này tiếp tục được duy trì với sự gia tăng 3,41 điểm, đưa tổng điểm PCI của Phú Yên lên 58,18 điểm, là điểm số cao nhất trong vòng 6 năm trở lại đây của tỉnh. Điểm số PCI năm 2010 của tỉnh trung vị (đứng giữa bảng xếp hạng) cũng giảm (0,29 điểm) so với năm 2009. Điều này cũng giải thích cho việc dù chỉ có được mức độ cải thiện nhỏ hơn về điểm số so với năm 2009, PCI năm 2010 của Phú Yên vẫn có được mức độ gia tăng đáng kể về thứ hạng khi đứng vào nhóm 10 tỉnh có số điểm cải thiện và số bậc cải thiện trong báo cáo PCI 2010. Đối với năm 2011, PCI của tỉnh trung vị tăng 1,41 điểm, nên khi PCI của tỉnh Phú Yên giảm 3,02 thì thứ hạng của tỉnh Phú Yên giảm mạnh từ vị trí 31 xuống vị trí thứ 50 trên 63 tỉnh thành, mặc dù vẫn còn ở nhóm điều hành khá. Trong năm 2012 và những năm tới, chính quyền Phú Yên cần có nhiều nỗ lực hơn nữa đối với việc cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư của tỉnh

Bảng 2.6: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Phú Yên giai đoạn 2006-2011

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VCCI về chỉ số PCI của Việt Nam)

2.2.2. Chỉ số PCI dưới góc độ so sánh:

2.2.2.1. So với tỉnh dẫn đầu năm 2011:

Năm 2010 Lào Cai xếp vị trí thứ 2 PCI cả nước với 67,95 điểm. Năm 2011 PCI Lào Cai dẫn đầu cả nước với 73,53 điểm. Trong khi đó PCI của Phú Yên năm 2010 là 58,18 điểm, năm 2011 là 55,15 điểm hạ 3,03 điểm.

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Thấp nhất

55.15

Phú Yên

73.53

Lào Cai

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Hình 2.1: So sánh điểm số PCI của Lào Cai và Phú Yên năm 2011 [20]

So sánh các chỉ số thành phần của chỉ số PCI của Phú Yên và Lào Cai cho thấy một số điểm đáng chú ý. Lào Cai có 8 chỉ số đạt điểm cao hơn của Phú Yên. Trong đó cách biệt lớn nhất là chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh, Lào Cai hơn Phú Yên 4,97 điểm. Đây cũng là chỉ số yếu của tỉnh Phú Yên. Cách biệt nhỏ nhất là chỉ số đào tạo lao động, Lào Cai hơn Phú Yên 0,64 điểm. Phú Yên có một chỉ số cao hơn Lào Cai đó là chỉ số tiếp cận đất đai, hơn 0,23 điểm

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của TỈNH PHÚ yên (Trang 47 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w