- Thu mẫu nước mỗi ngày 2 lần lúc 6 giờ và 14 giờ, đo các yếu tố:
+ Nhiệt độ đo bằng nhiệt kế bách phân, độ chính xác 10C.
+ Oxi hòa tan: xác định bằng máy đo tự động Pinpoint.
- Thu mẫu nước định kỳ 5 ngày/lần, đo các yếu tố:
+ Độ mặn: Đo bằng khúc xạ kế, độ chính xác 1 ‰.
+ NH3: Đo bằng Ammonium-Test hiệu SITTO, do tập đoàn SITTO Thái Lan sản xuất
+ NO2: Đo bằng Test hiệu SITTO, do tập đoàn SITTO Thái Lan sản xuất
- Ánh sáng: được xác định bằng lux xạ kế ANA – F11 010100 (TOKYO
PHOTOELECTRIC Co., ltd). Định kỳ đo hàng ngày, đo 4 - 5 điểm trong bể nuôi.
- Thu mẫu Tôm Hùm thí nghiệm: đo tất cả tôm nuôi thí nghiệm đã được đánh số thứ tự. Số thứ tự của từng con tôm nuôi trong thí nghiệm được đánh dấu bằng bút lông lên đuôi. Định kỳ cân đo 30 ngày/lần. Xác định các chỉ tiêu:
+ Chiều dài giáp đầu ngực (CL): được đo từ gai hốc mắt đến chỗ tiếp giáp với vỏ lưng tôm Hùm. Đo bằng thước kẹp, độ chính xác 0,1 mm.
+ Khối lượng (W) cân bằng cân 2 kg, độ chính xác 1 g.
+ Khối lượng tuyến sinh dục: cân bằng cân điện tử, độ chính xác 0,01 g.
* Phương pháp tính hệ số thức ăn:
FCR= P/M
Trong đó : FCR là hệ số thức ăn.
P : lượng thức ăn tôm hùm đã dùng. M : khối lượng tôm hùm tăng thêm.
M = ( M2 – M1)
M1 : là khối lượng tôm khi vào thí nghiêm. M2 : là khối lượng tôm khi kết thúc thí nghiệm.
* Sinh trưởng tuyệt đối về chiều dài giáp đầu ngực (GRCL):
GRCL = L2 – L1
Trong đó
GRCL: sinh trưởng tuyệt đối về chiều dài giáp đầu ngực tại thời điểm t (mm).
L1: chiều dài giáp đầu ngực của Tôm Hùm tại thời điểm t1 (mm)
L2: chiều dài giáp đầu ngực của Tôm Hùm tại thời điểm t2 (mm). * Tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài giáp đầu ngực (SGRCL).
SGRC =
L Trong đó:
LnCL2− LnCL1
x 100
SGRCL: tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài giáp đầu ngực (%/ ngày). CL1: chiều dài giáp đầu ngực của Tôm Hùm ở thời điểm t1 (mm).
CL2: chiều dài giáp đầu ngực của Tôm Hùm ở thời điểm t2 (mm). * Sinh trưởng tuyệt đối về khối lượng(GRw):
GRw = W2 – W1
Trong đó:
GRw: sinh trưởng tuyệt đối về khối lượng tại thời điểm t (g).
W1: khối lượng của Tôm Hùm tại thời điểm t1 (g).
W2: khối lượng của Tôm Hùm tại thời điểm t2 (g). * Tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối lượng (SGRw).
SGRW =
LnW2 − LnW1 t 2 − t1
x100 (%/ngày)
Trong đó:
SGRW: tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối lượng (%/ngày).
W1: khối lượng Tôm Hùm ở thời điểm t1 (g).
W2: khối lượng Tôm Hùm ở thời điểm t2 (g).
* Tỷ lệ sống của tôm Hùm SR = Sc Sđ x 100 Trong đó: SR: Tỷ lệ sống của Tôm Hùm (%).
Sc: Số Tôm Hùm còn lại khi kết thúc thí nghiệm (con). Sđ: Số Tôm Hùm ban đầu (con).
Tỷ lệ sống của Tôm Hùm được xác định bằng phương pháp đếm * Cách mổ tôm quan sát tuyến sinh dục
- Tôm Hùm bắt lên được cân đo khối lượng và chiều dài giáp đầu ngực
- Cắt tiết cho tôm chết
- Có thể tiến hành mổ tôm ngay hoặc để cấp đông 3 – 4 tiếng để phần tuyến sinh dục của tôm đông lại mổ rễ ràng hơn.
