Một số nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn cho Tôm Hùm

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của các LOẠI THỨC ăn, điều KIỆN CHIẾU SÁNG KHÁC NHAU lên SINH TRƯỞNG, PHÁT dục của tôm hùm BÔNG(Panulirus ornatusfabricius, 1798) NUÔI TRONG bể (Trang 25 - 33)

* Nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng

Tôm Hùm là loài ăn tạp, trong tự nhiên chúng có thể ăn các loài như tôm, ghẹ, cua, cá, thân mềm, cầu gai, nhuyễn thể…Ngoài thức ăn chính là động vật, đôi khi chúng còn ăn các loại thực vật như rong…Tôm Hùm có tập tính bắt mồi tích cực vào ban đêm và tờ mờ sáng. Tùy vào từng giai đoạn phát triển mà nhu cầu dinh dưỡng của Tôm Hùm có sự khác nhau.

Nhu cầu dinh dưỡng của một sinh vật được hiểu theo nhiều nghĩa, nhưng hầu hết trong thực nghiệm về khẩu phần ăn cho sinh vật thì nhu cầu dinh dưỡng là nhu cầu tối ưu cho sinh trưởng, phát triển của sinh vật. Đến nay các nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng cho Tôm Hùm Gai nói chung trong đó có Tôm Hùm Bông còn rất hạn chế.

Có nhiều nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của Tôm Hùm Châu Mỹ của các tác giả như: Kanazawa (1980), Conklin (1980), Conklin &ctv (1983)… Kanazawa (1980) nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng và khẩu phần ăn của Tôm Hùm Gai trong mối liên quan hiểu biết về Tôm Hùm châu Mỹ. D Abramo & ctv (1997) đưa ra thông tin về dinh dưỡng của một số loài giáp xác, trong đó có Tôm Hùm Bông.

* Nhu cầu Protein và năng lượng

Nhu cầu protein là lượng protein tối thiểu có trong thức ăn nhằm thỏa mãn nhu cầu các amino acid để đạt tăng trưởng tối đa. Các loài động vật thủy sản thường có nhu cầu protein rất cao so với gia súc và gia cầm trên cạn, một trong những nguyên nhân đó là do các loài động vật thủy sản đa phần có tập tính ăn mồi là động vật sống trong tự nhiên. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu protein bao gồm: năng lượng trong thức ăn, chất lượng và loại thức ăn sử dụng, trạng thái sinh lý của động vật, môi trường nuôi dưỡng, lượng thức ăn hàng ngày của chúng.

Mức protein tối ưu cho Tôm Hùm châu Mỹ đã được báo cáo ở nhiều mức rất khác nhau là: 60%, 53% và 30,5% [19].

Kết quả nghiên cứu của Boghen và Castell (1982) cho biết, tốc độ tăng trưởng tốt nhất của con giống Homarus americanus ở mức 18% protein đối với khẩu phần kết hợp casein và bột đuôi tôm, hoặc 23% khi casein là nguồn protein [18]. Tuy nhiên đối với loài Hormarus gammarus sẽ sinh trưởng bình thường với khẩu phần chứa ít nhất 35% protein [28].

Qua một số nghiên cứu cho thấy, có thể dựa trên khẩu phần ăn của Tôm He (45% protein thô, trong đó protein tiêu hóa 35 – 40%, năng lượng 19,5 – 20 MJ/kg) để làm cơ sở nghiên cứu công thức thức ăn cho Tôm Hùm [23].

*Nhu cầu Lipid

Lipid tổng số chứa trong một khẩu phần là tổng lượng phospholipid, sterol và lipid trung tính.

Một thành phần quan trọng nhất của lipid trong dinh dưỡng của động vật là triacylglycero (TAG) hay triglycerides và phospholipid (PL). Đối với các động vật thủy sinh sống trong môi trường nước mặn ngoài 2 thành phần trên sterol (hay steroid) đóng vai trò quan trọng trong dinh dưỡng cho giáp xác.

