Chỉ số chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của TỈNH PHÚ yên (Trang 71 - 73)

Chỉ số “Chi phí về thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước” đề cập đến thời gian để giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính và thời gian làm việc với các đoàn thanh tra, kiểm tra. Chỉ số này liên quan đến công việc của tất cả các sở, ban ngành và các UBND quận, huyện. Chỉ số chi phí thời gian và tuân thủ các quy định pháp luật của Phú Yên có sự gia tăng tương đối ổn định trong những năm gần đây. Năm 2006 điểm số này của Phú Yên là 2,64 đứng cuối cùng trong các tỉnh thành trên cả nước. Năm 2007 có sự gia tăng điểm số là 5,2 đứng 53/64 tỉnh thành. Năm 2008 giảm xuống còn 4,49 đứng vị trí thứ 55/64 tỉnh thành. Năm 2009 gia tăng trở lại và duy trì xu hướng gia tăng này đến năm 2011 là 6,07 điểm. Đây là điểm số cao nhất và vị trí xếp hạng cao nhất từ năm 2006 đến 2011. Tuy nhiên so với cả nước và trong vùng thì chỉ số này còn thấp, năm 2011 xếp hạng 45/63 tỉnh thành và 10/12 so với các tỉnh trong vùng duyên hải miền Trung.

Bảng 2.15: Chỉ số chi phí thời gian tỉnh Phú Yên từ 2006-2011

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VCCI về chỉ số PCI của Việt Nam)

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Chi số chi phí thời gian 2,64

35 30 25 20 15 10 5 0 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Trung vị 2011 Cao nhất 2011

Hình 2.22: Một số chỉ tiêu của Chỉ số chi phí thời gian tỉnh Phú Yên [15-20]

70 60 50 40 30 20 10 0 2009 2010 2011 Trung vị 2011 Cao nhất 2011

Các cán bộ nhà nước làm việc hiệu quả hơn sau khi thực hiện cải cách hành chính công (CCHCC) Số lần đi xin dấu và xin chữ ký của DN giảm sau khi thực hiện CCHCC (%có)

Thủ tục giấy tờ giảm sau khi thực hiện CCHCC(%có)

Các loại phí, lệ phí của nhiều thủ tục giảm sau khi thực hịên CCHCC(%có)

Hình 2.23:Một số chỉ tiêu của Chỉ số chi phí thời gian tỉnh Phú Yên [15-20]

Kết quả khảo sát PCI năm 2011 cho thấy Phú Yên có sự cải thiện tương đối khá quan trọng, một số chỉ tiêu liên quan đến chi phí thời gian và tuân thủ quy định pháp luật của DN. Số giờ cuộc thanh tra trung vị (tất cả các cơ quan) đối với DN của Phú Yên đã giảm từ 2 cuộc năm 2009 xuống 1 cuộc vào năm 2010 và 2011. Số giờ trung vị làm việc với thanh tra thuế cũng giảm đáng kể kể từ năm 2010 và 2011 so với các năm 2006, 2007, 2008, 2009, tuy nhiên năm 2011 có gia tăng trở lại so với năm 2010. Năm 2011 là 8 giờ so với 5,25 giờ năm 2010, 16 giờ năm 2009 và 22 giờ năm 2008. So với 1 giờ của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thì chỉ tiêu này của Phú Yên còn cao (Hình 2.22).

Tỷ lệ DN sử dụng hơn 10% quỹ thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước có xu hướng giảm dần năm 2011 là 15,6% so với năm 2006 là 28,33% và 2008 là 28,32 %

Tuy nhiên việc xem xét các chỉ tiêu thành phần của chỉ số này cho thấy Phú Yên cần nhiều nỗ lực để cải thiện, nhất là đối với các chỉ tiêu mới đưa vào từ năm

31.58 28.33 28.32 24.24 24 22 21.95 20.8 18 16 16 15.6 65.38 59.49 47.06 47.37 45.16 43.55 42.86 43.21 39.74 37.04 34.07 29.03 27.47 31.71

2009 cụ thể: chỉ tiêu đánh giá của DN được khảo sát về cán bộ nhà nước làm việc hiệu quả hơn sau khi thực hiện cải cách hành chính công sụt giảm từ 45,16% năm 2009 xuống còn 34,07% năm 2010, xếp hạng thứ 59/63 tỉnh thành và năm 2011 cũng 34,07% nhưng thứ hạng cao hơn là 43/63 tỉnh thành. Tỷ lệ DN đồng ý rằng số lần đi xin dấu và xin chữ ký của DN giảm sau khi thực hiện cải cách hành chính công(% có) từ năm 2009 là 29,03% xuống còn 27,47% năm 2010 và năm 2011 là 19,75%. Tỷ lệ DN được khảo sát cho rằng thủ tục giấy tờ giảm sau khi thực hiện cải cách hành chính công(% có) từ 43,55% năm 2009 xuống còn 42,86% năm 2010 và tăng lại 43,2% 1ại trong năm 2011, xếp 45/63 tỉnh thành. Tỷ lệ phí, lệ phí của nhiều thủ tục giảm sau khi thực hiện cải cách hành chính công (% có) năm 2010 là 17,58% năm 2011 là 9,88 %, xếp vị trí 59/63 tỉnh thành (Hình 2.23). Điều này cho thấy những cải cách hành chính công của tỉnh chưa tạo được cảm nhận tích cực từ phía cộng đồng doanh nghiệp, có sự chuyển biến nhưng chưa căn bản, cần phải tiếp tục một cách quyết liệt hơn nữa. Thực trạng này có thể lý giải bởi nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân thường gặp là năng lực cán bộ. Vì vậy bên cạnh việc rà soát các thủ tục hành chính, cần bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức, nâng cao trình độ chuyên môn để nâng cao hiệu quả công việc.

Hiện nay, hầu như sở, ban ngành nào cũng có tổ một cửa chịu trách nhiệm nhận và trả hồ sơ cho DN khi đến làm việc với các cơ quan nhà nước. Tại bộ phận một cửa, các sở ngành đều đã bố trí các cán bộ kiểm tra sơ bộ hồ sơ, những thiếu sót được chỉnh sửa kịp thời. Tuy nhiên việc làm này chưa góp phần đáng kể vào việc tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong việc thực hiện các thủ tục hành chính công, giảm bớt thời gian và chi phí của DN.

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của TỈNH PHÚ yên (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w