Hiện nay ở Việt Nam, thức ăn sử dụng để nuôi thương phẩm Tôm Hùm Bông chủ yếu là thức ăn tươi sống: ghẹ, sò, mực, cá tạp… Do đó trong thí nghiệm thức ăn này, chúng tôi thử nghiệm phối trộn các loại thức ăn tươi sẵn có trên thị trường, đã được người nuôi sử dụng rộng rãi tạo thành các công thức thức ăn.
Giữa các công thức thức ăn sẽ có sự đồng nhất về một số yếu tố sinh hóa, chúng tôi sẽ xem xét sâu hơn đến sự khác biệt do các yếu tố sinh hóa khác nhau giữa các nhóm mang lại.
Trong thí nghiệm sử dụng các loại thức ăn tươi mua từ chợ, bao gồm các loại: sò, ghẹ và mực. Thức ăn sau khi mua về được sơ chế: sò tách vỏ chỉ lấy nhân; ghẹ và mực được cắt thành từng miếng kích cỡ khoảng 3 – 4 cm; sau đó thức ăn được rửa sạch bằng nước ngọt, loại bỏ hết các mảnh vụn, để ráo nước, đóng gói, cho vào tủ đông để bảo quản. Trước khi cho ăn, thức ăn được rã đông, cân phối trộn theo tỷ lệ của từng công thức thức ăn rồi mới cho tôm ăn (hình 2.4).
. Hình 2.4: Chuẩn bị thức ăn cho Tôm Hùm nuôi thí nghiệm
Phân tích thành phần sinh hóa của các công thức thức ăn thí nghiệm: Mẫu thức ăn được gởi phân tích tại Viện Công Nghệ Sinh học - Đại Học Nha Trang bao gồm các chỉ tiêu: protien, lipid và acid béo không no.
Trong đó, acid béo không no đặc biệt quan tâm phân tích thành phần 5 acid béo không no có ảnh hưởng nhiều nhất đến sinh trưởng và phát dục của giáp xác là : Acid Linoleic C18H32O2 (18:2n-6), acid Linolenic C18H30O2 (18:3n-3), Arachidonic
C20H32O2 (20:4n-6), acid Eicosapentaenoic C20H30O2 (20:5n-3) và acid Docosahexaenoic C22H32O2 (22:6n-3).
Các mẫu thức ăn ghẹ, sò, mực được gởi riêng biệt đi phân tích thành phần sinh hóa. Sau đó, tùy theo tỷ lệ phối trộn của từng công thức thức ăn để tính ra được thành phần sinh hóa của từng nhóm.