Nguồn lipid trong thức ăn cung cấp cho cá và giáp xác cung cấp các acid béo (FA), đặc biệt là các acid béo cần thiết (EFA). Các acid béo cần thiết (EFA), là những acid béo mà cơ thể không tự tổng hợp được phải lấy từ thức ăn; EFA rất cần cho trao đổi chất tế bào (để tổng hợp các prostaglandins và các thành phần tương tự), để duy trì cấu trúc màng tế bào. Lipid cũng có vai trò như là dung môi để hòa tan và hấp thu một số vitamin tan trong chất béo (A, D, K, E ) và carotenoid (sắc tố). Lipid đóng vai trò là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể.

Các động vật sống trong môi trường nước được đặc trưng bởi hàm lượng các acid béo không no bậc cao (PUFA) và HUPA. Đặc biệt quan trọng trong dinh

dưỡng của cá và giáp xác là các acid béo không no n-3 PUFA và n-3 HUFA. Các acid béo không no PUFA có khả năng tiêu hóa tốt, có thể tới 90 - 98%. Các lipid được hình thành từ các acid béo no khả năng tiêu hóa được thấp hơn, và khả năng tiêu hóa sẽ giảm cùng với việc kéo dài mạch carbon; có thể từ 70% xuống 50%. Cùng với việc giảm khả năng tiêu hóa thành phần lipid trong thức ăn, tốc độ sinh trưởng của cá hay giáp xác cũng giảm.

Các sản phẩm tiêu hóa lipid sau khi được vận chuyển đến gan và được sinh tổng hợp lại bởi gan sẽ kết hợp với protein, cholesterol tự do để hình thành dạng lipoprotein. Lipoprotein là thành phần chính của noãn hoàng vì vậy vào thời kỳ phát

dục, đặc biệt vào thời kỳ sinh sản lipoprotein được huy động để hình thành buồng trứng [3].

Khẩu phần 5% lipid được coi là quá thấp đối với H.americanus, trong khi 10% lipid thì tôm sẽ tăng trưởng nhanh hơn nhiều [18]. Smith & cộng sự (2003) đã sử dụng thức ăn viên của tôm He Nhật Bản Penaeus japonicus (chứa khoảng 12% lipid) làm thức ăn cho Tôm Hùm Bông thì thấy tôm sinh trưởng rất tốt.

* Phospholipid

Conklin & ctv (1980) đã chỉ ra rằng tỷ lệ sống của con giống H.americaus

được nâng cao đáng kể khi bổ sung 7,5% lecithin đậu lành trong khẩu phần ăn. Thiếu lecithin trong khẩu phần thức ăn cho Tôm Hùm thì tỷ lệ chết của tôm cao vì tôm sẽ lột xác không hoàn toàn [27]. Tuy nhiên, Tôm Hùm có thể tự tổng hợp phospholipid khi trong khẩu phần ăn của chúng có các acid béo thiết yếu và nguồn protein không tinh khiết [18]. Teshima & ctv (1983) đã nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng lecithin lên sự sinh trưởng của Tôm He Nhật Bản, kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng và hiệu quả thức ăn sẽ giảm khi thức ăn được bổ xung dưới 3% lecithin [47]. Hiệu quả của lecithin ảnh hưởng bởi nguồn protein trong thức ăn, khi nguồn protein cung cấp cho tôm tương ứng với protein của cơ thể tôm thì lecithin sẽ thể hiện rõ tác dụng thúc đẩy tăng trưởng của tôm [28].

* Sterol

Sterol trong khẩu phần ăn là nhu cầu thiết yếu đối với nhóm giáp xác vì nhóm này không tổng hợp được chất này. Castell và ctv (1976) cho rằng nhu cầu cholesterol trong khẩu phần ăn của con giống H.americanus là 0,5% [21]. Nhưng D’Abramo & ctv (1984) lại cho rằng với khẩu phần chứa 0,12% là thích hợp cho tôm sinh trưởng bình thường, tỷ lệ sống cao [29].

