Số liệu thu được ở các thí nghiệm được xử lý trên phần mềm MS Excel và SPSS version 17.0 for window. Sử dụng phân tích phương sai một yếu tố để đánh giá ảnh hưởng của thức ăn và ánh sáng lên sinh trưởng và phát dục của Tôm Hùm Bông. Để đánh giá sự khác biệt giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm, chúng tôi sử dụng kiểm định sau (Post Hoc Multiple Comparision), với phép kiểm định LSD và mức ý nghĩa (P=0,05).
Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của các nhóm thức ăn khác nhau lên sự sinh trưởng và phát dục của tôm Hùm bông nuôi trong bể
3.1.1. Thành phần sinh hóa của các công thức thức ăn thí nghiệm
Bảng 3.1: Thành phần sinh hóa của các công thức thức ăn thí nghiệm (%)
STT 1 2 Chỉ tiêu Protein (%) Lipid (%) GHẸ-80 11,58 12,59 SÒ-80 12,02 14,26 MỰC-80 11,64 16,28
Ghi chú: Thành phần % tính theo khối lượng khô của mẫu.
Từ kết quả phân tích thành phần sinh hóa của các công thức thức ăn, tỷ lệ % protein ở 3 công thức thức ăn tương đương nhau. Tuy nhiên, tỷ lệ lipid cao nhất ở công thức thức ăn MỰC-80 (16,28%), thấp nhất ở công thức thức ăn GHẸ-80 (12,59%) (bảng 3.1). Do đó, trong thí nghiệm thức ăn này chúng ta sẽ tìm ra được ảnh hưởng của các mức lipid khác nhau trong thức ăn lên sinh trưởng và phát dục của Tôm Hùm Bông.
Tuy nhiên, để tìm hiểu sâu hơn chúng tôi đã phân tích thành phần các acid béo có trong từng công thức thức ăn. Trong đó, 5 acid béo không no có ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát dục của giáp xác đã được phân tích thu được kết quả ở bảng 3.2.
Trong số 5 acid béo không no cần thiết cho sinh trưởng và phát dục của tôm Hùm, chỉ có 4 loại được phát hiện trong các công thức thức ăn thí nghiệm. Riêng acid Arachidonic không được tìm thấy trong cả 3 công thức thức ăn.
Tỷ lệ của 4 loại acid béo không no được tìm thấy cao nhất ở công thức thức ăn MỰC-80 (3,58%) và thấp nhất ở công thức thức ăn GHẸ-80 (1,51%). Tỷ lệ các acid béo không no thể hiện được chất lượng của lipid có trong mỗi công thức thức ăn.
Bảng 3.2: Thành phần acid béo không no của các công thức thức ăn thí nghiệm (%) STT 1 2 3 4 5
Acid béo không no Linoleic C18H32O2 (18 :2n-6) Alpha-Linolenic C18H30O2 (18 :3n-3) Arachidonic C20H32O2 (20 :4n-6) Eicosapentaenoic C 20H 30 O 2 (20 : 5n-3) Docosahexaenoic C22H32O2 (22 :6n-3) Tổng GHẸ-80 0,12 0,07 - 0,16 1,17 1,51 SÒ-80 0,14 0,07 - 0,42 1,24 1,87 MỰC-80 0,07 0,02 - 0,06 3,43 3,58
Ghi chú: Thành phần % tính theo khối lượng khô của mẫu.
3.1.2. Môi trường trong hệ thống bể thí nghiệm
Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường trong hệ thống bể thí nghiệm thể hiện qua bảng 3.3.
Bảng 3.3: Một số yếu tố môi trường trong hệ thống bể thí nghiệm
Độ mặn (‰) 32 – 34 33,1 ± 0,61 Nhiệt độ (0C) 27 – 32 28,6 ± 0,59 pH 7,6 – 8,5 NH3+ (mg/L) 0 – 0,01 NO2- (mg/L) 0 – 1,0 0,3 ± 0,27
Oxy hoà tan (mg/L)
5 – 6,0 5,7 ± 0,2
Ghi chú: Giá trị trên bảng là giá trị lớn nhất, nhỏ nhất và giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.
