Nghiên cứu Tôm Hùm trên thế giới được bắt đầu từ cuối thế kỷ XVIII, khi nghề khai thác Tôm Hùm phát triển mạnh, thời gian đầu hướng nghiên cứu tập trung vào mô tả các đặc điểm hình thái, phân loại và phân bố của một số loài phổ biến ở các vùng biển Ấn Độ Dương [11].
Từ những năm 60 của thế kỷ XIX do sự phát triển kinh tế, nhu cầu xã hội ngày càng tăng đã thúc đẩy các nhà sinh học chú trọng đến các nghiên cứu bảo vệ nguồn lợi và nuôi Tôm Hùm.
Hiện nay trên thế giới đã nghiên cứu sản xuất giống Tôm Hùm Mỹ
(Homarus spp) và đã đáp ứng được nhu cầu nuôi thương phẩm loài Tôm Hùm này. Tùy nhiên, chúng còn chiếm tỷ lệ rất thấp về sản lượng so với khai thác ngoài tự nhiên. Một trong những nguyên nhân chính là nhu cầu về dinh dưỡng, công nghệ chế biến thức ăn cho tôm Hùm, dịch bệnh và các quy trình nuôi thương phẩm còn chưa đáp ứng được. Cho đến nay các vấn đề này đã được các nhà nghiên cứu dần dần giải quyết [22].
Đối với các loài thuộc họ Tôm Hùm Gai (Palinuridae), khó khăn lớn nhất cho nghề nuôi thương phẩm trên thế giới là nguồn cung cấp giống còn phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Một trong những nguyên nhân khó khăn trong sản xuất giống nhân tạo là thời gian phát triển của ấu trùng Tôm Hùm Gai rất dài, từ 306 đến 391 ngày [22].
Hiện nay các nhà khoa học Nhật Bản đã nghiên cứu ương nuôi thí nghiệm thành công đến giai đoạn Puerulus các loài Jasus lalandii, J.edwardsii và Panulirus elphas; Panulirus japonicus cũng ương nuôi thành công tất cả các giai đoạn ấu trùng tôm. Ngoài ra, Illingworth & ctv (1997) tại Niu - di - lan cũng ương nuôi thành công các giai đoạn ấu trùng loài J.edwardsii [22].
Các nghiên cứu về sản xuất giống Tôm Hùm trên thế giới đã thấy được triển vọng sản xuất giống Tôm Hùm Gai cung cấp cho nghề nuôi thương phẩm. Nhưng kết quả thu được tỷ lệ sống cao nhất đạt được ở loài J.ereauxi khi ương nuôi qua giai đoạn ấu trùng là 10% [22].
Chương 2 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Tôm Hùm Bông (Panulirus ornatus), thu mua tại các lồng nuôi thương phẩm tại Khánh Hòa.
* Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2010 đến tháng 06/ 2010.
* Địa điểm nghiên cứu: Viện nghiên cứu Nuôi Trồng Thủy Sản III.
2.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
Thí nghiệm Thức ăn Thí nghiệm Ánh sáng GHẸ-80: 80% Ghẹ 10% Sò 10% Mực SÒ-80: 10% Ghẹ 80% Sò 10% Mực MỰC-80: 10% Ghẹ 10% Sò 80% Mực TỐI: Che sáng SÁNG: Không che sáng
Các chỉ tiêu theo dõi:
- Điều kiện môi trường bể nuôi
- Sinh trưởng về chiều dài giáp đầu ngực, khối lượng - Thay đổi tuyến sinh dục
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
2.2.1. Nguồn Tôm Hùm thí nghiệm
Tôm Hùm thí nghiệm được mua ở các lồng nuôi của ngư dân. Các chỉ tiêu lựa chọn dựa vào hình thái ngoài: tôm khỏe, cơ thể cân đối, màu sắc sáng và đầy đủ các phần phụ, không bị mòn đuôi, hay đen mang, bụng tôm trắng trong.
Kích thước tôm thí nghiệm: 450 – 600 g/con.