Bordner & ctv (1986) lại cho rằng 0,2% cholesterol trong khẩu phần ăn sẽ nâng cao sinh trưởng đối với con giống Homarus sp [19].

Trong khi đó hàm lượng cholesterol tối ưu cho một số loài tôm He dao động trong khoảng 0,2 – 2,0% [36].

* Acid béo thiết yếu

Theo Zandee (1967) thì hai loài Homarus gammarus Panulirus japonicus

không có khả năng tái tổng hợp linolenic acid, linoleic acid, eicosapentaenoic và docosahexanoic từ acetate. Do vậy, những acid béo này là những chất cần thiết bổ sung vào khẩu phần ăn của Tôm Hùm.

Castell và Covey (1976) cho rằng dầu gan cá Tuyết có mức acid béo không no bão hòa đa (n – 3) và acid béo không no bão hòa cao phân tử cao hơn dầu ngũ cốc, kết quả là Tôm Hùm châu Mỹ được ăn thức ăn có bổ sung dầu gan cá Tuyết và tôm cũng sinh trưởng tốt hơn. Ngoài ra ông cũng cho rằng bổ sung 5% dầu gan cá Tuyết vào khẩu phần cho ăn của tôm sẽ có lợi hơn 10% [21].

Tuy nhiên số lượng về nhu cầu acid béo thiết yếu chưa được trình bày. Nhu cầu này đối với tôm He đã được nghiên cứu chi tiết và có thể được sử dụng để làm cơ sở nghiên cứu nhu cầu acid béo thiết yếu cho tôm Hùm. Theo D’Abramo & cộng sự (1997), thức ăn chứa 6% lipid tổng số có nguồn gốc từ biển đã cung cấp số lượng acid béo thiết yếu tương xứng nhu cầu của Tôm Hùm [28].

* Khoáng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhu cầu chất khoáng đối với Tôm Hùm chưa được nghiên cứu xác định rõ ràng. Còn đối với tôm He thì nhu cầu này trong khẩu phần ăn là: Cu: 40 mg/kg; Selen: 0,001 mg/kg; Zn: 20 mg/kg; Mg: 10 mg/kg [28]. Có thể lấy đây là một trong những căn cứ nghiên cứu tiến hành cho Tôm Hùm.

* Vitamin

Một lượng hỗn hợp vitamin chiếm 0,62% và vitamin C (Stay C) chiếm 0,1% chất khô sẽ đảm bảo lượng mất đi tối thiểu của vitamin này trong suốt quá trình sản

xuất thức ăn viên [36]. Kết quả này có thể dùng làm dự đoán tốt để bổ sung vitamin cho khẩu phần ăn của Tôm Hùm.

* Caroteniod

Nhiều loại carotenoid được tìm thấy trong bộ vỏ của Panulirus japonicus, bao gồm: β – carotene, echinenone, canthaxanthin, astaxanthin. Astaxanthin là carotenoid đặc trưng và phổ biến nhất trong giáp xác. Giáp xác không thể tổng hợp được carotenoid nên chúng cần được cung cấp vào trong thức ăn. Carotenoid được Tôm Hùm hấp thụ một cách hiệu quả [29]. Trong nuôi tôm He bằng việc cung cấp một khẩu phần gồm 30 – 70 ppm astaxanthin trong suốt quá trình nuôi thì màu sắc bình thường có thể được duy trì [40]. Đối với Tôm Hùm chưa có dữ liệu về nhu cầu hàm lượng carotenoid thiết yếu.

* Chất dẫn dụ

Tôm Hùm có xu hướng ăn nhiều hơn khi trong khẩu phần ăn của chúng có nhiều thành phần chủng loại thức ăn khác nhau. Các loại động vật chết còn tươi như cá, thân mềm, hai mảnh vỏ … có sức hấp dẫn tốt hơn so với những động vật này đã trải qua quá trình chế biến như sấy khô. Thịt bào ngư, cá thu hấp dẫn Tôm Hùm hơn thịt cá Nhám hoặc Cầu Gai [52].