Các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm tương đối ổn định và không có sự sai khác giữa các nghiệm thức do tất cả các bể nuôi thí nghiệm đều được lắp đặt chung trong một hệ thống bể lọc sinh học.
Độ mặn trong quá trình thí nghiệm dao động trong khoảng 32 – 34‰, trung bình 33,1 ± 0,61‰, thích hợp cho sinh trưởng, phát triển của Tôm Hùm Bông.
Giá trị pH tương đối ổn định trong suốt quá trình nuôi, dao động 7,6 - 8,5, nên rất thuận lợi cho sinh trưởng của Tôm Hùm Bông.
Nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm dao động trong khoảng 27 – 300C vào buổi sáng và 29 – 320C vào buổi chiều. Đây là khoảng nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của Tôm Hùm Bông.
NH3 có giá trị bằng 0, khi nước mới cấp vào chuẩn bị để thả Tôm Hùm thí nghiệm. Trong suốt quá trình thí nghiệm, việc quản lý môi trường nuôi rất tốt, hệ thống lọc sinh học hoạt động hiệu quả nên hàm lượng NH3 đỉnh cao nhất là 0,01 mg/L. Rất tốt cho sinh trưởng của tôm.
NO2- có giá trị trung bình 0,3 ± 0,27 mg/L, biến động trong suốt quá trình nuôi không lớn, từ 0 đến 1 mg/L. Nên không ảnh hưởng đến sinh trưởng của tôm.
Nhìn chung, các yếu tố độ mặn, pH, nhiệt độ, hàm lượng NH3 và NO2 nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của Tôm Hùm Bông. Trong suốt quá trình nuôi, không có những biến động đáng kể có thể gây ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.
3.1.3. Sinh trưởng của Tôm Hùm Bông ở các công thức thức ăn
3.1.3.1. Sinh trưởng chiều dài giáp đầu ngực của Tôm Hùm Bông ở cáccông thức thức ăn công thức thức ăn
Kết quả theo dõi sinh trưởng chiều dài giáp đầu ngực của Tôm Hùm Bông thể hiện qua hình 3.1 và bảng 3.4.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò đặc biệt quan trọng; thành phần dinh dưỡng của thức ăn thích hợp, đủ về số lượng và chất lượng, cùng với khẩu phần và phương pháp cho ăn phù hợp sẽ tăng nhanh tốc độ sinh trưởng, phát triển của tôm.
Với 3 công thức thức ăn khác nhau GHẸ-80, SÒ-80 và MỰC-80 có thành phần lipid và các acid béo không no khác nhau (bảng 3.1, bảng 3.2), kết quả sinh trưởng của tôm thu được cũng rất khác nhau ở các công thức thức ăn (P<0,05).
Trong 30 ngày nuôi đầu tiên, tôm chưa lột xác nên sinh trưởng về chiều dài giáp đầu ngực của tôm ở các công thức thức ăn tương đương nhau. Sau 150 ngày nuôi thí nghiệm, tôm lột xác tổng cộng 2 lần. Lần đầu trong khoảng thời gian giữa ngày nuôi thứ 30 đến ngày nuôi thứ 60 và lần thứ 2 là giữa ngày nuôi thứ 90 và ngày nuôi thứ 120. Do đó, sinh trưởng của tôm trong thời gian này tăng rất nhanh so với các lần kiểm tra khác.
Kể từ ngày nuôi thứ 60, đường sinh trưởng chiều dài giáp đầu ngực của tôm ở công thức thức ăn GHẸ-80 thấp nhất và cao nhất là ở công thức thức ăn MỰC-80. Sau 150 ngày nuôi, kết quả thu được sinh trưởng chiều dài giáp đầu ngực của tôm ở các công thức thức ăn khác nhau có sự khác biệt rất rõ (hình 3.1).