Tôm được nhốt trong bể để theo dõi trong khoảng 12 – 15 ngày trước khi đưa vào bố trí thí nghiệm.
2.2.2. Nguồn nước thí nghiệm
Nước biển được bơm lên bể chứa, bể lắng, lọc qua hệ thống lọc thô có sử dụng lớp than hoạt tính, xử lý chlorine 25 – 30 ppm, sục khí 2 - 3 ngày, trung hòa bằng thiosulfat. Nước được cấp vào bể thí nghiệm có lọc qua túi siêu lọc.
Nước biển
Bể nuôi
Bể chứa
Bể xử lý
Bể lắng
Hình 2.2: Qui trình xử lý nước để nuôi thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí với hệ thống lọc sinh học tuần hoàn với mức trao đổi trong khoảng 250 – 300%/ngày. Trong quá trình thí nghiệm nước chỉ được bổ sung do lượng nước bị mất từ hao hụt tự nhiên và quá trình vệ sinh bể.
Bể lọc sinh học: sử dụng san hô vụn 1 – 2 cm để làm giá thể, đặt trong bể composite có hệ thống sục khí và luân chuyển sinh học là: Sanolife PRO–W (của INVE Co., ltd; thành phần gồm Bacillus subtilis và Bacillus licheniformis, mật độ tối thiểu 5x1010 CFU/g); liều lượng sử dụng 5 ppm, định kỳ hàng tuần.
Hình 2.3: Hệ thống bể lọc sinh học
2.2.3. Trang thiết bị thí nghiệm
Kính hiển vi quang học có bố trí hệ thống chụp hình trên màn hình vi tính, kính lúp, nhiệt kế, khúc xạ kế, máy đo pH, Test-kit: nitrite, nitrat, ammoniac
Các dụng cụ cân đo: cân điện tử, thước kẹp, cân loại 2 kg. Các loại xô, chậu và các dụng cụ vệ sinh bể. Hệ thống máy bơm và sục khí.
Thí nghiệm được bố trí trong các bể Composite thể thích 1 m3 và bể ciment thể tích 8 m3.
2.2.4. Chăm sóc, quản lý
Cho tôm ăn 2 lần/ngày vào lúc 8 giờ và 17 giờ. Siphon sau khi cho tôm ăn 4 giờ để loại bỏ toàn bộ thức ăn thừa và chất thải. Cấp nước đã qua xử lý để bù vào lượng nước bị mất đi trong quá trình siphon.
Tất cả các thao tác trong quản lý và chăm sóc tôm thí nghiệm cần phải đảm bảo vệ sinh, đúng kỹ thuật và độc lập lẫn nhau giữa các nghiệm thức thí nghiệm vì điều này sẽ có ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả của thí nghiệm.
2.3. Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của các công thức thức ăn lên sinh trưởng vàphát dục của Tôm Hùm Bông phát dục của Tôm Hùm Bông
2.3.1. Các công thức thức ăn dùng trong thí nghiệm
Hiện nay ở Việt Nam, thức ăn sử dụng để nuôi thương phẩm Tôm Hùm Bông chủ yếu là thức ăn tươi sống: ghẹ, sò, mực, cá tạp… Do đó trong thí nghiệm thức ăn này, chúng tôi thử nghiệm phối trộn các loại thức ăn tươi sẵn có trên thị trường, đã được người nuôi sử dụng rộng rãi tạo thành các công thức thức ăn.
Giữa các công thức thức ăn sẽ có sự đồng nhất về một số yếu tố sinh hóa, chúng tôi sẽ xem xét sâu hơn đến sự khác biệt do các yếu tố sinh hóa khác nhau giữa các nhóm mang lại.
Trong thí nghiệm sử dụng các loại thức ăn tươi mua từ chợ, bao gồm các loại: sò, ghẹ và mực. Thức ăn sau khi mua về được sơ chế: sò tách vỏ chỉ lấy nhân; ghẹ và mực được cắt thành từng miếng kích cỡ khoảng 3 – 4 cm; sau đó thức ăn được rửa sạch bằng nước ngọt, loại bỏ hết các mảnh vụn, để ráo nước, đóng gói, cho vào tủ đông để bảo quản. Trước khi cho ăn, thức ăn được rã đông, cân phối trộn theo tỷ lệ của từng công thức thức ăn rồi mới cho tôm ăn (hình 2.4).