Acid amin tự do và một số các phân tử peptide có tác dụng như chất dẫn dụ. Những chất này phổ biến trong bột cá, bột tôm, bột mực và bột các loại động vật thân mềm khác. Chất dẫn dụ thiên nhiên này có thể bổ sung từ 1 – 5% lượng thức ăn [2].

* Những nghiên cứu về thức ăn cho Tôm Hùm

Nguồn thức ăn tươi được sử dụng cho nuôi Tôm Hùm bao gồm những động vật không xương sống khác nhau hoặc kết hợp các loại động vật không xương sống này (Vẹm, Bào ngư, Ghẹ, Cua…) với thịt cá [45]. Theo Jame và cộng sự (1997),

Vẹm là một loại thức ăn tốt cho Tôm Hùm trong điều kiện nuôi nhốt ở New Zealan [34]. Theo D’Abramo (1997) thức ăn tự nhiên của Tôm Hùm giống các loài

H.americanus, P.homarus là Artemia salina, Cua (Cancer irroratus), Vẹm, Cầu gai, cá và một số loài rong biển [28].

Ở Việt Nam cũng đã có một số công trình nghiên cứu về thức ăn tươi cho Tôm Hùm Bông Panulirus ornatus. Tuấn và cộng sự (2000), nghiên cứu về thức ăn và khẩu phần ăn cho Tôm Hùm lồng. Những loại thức ăn ưa thích của Tôm Hùm bao gồm: động vật có vỏ giáp, động vật thân mềm. Trong số những loài cá tạp thì Tôm Hùm thích ăn các loài cá Mối, cá Liệt, cá Sơn. Hệ số thức ăn là 28 – 29. Đối với tôm nhỏ cho ăn 3 – 4 lần/ngày, cho ăn nhiều vào ban đêm, cá được cắt thành nhiều miếng nhỏ, động vật thân mềm thì bỏ vỏ. Đối với tôm có kích thước lớn (>400 g/con) thì cho ăn 2 lần/ngày, không cần cắt nhỏ cũng như loại bỏ vỏ động vật thân mềm. Cho tôm ăn nhiều trước khi lột xác, trong vài tháng cuối của chu kỳ nuôi, khẩu phần giáp xác và động vật thân mệm được tăng lên trong khi cá tạp giảm xuống [48].

Nghiên cứu ảnh hưởng của các chủng loại thức ăn khác nhau (đơn hoặc kết hợp) đến tỷ lệ sống của Tôm Hùm giống cho thấy: đối với thức ăn đơn, sau 150 ngày ương nuôi, lô thí nghiệm cho ăn thịt giáp xác có tỷ lệ sống cao hơn (88,89%) lô cho ăn thịt động vật thân mềm (78,89%) và lô cho ăn thịt cá (60,00%). Đối với thức ăn kết hợp cũng sau 150 ngày ương nuôi, lô thí nghiệm cho ăn giáp xác + thân mềm cho tỷ lệ sống cao nhất (96,66%) tiếp theo là lô cho ăn giáp xác + thân mềm + cá (92,22%) và đến lô cho ăn giáp xác + cá ( 90,00%) [36].

Du & ctv (2004), nghiên cứu mô hình nuôi kết hợp Tôm Hùm và Vẹm. Kết quả là Tôm Hùm cho ăn Vẹm sống có tỷ lệ sống cao hơn Tôm Hùm cho ăn các loại thức ăn tươi được đánh bắt [30].

Nghiên cứu về thức ăn tổng hợp cho Tôm Hùm Bông nói riêng và Tôm Hùm nói chung còn rất hạn chế. Một số nghiên cứu gần đây chủ yếu là trên các loài

P.jponicus, P.cygnus, P. ornatus, H.gammarus, Jasus edwardsii.

Thức ăn tổng hợp chứa bột đậu nành được bổ sung chất dẫn dụ đã được sử dụng cho Tôm Hùm ăn trong điều kiện nuôi thả ở Bahamas và Caribe [20].