Chiều dài giáp đầu ngực (mm) 95 90 85 GHẸ-80 SÒ-80 MỰC-80 80 1 30 60 90 120 150 Ngày nuôi
Hình 3.1: Sinh trưởng chiều dài giáp đầu ngực Tôm Hùm Bông ở các công thức thức ăn
Phân tích các chỉ tiêu sinh trưởng về chiều dài giáp đầu ngực của tôm, kết quả thu được thể hiện có sự phân hóa thành các nhóm khác nhau (P<0,05), mối quan hệ gữa các công thức thức ăn về các chỉ tiêu sinh trưởng thể hiện ở bảng 3.4.
Tôm đưa vào thí nghiệm được lựa chọn ngẫu nhiên đưa vào các bể nuôi thí nghiệm, nên chiều dài giáp đầu ngực ban đầu của tôm ở các công thức thức ăn dao động tương đương nhau và nằm trong khoảng (81,83 ± 0,95 mm) đến (82,62 ± 0,82 mm).
Bảng 3.4: Các chỉ tiêu sinh trưởng về chiều dài giáp đầu ngực Tôm Hùm Bông ở các công thức thức ăn
Chỉ tiêu CLđ (mm) CLc (mm) GRCL (mm) SGRCL (%/ngày) GHẸ-80 82,62 ± 0,82 92,03 ± 1,05a 9,42 ± 1,03a 0,07 ± 0,01a Công thức thức ăn SÒ-80 81,83 ± 0,95 93,18 ± 0,25b 11,35 ± 0,91b 0,09 ± 0,01b MỰC-80 82,52 ± 1,05 94,00 ± 0,63b 11,48 ± 0,81b 0,09 ± 0,01b
Ghi chú: Số liệu trình bày trên bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Số liệu cùng hàng có các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Sau 150 ngày nuôi, chiều dài giáp đầu ngực của tôm ở công thức thức ăn MỰC-80 và SÒ-80 nằm trong khoảng 93,18 - 94,00 mm, không có sự sai khác giữa hai công thức thức ăn này (P>0,05). Tuy nhiên, chiều dài giáp đầu ngực của tôm ở hai công thức thức ăn trên sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với chiều dài giáp đầu ngực của tôm ở công thức thức ăn GHẸ-80 (92,03 ± 1,05 mm).
Kết quả cũng tương tự khi phân tích chỉ tiêu tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài giáp đầu ngực của tôm ở ba công thức thức ăn thí nghiệm. Hai công thức thức ăn MỰC-80 và SÒ-80 có cùng tốc độ sinh trưởng đặc trưng là (0,09 ± 0,01 %/ngày), cao hơn so với tốc độ sinh trưởng đặc trưng của tôm ở công thức thức ăn GHẸ-80 (0,07 ± 0,01 %/ngày), (P<0,05)
Từ kết quả trên cho thấy, Tôm Hùm Bông nuôi bằng 2 công thức thức ăn MỰC-80 và SÒ-80 cho được kết quả sinh trưởng về chiều dài giáp đầu ngực cao hơn so với công thức thức ăn GHẸ-80. Với mức lipid trong khoảng (14,26-16,28%), Tôm Hùm Bông có sinh trưởng tốt về chiều dài giáp đầu ngưc.
3.1.3.2. Sinh trưởng khối lượng của Tôm Hùm Bông ở các công thức thức ăn
Tương tự như sinh trưởng chiều dài giáp đầu ngực của tôm, sinh trưởng khối lượng của tôm ở các công thức thức ăn tăng nhanh ở giai đoạn 30 – 60 ngày nuôi và 90 -120 ngày nuôi, do có 2 lần lột xác ở hai giai đoạn này.
Kết quả phân tích sinh trưởng khối lượng của tôm ở các công thức thức ăn sau 150 ngày nuôi thể hiện qua hình 3.2.
Khối lượng (g) 900 800 700 GHẸ-80 600 SÒ-80 MỰC-80 500 1 30 60 90 120 150 Ngày nuôi
Hình 3.2: Sinh trưởng khối lượng của Tôm Hùm Bông ở các công thức thức ăn Đường sinh trưởng khối lượng của tôm ở giai đoạn 30 ngày nuôi đầu tiên gần giống nhau ở cả 3 công thức thức ăn. Riêng 2 giai đoạn 30 - 60 ngày nuôi và 90 - 120 ngày nuôi, tôm lột xác nên có sự tăng nhanh về khối lượng và cũng bắt đầu có sự khác biệt trên đường sinh trưởng khối lượng của 3 công thức thức ăn.