. Hình 2.4: Chuẩn bị thức ăn cho Tôm Hùm nuôi thí nghiệm
Phân tích thành phần sinh hóa của các công thức thức ăn thí nghiệm: Mẫu thức ăn được gởi phân tích tại Viện Công Nghệ Sinh học - Đại Học Nha Trang bao gồm các chỉ tiêu: protien, lipid và acid béo không no.
Trong đó, acid béo không no đặc biệt quan tâm phân tích thành phần 5 acid béo không no có ảnh hưởng nhiều nhất đến sinh trưởng và phát dục của giáp xác là : Acid Linoleic C18H32O2 (18:2n-6), acid Linolenic C18H30O2 (18:3n-3), Arachidonic
C20H32O2 (20:4n-6), acid Eicosapentaenoic C20H30O2 (20:5n-3) và acid Docosahexaenoic C22H32O2 (22:6n-3).
Các mẫu thức ăn ghẹ, sò, mực được gởi riêng biệt đi phân tích thành phần sinh hóa. Sau đó, tùy theo tỷ lệ phối trộn của từng công thức thức ăn để tính ra được thành phần sinh hóa của từng nhóm.
2.3.2. Bố trí thí nghiệm
Hình 2.5: Hệ thống bể composite nuôi Tôm Hùm ở thí nghiệm thức ăn
Bể 1 GHẸ- 80: Ghẹ: 80% Sò: 10% Mực: 10% Bể 2 GHẸ-80: Ghẹ: 80% Sò: 10% Mực: 10% Bể 3 SÒ-80: Ghẹ: 10% Sò: 80% Mực: 10% Bể 4 SÒ-80: Ghẹ: 10% Sò: 80% Mực: 10% Bể 5 MỰC-80: Ghẹ: 10% Sò: 10% Mực: 80% Bể 6 MỰC-80: Ghẹ: 10% Sò: 10% Mực: 80%
Thí nghiệm được bố trí thực hiện trên 6 bể nuôi: 1m3/bể. Thí nghiệm có 3 nhóm thức ăn, mỗi công thức thức ăn sử dụng để nuôi tôm trong 2 bể, với số lượng tôm: 3 con/bể (tỷ lệ đực/cái : ½). Tôm trước khi đưa vào thí nghiệm được đánh số thứ tự để thuận tiện theo dõi, cân đo. Như vậy, ở thí nghiệm này mỗi nghiệm thức được lặp lại 6 lần, tính trên từng cá thể.
Tôm Hùm nuôi ở các công thức thức ăn đều được cho ăn hàng ngày theo khẩu phần: 4 - 10% trọng lượng thân. Tuy nhiên, thực tế khi cho tôm ăn thì khẩu phần thức ăn thay đổi tùy theo khả năng bắt mồi của tôm, lượng thức ăn dư thừa được vớt ra, cân lại để tính được lượng thức ăn thực tế tôm sử dụng.
Trước khi tiến hành thí nghiệm: chọn 1 con tôm đực và 1 con tôm cái trong cùng đàn tôm mua về thí nghiệm để mổ, quan sát tuyến sinh dục.
Sau khi kết thúc thí nghiệm: tiến hành mổ ngẫu nhiên 1 con Tôm Hùm đực và 1 con Tôm Hùm cái để quan sát tuyến sinh dục.
2.4. Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của ánh sáng lên sinh trưởng và phát dục củaTôm Hùm Bông Tôm Hùm Bông
2.4.1. Các chế độ ánh sáng trong thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện với 2 chế độ ánh sáng là TỐI, ở đây bể được che kín bằng bạt nylon đen cả ngày, chỉ mở vào buổi tối (không thắp điện); và SÁNG, bể không che bạt, để theo ánh sáng tự nhiên.