- Đặt tôm nằm úp trước mặt phần đầu tôm hướng về phía trước.
- Dùng các dụng cụ dao và kéo để lật phần giáp đầu ngực của tôm ra.
- Phía dưới giáp đầu ngực cắt sâu vào phần thịt khoảng 1 – 2 cm sẽ thấy tuyến sinh dục của tôm.
- Tuyến này gồm 2 bên kéo dài xuống nối với đôi chân bò 5 ở con đực và chân bò 3 ở con cái.
* Phương pháp Berry :(1971) quan sát mô tả các giai đoạn của buồng trứng loài
P.homarus gồm có 5 giai đoạn sau :
- Giai đoạn 2 (buồng trứng đang phát triển): buồng trứng đã căng lên và có màu hồng sáng.
- Giai đoạn 3 (giai đoạn tiền thành thục): thể tích buồng trứng tăng lên rõ rệt và có màu vàng cam. Các tế bào trứng tương đối căng tròn.
- Giai đoạn 4 (giai đoạn chín): buồng trứng căng cực đại và có màu cam sáng. Các tế bào trứng căng tròn rất dễ rời nhau.
- Giai đoạn 5 (sau khi thải trứng): buồng trứng xẹp xuống, có nhiều đốm màu khác nhau bao gồm những tế bào trứng non, tế bào trứng chín còn sót lại. Thường có màu vàng lợt đục.
* Phương pháp mô học nghiên cứu tuyến sinh dục : bao gồm các bước sau.
- Cố định mẫu tuyến sinh dục bằng chất định hình Bouin có công thức:
+ 750ml dung dịch acid picric bão hòa
+ 250ml formalin 40%
+ 50ml acid axetic đậm đặc
Định hình mẫu trong 24h, sau đó ngâm trong nước từ 1-3h
- Khử nước ở mẫu cố định
Lần lượt đưa mẫu qua cồn với các nồng độ khác nhau tăng dần:
+ Cồn 70%: 1 lần từ 30-60 phút
+ Cồn 95%: 3 lần, mỗi lần 30-60 phút
+ Cồn 100%: 3 lần, mỗi lần 30-60 phút
+ Xilen I: 1 lần trong 60 phút
+ Xilen II: 1 lần trong 60 phút
Thấm Parafin: mẫu đã được làm trong chuyển vào Parafin đun nóng ở nhiệt độ từ 56-580C, trong 4h.
- Đúc Parafin:
+ Sử dụng máy để đổ Parafin đã nóng chảy vào khuôn đã có mẫu, sau đó đặt khuôn lên dàn lạnh cho Parafin đông lại tạo ra khối Parafin chứa mẫu (nên giữ chung ở một mặt khuôn để khi cắt được thuận tiện).
+ Cắt gọt khối Parafin chứa mẫu: dùng dao mỏng cắt gọt bỏ những phần Parafin thừa và mặt của khối mẫu sâu vào 3-5µm.
- Cắt lát mẫu:
+ Gắn khối Parafin chứa mẫu vào máy Microtom
+ Tiến hành cắt những lát mô dày 5-7µm
+ Đưa lát cắt vào nước ấm (40-450C) khoảng 1-2 phút để lát cắt giãn, không bị nhăn.
+ Dùng slide (lam) để lấy lát cắt ra khỏi nước có miết qua albumin.
+ Đặt lên máy sấy slide ở nhiệt độ 40-600C trong thời gian 1-4h
- Nhuộm Hematoxylin và Eosin:
+ Loại bỏ Parafin ở lát cắt bằng Xilen I: 5 phút, Xilen II: 5 phút.
+ Làm no mẫu nước:
Cồn 100% II: 2-3 phút Cồn 95% I: 2-3 phút Cồn 95% II: 2-3 phút Cồn 80% I: 2-3 phút Cồn 80% II: 2-3 phút Cồn 50% I: 2-3 phút
+ Nhúng mẫu trong nước lã 3-6 lần
+ Nhuộm Hematoxylin – Mayer: 4-6 phút
+ Rửa qua nước chảy nhẹ: 4-6 phút
+ Nhuộm Eosin: 2-3 phút + Làm mất mẫu nước: Cồn 95% I: 10 lần nhúng Cồn 95% II: 10 lần nhúng Cồn 100% I: 10 lần nhúng Cồn 100% II: 10 lần nhúng
+ Làm trong mẫu: Xilen I: 2-3 phút; Xilen II: 2-3 phút
+ Dùng lamen sạch dán lên lam mẫu bằng BomCanada để bảo quản và quan sát dưới kính hiển vi.