Sau 150 ngày nuôi thí nghiệm, đường sinh trưởng khối lượng của Tôm Hùm Bông ở công thức thức ăn MỰC-80 đạt cao nhất và thấp nhất là công thức thức ăn GHẸ-80.
So sánh các chỉ tiêu sinh trưởng về khối lượng của Tôm Hùm Bông sau 150 ngày nuôi, có sự khác biệt giữa các công thức thức ăn thí nghiệm (P<0,05) (bảng 3.5).
Bảng 3.5: Các chỉ tiêu sinh trưởng về khối lượng của Tôm Hùm Bông ở các công thức thức ăn
Chỉ tiêu Wđ (g) Wc (g) GRW (g) SGRW (%/ngày) GHẸ-80 550,00 ± 18,17 765,83 ± 10,68a 215,83 ± 21,54a 0,22 ± 0,02a Công thức thức ăn SÒ-80 535,00 ± 13,78 786,67 ± 12,11b 251,67 ± 11,69b 0,26 ± 0,01b MỰC-80 531,67 ± 24,01 791,67 ± 13,66b 260,00 ± 23,02b 0,27 ± 0,03b
Ghi chú: Số liệu trình bày trên bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Số liệu cùng hàng có các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Khối lượng tôm đưa vào thí nghiệm tương đương nhau ở cả 3 công thức thức ăn (531,67 – 550 g). Nhưng khi kết thúc 150 ngày nuôi thí nghiệm, khối lượng của tôm ở công thức thức ăn MỰC-80 và SÒ-80 đạt được (786,67 – 791,67 g), không có sự sai khác giữa hai công thức thức ăn này (P>0,05). Tuy nhiên, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) khi so sánh với khối lượng tôm thu được ở công thức thức ăn GHẸ-80 (765,83 ± 10,68 g). Thấp hơn so với hai công thức thức ăn trên.
So sánh chỉ tiêu sinh trưởng tuyệt đối về khối lượng, tôm ở công thức thức ăn MỰC-80 có sinh trưởng tuyệt đối về khối lượng đạt (260,00 ± 23,02 g) và công thức thức ăn SÒ-80 (251,67 ± 11,69 g). Không có sự khác biệt khi so sánh hai công thức thức ăn này (P>0,05). Nhưng cao hơn so với tôm ở công thức thức ăn GHẸ-80 (215,83 ± 21,54 g) (P<0,05). Tương tự khi xem xét chỉ tiêu tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối lượng, đạt thấp nhất là tốc độ sinh trưởng đặc trưng của tôm ở công thức thức ăn GHẸ-80.
Sau khi kết thúc 150 ngày nuôi thí nghiệm, sinh trưởng của tôm ở hai công thức thức ăn MỰC-80 và SÒ-80 tương đương nhau và cao hơn so với sinh trưởng của tôm ở công thức thức ăn GHẸ-80.
Như vậy, thức ăn sử dụng cho Tôm Hùm Bông có hàm lượng lipid (14,26 – 16,28 %) và hàm lượng các acid béo không no (1,87 – 3,58 %) là thích hợp cho sinh trưởng của tôm.
3.1.4. Phát dục của Tôm Hùm Bông ở các công thức thức ăn
Sau 150 ngày nuôi thí nghiệm, kiểm tra kích thước tuyến sinh dục của Tôm Hùm thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.6.