Với điều kiện thí nghiệm như trên, hai nghiệm thức chỉ khác nhau về cường độ ánh sáng vào ban ngày, còn về ban đêm thì cả 2 nghiệm thức đều như nhau.
2.4.2. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên hai nghiệm thức ứng với 2 chế độ ánh sáng, mỗi nghiệm thức lặp lại 6 lần trên cá thể. Mỗi bể thả nuôi 6 con Tôm Hùm, được đánh số trước khi đưa vào thí nghiệm.
Hình 2.7: Hệ thống bể ciment nuôi Tôm Hùm ở thí nghiệm ánh sáng
Thí nghiệm được thực hiện trên 2 bể ciment có mái che, được lắp chung vào một hệ thống lọc sinh học. Trong bể có các tấm lưới căng không chạm đáy bể, để tôm không bò trên mặt đáy trực tiếp. Mỗi bể được chia thành 3 lô ngăn cách nhau bởi các tấm lưới, diện tích mỗi lô là 2,66 m2.
Sử dụng các loại thức ăn tươi: ghẹ, sò, mực, cá để cho tôm ăn. Khẩu phần thức ăn hàng ngày: 4 - 10% trọng lượng thân.
Trước khi tiến hành thí nghiệm: chọn 1 con Tôm Hùm đực và 1 con Tôm Hùm cái trong cùng đàn tôm mua về thí nghiệm để mổ, quan sát tuyến sinh dục.
Sau khi kết thúc thí nghiệm: tiến hành mổ ngẫu nhiên 1 con Tôm Hùm đực và 1 con Tôm Hùm cái để quan sát tuyến sinh dục.
2.5. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu mẫu nước mỗi ngày 2 lần lúc 6 giờ và 14 giờ, đo các yếu tố:
+ Nhiệt độ đo bằng nhiệt kế bách phân, độ chính xác 10C.
+ Oxi hòa tan: xác định bằng máy đo tự động Pinpoint.
- Thu mẫu nước định kỳ 5 ngày/lần, đo các yếu tố:
+ Độ mặn: Đo bằng khúc xạ kế, độ chính xác 1 ‰.
+ NH3: Đo bằng Ammonium-Test hiệu SITTO, do tập đoàn SITTO Thái Lan sản xuất
+ NO2: Đo bằng Test hiệu SITTO, do tập đoàn SITTO Thái Lan sản xuất
- Ánh sáng: được xác định bằng lux xạ kế ANA – F11 010100 (TOKYO
PHOTOELECTRIC Co., ltd). Định kỳ đo hàng ngày, đo 4 - 5 điểm trong bể nuôi.
- Thu mẫu Tôm Hùm thí nghiệm: đo tất cả tôm nuôi thí nghiệm đã được đánh số thứ tự. Số thứ tự của từng con tôm nuôi trong thí nghiệm được đánh dấu bằng bút lông lên đuôi. Định kỳ cân đo 30 ngày/lần. Xác định các chỉ tiêu:
+ Chiều dài giáp đầu ngực (CL): được đo từ gai hốc mắt đến chỗ tiếp giáp với vỏ lưng tôm Hùm. Đo bằng thước kẹp, độ chính xác 0,1 mm.
+ Khối lượng (W) cân bằng cân 2 kg, độ chính xác 1 g.
+ Khối lượng tuyến sinh dục: cân bằng cân điện tử, độ chính xác 0,01 g.
* Phương pháp tính hệ số thức ăn:
FCR= P/M
Trong đó : FCR là hệ số thức ăn.
P : lượng thức ăn tôm hùm đã dùng. M : khối lượng tôm hùm tăng thêm.
M = ( M2 – M1)
M1 : là khối lượng tôm khi vào thí nghiêm. M2 : là khối lượng tôm khi kết thúc thí nghiệm.
* Sinh trưởng tuyệt đối về chiều dài giáp đầu ngực (GRCL):
GRCL = L2 – L1
Trong đó
GRCL: sinh trưởng tuyệt đối về chiều dài giáp đầu ngực tại thời điểm t (mm).