Matsumo và ctv (1973) nghiên cứu cho Tôm Hùm Nhật Bản P.japonicus ăn thức ăn viên ẩm của cá Hồi, kết quả đạt được đã cho tôm sinh trưởng tốt sau hơn 8 tháng nuôi.

Theo Jones (2001), Bertra và cộng sự (1988) công thức thức ăn viên cho tôm He Nhật Bản P.japonicus có thể sử dụng để thử nghiệm cho Tôm Hùm Bông

P.ornatus và Tôm Hùm châu Âu H.gammarus. Khẩu phần này chứa khoảng 55% protein thô, 12% lipid tổng số, 19,5 MJ/kg năng lượng thô. Tuy nhiên, so sánh tốc độ tăng trưởng của Tôm Hùm cho ăn bằng thức ăn này và thức ăn tươi không được công bố. Trong dự án phát triển thức ăn viên cho Tôm Hùm của Viện nghiên cứu biển CSIRO, các nghiên cứu viên đã thử nghiệm cho Tôm Hùm Bông P.ornatus ăn thức ăn viên với các mức protein và lipid khác nhau. Kết quả cho thấy Tôm Hùm cho ăn khẩu phần 50% protein cho tăng trưởng nhanh nhất, có sự khác nhau không đáng kể về tốc độ tăng trưởng của Tôm ở các mức lipid 6% và 10%. Thí nghiệm khác so sánh tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm cho ăn khẩu phần tối ưu ở trên (50% protein : 10% lipid) và tôm cho ăn thức ăn viên của tôm He Nhật Bản (64% protein : 12,2% lipid ). Kết quả là lô cho ăn thức ăn của tôm He Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng (2,0%/ngày) và tỷ lệ sống 100% cao hơn lô cho ăn thức ăn tổng hợp tự chế biến (tốc độ tăng trưởng 1,0%/ngày và tỷ lệ sống 80%) [50].

Những nguyên liệu chính đã được dùng để sản xuất thức ăn tổng hợp cho Tôm Hùm trong điều kiện nuôi trong bể gồm: bột tôm hoặc bột đầu tôm: 1 – 30%, bột cá tổng hợp: 8 – 12%, bột cá Thu: 4 – 19%, bột đậu nành: 3%, lecithin đậu nành: 1 – 10%, cám gạo: 6 – 20%, bột mì: 5% [28].

Ở Việt Nam nghiên cứu của Đinh Tấn Thiện (2004) đã cho Tôm Hùm Bông

P.ornatus giai đoạn giống ăn thức ăn tổng hợp của tôm Sú (thức ăn CP), kết quả là sau 60 ngày nuôi tôm đã chết hoàn toàn [6].

Kích cỡ và hình dạng thức ăn tổng hợp cho tôm Hùm được sử dụng ở dạng viên cứng như là thức ăn trong nuôi tôm He, hoặc dạng viên ẩm [36]. Tính chất vật lý của thức ăn ảnh hưởng đến khả năng bắt mồi và lượng thức ăn được sử dụng của Tôm Hùm chưa được nghiên cứu. Brown & ctv (1995) đã sử dụng bánh đậu nành đã được nén có kích thước 30 mm x 75 mm x 300 mm để làm thức ăn cho Tôm Hùm nuôi ở Caribben. Thức ăn viên được thiết kế cho tôm He Nhật bản P.japonicus

nhìn chung có kích thước là đường kính 3 mm, dài 6 mm còn chưa có thông tin nào công bố về hình dạng và kích cỡ viên thức ăn tối ưu cho Tôm Hùm [20].

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của các LOẠI THỨC ăn, điều KIỆN CHIẾU SÁNG KHÁC NHAU lên SINH TRƯỞNG, PHÁT dục của tôm hùm BÔNG(Panulirus ornatusfabricius, 1798) NUÔI TRONG bể (Trang 25 - 33)