Sinh trưởng của Tôm Hùm Bôn gở các điều kiện chiếu sáng

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của các LOẠI THỨC ăn, điều KIỆN CHIẾU SÁNG KHÁC NHAU lên SINH TRƯỞNG, PHÁT dục của tôm hùm BÔNG(Panulirus ornatusfabricius, 1798) NUÔI TRONG bể (Trang 61 - 63)

các điều kiện chiếu sáng khác nhau

Kết quả theo dõi sinh trưởng chiều dài giáp đầu ngực của Tôm Hùm Bông thể hiện qua hình 3.9. Với 2 chế độ chiếu sáng khác nhau, TỐI và SÁNG, kết quả thu được đường sinh trưởng của tôm cũng rất khác nhau.

Trong thời gian 120 ngày nuôi thí nghiệm, tôm lột xác tổng cộng 2 lần. Lần đầu trong khoảng thời gian giữa ngày nuôi thứ 1 đến ngày nuôi thứ 30 và lần thứ 2 là giữa ngày nuôi thứ 60 và ngày nuôi thứ 90. Do đó, sinh trưởng của tôm trong thời gian này tăng rất nhanh so với các lần kiểm tra khác.

Kể từ ngày nuôi thứ 30, đường sinh trưởng chiều dài giáp đầu ngực của tôm ở nghiệm thức TỐI đã tăng nhanh hơn so với tôm ở nghiệm thức SÁNG.

Chiều dài giáp đầu ngực (mm) 100 95 90 85 TỐI SÁNG 80 1 30 60 90 120 Ngày nuôi

Hình 3.9: Sinh trưởng chiều dài giáp đầu ngực của Tôm Hùm Bông ở các điều kiện chiếu sáng khác nhau

Bảng 3.9: Các chỉ tiêu sinh trưởng về chiều dài giáp đầu ngực của Tôm Hùm Bông ở các điều kiện chiếu sáng khác nhau

Chỉ tiêu TỐI

Điều kiện chiếu sáng

SÁNG CLđ (mm) CLc (mm) GRCL (mm) SGRCL (%/ngày) 86,15 ± 1,76 96,75 ± 0,94a 10,60 ± 1,50a 0,08 ± 0,01a 85,85 ± 1,26 94,02 ± 1,08b 8,17 ± 0,93b 0,06 ± 0,01b

Ghi chú: Số liệu trình bày trên bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Số liệu cùng hàng có các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê (P< 0,05).

Phân tích các chỉ tiêu sinh trưởng về chiều dài giáp đầu ngực của tôm, kết quả thu được có sự khác biệt giữa hai nghiệm thức (bảng 3.9).

Tôm đưa vào thí nghiệm được lựa chọn ngẫu nhiên đưa vào các bể nuôi thí nghiệm, nên chiều dài giáp đầu ngực ban đầu của tôm ở các nghiệm thức tương đương nhau và nằm trong khoảng (85,85 - 86,15 mm).

Sau 120 ngày nuôi, chiều dài giáp đầu ngực của tôm ở nghiệm thức TỐI đạt (96,75 ± 0,94mm), cao hơn so với chiều dài giáp đầu ngực của tôm ở nghiệm thức SÁNG (94,02 ± 1,08mm), (P< 0,05).

Kết quả cũng tương tự khi phân tích chỉ tiêu tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài giáp đầu ngực của tôm ở hai nghiệm thức. Nghiệm thức TỐI có tốc độ sinh trưởng đặc trưng là (0,08 ± 0,01 %/ngày), cao hơn so với tốc độ sinh trưởng đặc trưng của tôm ở nghiệm thức SÁNG (0,06 ± 0,01 %/ngày), (P< 0,05).

Từ kết quả trên cho thấy, Tôm Hùm Bông nuôi trong điều kiện ánh sáng của nghiệm thức TỐI có sinh trưởng về chiều dài giáp đầu ngực cao hơn so với tôm nuôi trong điều kiện ánh sáng của nghiệm thức SÁNG..

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG của các LOẠI THỨC ăn, điều KIỆN CHIẾU SÁNG KHÁC NHAU lên SINH TRƯỞNG, PHÁT dục của tôm hùm BÔNG(Panulirus ornatusfabricius, 1798) NUÔI TRONG bể (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w