Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm của một số tỉnh

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của TỈNH PHÚ yên (Trang 40 - 43)

Từ những thực tiễn thành công và kể cả những mặt còn tồn tại trong việc cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao PCI của một số tỉnh, thành phố ở Việt Nam (Long An, Đà Nẵng và Bắc Ninh…), rút ra một số bài học chủ yếu nâng cao chỉ số NLCT cấp tỉnh như sau:

+Thủ tục nhanh gọn cho nhà đầu tư: Nhanh gọn và nhanh chóng trong các

thủ tục liên quan đến DN là mục tiêu hướng đến của nhiều tỉnh, thành phố hiện nay. Nhiều tỉnh còn đặt rõ mục tiêu cụ thể về việc rút ngắn thời gian so với quy định của TW. Bên cạnh đó chính quyền cấp tỉnh cần năng động, sáng tạo trong việc cụ thể hoá các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước để vận dụng phù hợp với điều kiện thực tế.

+Phát huy vai trò tập thể lãnh đạo, phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các

cấp để tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm thực hịên có hiệu quả những nhiệm vụ đề ra.

Nhiều tỉnh đã xây dựng quy chế nội bộ về cơ chế hợp tác, phối hợp giữa các sở, ngành liên quan để khi giải quyết những vấn đề liên quan đến DN hay đầu tư có sự phối hợp thống nhất, nhịp nhàng tạo nên hiệu quả cao nhất. Khả năng phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước địa phương cho phép DN khởi sự nhanh chóng và tạo được nhiều doanh thu.

+Xây dựng và hoàn thiện chiến lược và các quy hoạch phát triển. Đây được

coi là điều kiện cần thiết, trở thành công cụ trong quản lý điều hành kinh tế địa phương. Yêu cầu đặt ra là chất lượng, tính minh bạch và trách nhiệm trong quá trình xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện. Từ đó nâng cao khả năng dự đoán được trong thực thi pháp

luật của tỉnh nhằm giảm rủi ro trong sản xuất kinh doanh của DN [56].

+Quan niệm nhà đầu tư là khách hàng: Thái độ, sự cởi mở và khả năng phối hợp được xem là những thực tiễn tốt nhất trong điều hành kinh tế cấp tỉnh hiện nay. Một thái độ tích cực với khu vực DN, nhà đầu tư sẽ loại bỏ những rào cản để tăng trưởng và phát triển. Sự cởi mở đảm bảo các DN có đủ thông tin cần thiết để đưa ra các quyết định có lợi và giảm cơ hội để tham nhũng xảy ra. Bên cạnh đó cần tăng cường đối thoại, tiếp xúc với DN. Kinh nghiệm thành công của một số tỉnh cho thấy qua các cuộc đối thoại trực tiếp với DN, lãnh đạo nắm bắt được những khúc mắc cần tháo gỡ của DN, tạo được sự thân thiện và tin cậy giữa chính quyền và DN. Không chỉ đối thoại trực tiếp nhiều tỉnh đã xúc tiến việc đối thoại với DN và chính quyền thông qua các mục hỏi đáp trên Cổng giao tiếp điện tử của Tỉnh (Lào Cai). Xây dựng hệ thống website của tỉnh đầy đủ thông tin, cụ thể, cập nhật thường xuyên, để DN dễ

dàng tiếp cận (Đà Nẵng, Long An) [30]

+Trên cơ sở so sánh với các tỉnh trong vùng, cần tập trung đầu tư phát triển

những ngành, lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế so sánh, đồng thời đẩy mạnh hợp tác liên kết kinh tế với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm.

+Đặc biệt chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cùng với việc

khai thác tiềm năng, thế mạnh về vị thế địa lý, kết cấu hạ tầng khá hoàn chỉnh, nguồn nhân lực dồi dào. Mạnh dạn và sáng tạo thực hiện chủ trương “khai thác quỹ đất, tạo vốn để phát triển cơ sở hạ tầng” và phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương này đã trình bày những nội dung cơ bản liên quan đến cạnh tranh, NLCT, NLCT cấp tỉnh và chỉ số NLCT cấp tỉnh. Theo cấp độ địa lý có thể phân loại các cấp độ cạnh tranh phổ biến như cấp quốc gia, tỉnh (vùng), DN, sản phẩm. Các cấp độ cạnh tranh có liên quan chặt chẽ với nhau.

Canh tranh cấp tỉnh được xem là đặc thù của Việt Nam bởi sự phân cấp cho chính quyền tỉnh đã tạo ra cho cấp tỉnh quyền hạn được mở rộng, trách nhiệm được nâng cao, giữa các tỉnh có sự “ ganh đua” nhau để thu hút đầu tư phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

NLCT cấp tỉnh là một phạm trù có nội dung rộng nên để đánh giá được cần sử dụng một hệ thống chỉ tiêu nhất định, cấu thành chỉ số NLCT cấp tỉnh. Việc xếp hạng chỉ số NLCT cấp tỉnh thực chất là so sánh sự hấp dẫn của môi trường đầu tư của các tỉnh, qua đó đánh giá mức độ hiệu quả trong hoạt động của chính quyền cấp tỉnh trong việc bảo đảm các điều kiện thu hút đầu tư, từ đó tạo áp lực thúc đẩy đổi mới (ganh đua nhau đổi mới) hoạt động chính quyền cấp tỉnh trong đảm bảo điều kiện đầu tư.

Việc phân loại và nhận biết các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số NLCT cấp tỉnh nhằm đánh giá khả năng cạnh tranh hiện tại, đồng thời có cơ sở xác định năng lực cạnh tranh trong tương lai.

Tóm lại Chương 1 đã trình bày rõ bản chất, hệ thống các chỉ tiêu, các chỉ số thành phần và các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số NLCT cấp tỉnh, là cơ sở lý luận cho việc phân tích, đánh giá thực trạng chỉ số NLCT của mỗi tỉnh ở Việt Nam.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỈNH PHÚ YÊN DỰA TRÊN CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH

GIAI ĐOẠN 2006 - 2011

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của TỈNH PHÚ yên (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w