Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của TỈNH PHÚ yên (Trang 43 - 44)

Diện tích tự nhiên: 5.045 km², Phú Yên, bờ biển 189km với nhiều đầm, vũng, vịnh, bãi biển đẹp như, Vịnh Xuân Đài, Đầm Ô Loan, Long Thuỷ, Bãi Môn, Bãi Tràm… Đặc biệt di tích lịch sử Vũng Rô hào hùng và gành Đá Dĩa-một danh thắng

thiên nhiên độc đáo. Vùng lãnh hải Phú Yên rộng trên 6900 km2 có trữ lượng hải sản

lớn, với nhiều loại đặc sản quý hiếm, có giá trị xuất khẩu cao…là những điều kiện tốt cho phát triển kinh tế biển và du lịch.

Phú Yên nằm ở sườn Đông dãy Trường Sơn, đồi núi chiếm 70% diện tích đất tự nhiên. Địa hình dốc mạnh từ Tây sang Đông, dải đồng bằng hẹp và bị chia cắt mạnh, có hai đường cắt lớn từ dãy Trường Sơn là cánh đèo Cù Mông và cánh đèo Cả. Bờ biển dài 200 km có nhiều dãy núi nhô ra biển hình thành các eo vịnh, đầm phá có lợi thế phát triển du lịch, vận tải đường thủy, đánh bắt và nuôi trồng hải sản xuất khẩu.

Địa hình Phú Yên có thể chia thành 2 khu vực lớn:

- Vùng núi và bán sơn địa (phía Tây là sườn đông của dãy Trường Sơn Nam): gồm các vùng huyện Sơn Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân và phần phía Tây các huyện

Tuy An, Tây Hòa, Đông Hòa, TX Sông Cầu. Đây là vùng núi non trùng điệp, song không cao lắm, có đỉnh Vọng Phu cao nhất (2.064m).

- Vùng đồng bằng: gồm các vùng thành phố Tuy Hòa, các huyện Tuy An, Sông Cầu, Tây Hòa, Đông Hòa với những cánh đồng lúa lớn của tỉnh.

Khí hậu của tỉnh là loại nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương. Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8. Nhiệt độ trung bình hằng năm 26,5°C, lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 1.600 – 1.700mm.

Dân số Phú Yên là 861.993 người (số liệu điều tra dân số ngày 1/4/2009) trong đó thành thị chiếm 20%, nông thôn 80%, lực lượng lao động chiếm 71,5% dân số.

Phú Yên có gần 30 dân tộc sống chung với nhau trong đó người Chăm, Êđê, Ba Na, Hrê, Hoa, Mnông, Raglai là những tộc người đã sống lâu đời trên đất Phú Yên.

Sau ngày miền Nam được giải phóng và sau khi thành lập huyện Sông Hinh (năm 1986) đã có những dân tộc từ miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Sông Hinh

như Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu,...[58]

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của TỈNH PHÚ yên (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w