Bảng 3.6: Kích thước tuyến sinh dục của Tôm Hùm Bông ở các công thức thức ăn
Giới tính
Đực
Cái
Chỉ tiêu
Trước thí nghiệm Sau khi thí nghiệm Trước thí nghiệm Sau khi thí nghiệm
GHẸ-80 1,3 g 3,78 g 0,54 g 0,8 g Công thức thức ăn SÒ-80 1,3 g 3,9 g 0,54 g 0,94 g MỰC-80 1,3 g 9,65 g 0,54 g 2,75 g
Tôm Hùm đực trước khi đưa vào thí nghiệm được lấy mẫu ngẫu nhiên một cá thể, mổ để kiểm tra tuyến sinh dục. Kết quả thu được khối lượng của tuyến sinh dục đực là 1,3 g và hình dạng là tuyến mỏng, trắng nhạt. Tuyến sinh dục ở giai đoạn không thành thục, tinh bào chưa nhìn rõ (hình 3.3).
Hình 3.3: Tuyến sinh dục của Tôm Hùm đực (trước khi thí nghiệm về thức ăn)
Sau 150 ngày nuôi thí nghiệm, tiến hành thu mẫu Tôm Hùm đực, mỗi công thức thức ăn chọn ngẫu nhiên một con tôm đực để mổ kiểm tra tuyến sinh dục đực. Kết quả thu được tuyến sinh dục đực của tôm ở công thức thức ăn MỰC-80 có khối lượng lớn nhất (9,65 g) và tuyến sinh dục căng phồng, có màu vàng, tinh bào đã nhìn thấy rõ đều. Tuyến sinh dục đã chuyển sang giai đoạn thành thục (hình 3.4).
Hình 3.4: Tuyến sinh dục của Tôm Hùm đực ở công thức thức ăn MỰC-80
Còn tuyến sinh dục của tôm ở 2 công thức thức ăn GHẸ-80 và SÒ-80 có khối lượng tuyến sinh dục chỉ đạt 3,78 - 3,9 g, màu sắc trắng đậm hơn so với trước khi đưa vào thí nghiệm, nhưng vẫn ở giai đoạn chưa thành thục, tinh bào đã nhìn thấy nhưng chưa phát triển đều (hình 3.5).
Tương tự Tôm Hùm đực, Tôm Hùm cái trước khi đưa vào thí nghiệm được lấy mẫu ngẫu nhiên một cá thể, mổ để kiểm tra tuyến sinh dục. Kết quả thu được khối lượng của tuyến sinh dục cái là 0,54 g và hình dạng là tuyến mỏng hình chữ H, màu trắng nhạt, chưa nhìn rõ các tế bào sinh dục (hình 3.6).
Hình 3.6: Tuyến sinh dục của Tôm Hùm cái (trước khi thí nghiệm về thức ăn)
Sau 150 ngày nuôi thí nghiệm, thu mẫu ở mỗi công thức thức ăn thí nghiệm một con Tôm Hùm cái để mổ kiểm tra tuyến sinh dục. Kết quả thu được, tuyến sinh dục của tôm cái ở công thức thức ăn MỰC-80 có khối lượng lớn nhất (2,75 g), tuyến sinh dục có hình chữ H, căng phồng và có màu cam nhạt, đã nhìn thấy rõ noãn bào. Tuyến sinh dục đã chuyển sang giai đoạn 2 (hình 3.7).
Trong khi đó tuyến sinh dục của Tôm Hùm cái ở hai công thức thức ăn SÒ- 80 và GHẸ-80 Có khối lượng thấp hơn nhiều, chỉ đạt 0,8 – 0,94 g. Tuyến sinh dục cũng có dạng hình chữ H, nhưng mỏng và có màu trắng sữa, chưa nhìn thấy rõ noãn bào. Tuyến sinh dục vẫn ở giai đoạn 1 (hình 3.8).
Hình 3.8: Tuyến sinh dục của Tôm Hùm cái ở công thức thức ăn SÒ-80, GHẸ-80
Như vậy, khi Tôm Hùm Bông sử dụng công thức thức ăn MỰC-80 thì tuyến sinh dục phát triển nhanh hơn so với tôm sử dụng công thức thức ăn SÒ-80 và GHẸ-80.
3.2. Ảnh hưởng của điều kiện chiếu sáng khác nhau lên sự sinh trưởng và phát dục của tôm Hùm bông nuôi trong bể
3.2.1 Môi trường trong hệ thống bể thí nghiệm
Bảng 3.7: Một số yếu tố môi trường trong hệ thống bể nuôi