L1: chiều dài giáp đầu ngực của Tôm Hùm tại thời điểm t1 (mm)
L2: chiều dài giáp đầu ngực của Tôm Hùm tại thời điểm t2 (mm). * Tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài giáp đầu ngực (SGRCL).
SGRC =
L Trong đó:
LnCL2− LnCL1
x 100
SGRCL: tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài giáp đầu ngực (%/ ngày). CL1: chiều dài giáp đầu ngực của Tôm Hùm ở thời điểm t1 (mm).
CL2: chiều dài giáp đầu ngực của Tôm Hùm ở thời điểm t2 (mm). * Sinh trưởng tuyệt đối về khối lượng(GRw):
GRw = W2 – W1
Trong đó:
GRw: sinh trưởng tuyệt đối về khối lượng tại thời điểm t (g).
W1: khối lượng của Tôm Hùm tại thời điểm t1 (g).
W2: khối lượng của Tôm Hùm tại thời điểm t2 (g). * Tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối lượng (SGRw).
SGRW =
LnW2 − LnW1 t 2 − t1
x100 (%/ngày)
Trong đó:
SGRW: tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối lượng (%/ngày).
W1: khối lượng Tôm Hùm ở thời điểm t1 (g).
W2: khối lượng Tôm Hùm ở thời điểm t2 (g).
* Tỷ lệ sống của tôm Hùm SR = Sc Sđ x 100 Trong đó: SR: Tỷ lệ sống của Tôm Hùm (%).
Sc: Số Tôm Hùm còn lại khi kết thúc thí nghiệm (con). Sđ: Số Tôm Hùm ban đầu (con).
Tỷ lệ sống của Tôm Hùm được xác định bằng phương pháp đếm * Cách mổ tôm quan sát tuyến sinh dục
- Tôm Hùm bắt lên được cân đo khối lượng và chiều dài giáp đầu ngực
- Cắt tiết cho tôm chết
- Có thể tiến hành mổ tôm ngay hoặc để cấp đông 3 – 4 tiếng để phần tuyến sinh dục của tôm đông lại mổ rễ ràng hơn.
- Đặt tôm nằm úp trước mặt phần đầu tôm hướng về phía trước.
- Dùng các dụng cụ dao và kéo để lật phần giáp đầu ngực của tôm ra.
- Phía dưới giáp đầu ngực cắt sâu vào phần thịt khoảng 1 – 2 cm sẽ thấy tuyến sinh dục của tôm.
- Tuyến này gồm 2 bên kéo dài xuống nối với đôi chân bò 5 ở con đực và chân bò 3 ở con cái.
* Phương pháp Berry :(1971) quan sát mô tả các giai đoạn của buồng trứng loài
P.homarus gồm có 5 giai đoạn sau :
- Giai đoạn 2 (buồng trứng đang phát triển): buồng trứng đã căng lên và có màu hồng sáng.
- Giai đoạn 3 (giai đoạn tiền thành thục): thể tích buồng trứng tăng lên rõ rệt và có màu vàng cam. Các tế bào trứng tương đối căng tròn.
- Giai đoạn 4 (giai đoạn chín): buồng trứng căng cực đại và có màu cam sáng. Các tế bào trứng căng tròn rất dễ rời nhau.
- Giai đoạn 5 (sau khi thải trứng): buồng trứng xẹp xuống, có nhiều đốm màu khác nhau bao gồm những tế bào trứng non, tế bào trứng chín còn sót lại. Thường có màu vàng lợt đục.
* Phương pháp mô học nghiên cứu tuyến sinh dục : bao gồm các bước sau.
- Cố định mẫu tuyến sinh dục bằng chất định hình Bouin có công thức:
+ 750ml dung dịch acid picric bão hòa
+ 250ml formalin 40%
+ 50ml acid axetic đậm đặc
Định hình mẫu trong 24h, sau đó ngâm trong nước từ 1-3h