- Trình bày và vận dụng được các nguyên tắc chọn luật áp dụng đố
43 Xem: Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam: Quyết định số 03 của Trung tâm Trọng tài Thương mại quốc tế, Hà Nội 2007, tr 27-33.
97
thứ ba. Trong trường hợp vì một lý do nào đó, cơng ty của Việt Nam không giao hàng, công ty của Nga đề nghị Trọng tài buộc công ty của Việt Nam có nghĩa vụ trả lại khoản tiền đã nhận và chịu mọi tổn thất phát sinh từ việc không thực hiện nghĩa vụ của người bán liên quan đến trách nhiệm của công ty Nga với người mua thứ ba.
Trước trọng tài, bị đơn lập luận rằng:
- Bị đơn không thể thực hiện được hợp đồng vì hợp đồng có nhiều điểm khơng rõ ràng, khơng đầy đủ, khơng thống nhất.
- Ơng Y khơng có thẩm quyền ký hợp đồng vì ơng Y đã bị hội đồng quản trị cách chức vào thời điểm ký hợp đồng.
- Chính nguyên đơn hiểu rằng, hợp đồng khơng có giá trị pháp lý nên đã khơng thanh tốn tiền vào tài khoản của bị đơn tại ngân hàng. Trong khi đó, pháp luật Việt Nam quy định thanh toán xuất, nhập khẩu phải thông qua hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, bị đơn thừa nhận là có nhận trước 50.000 USD.
- Theo hợp đồng, các tranh chấp trước tiên phải được giải quyết thơng qua thương lượng hịa giải. Nhưng bị đơn đã không nhận được thư điện tử nào hay FAX của nguyên đơn, trong khi bị đơn đã cố gắng gửi cho nguyên đơn nhiều bản FAX. Giám đốc khu vực của nguyên đơn không giải quyết, không đàm phán; nguyên đơn khơng thanh tốn, khơng mở L/C như bị đơn đề nghị.
Vì những lý do nêu trên, bị đơn đề nghị trọng tài tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Bị đơn trả lại số tiền trả trước, nhưng chỉ trả cho ông MA là người đã giao và ký nhận vào biên bản.
Trên cơ sở đơn kiện của nguyên đơn và lập luận của bị đơn, trọng tài xem xét bản chất của sự việc: Ngày 26/3/2017, nguyên đơn đã giao cho ông MA số tiền mặt cần trả trước. Số tiền còn lại của khoản phải trả trước được nguyên đơn thông báo sẽ trả vào ngày 29/3/2017 nhưng đại diện của bị đơn không đến nhận. Cho đến ngày nguyên đơn khởi kiện tại trọng tài, bị đơn vẫn chưa thực hiện việc giao hàng cho nguyên đơn theo quy định của hợp đồng. Tuy bị đơn có nêu vấn đề là ông Y đã bị miễn chức tổng giám đốc và ơng Y khơng có thẩm quyền ký hợp đồng, nhưng qua xác minh cho thấy ông Y ký hợp đồng ngày 24/3/2017 với tư cách
98
tổng giám đốc công ty nhưng đến ngày 29/3/2017 ông mới bị miễn chức tức là sau ngày ông ký hợp đồng. Như vậy, việc xử lý các vấn đề thuộc nội bộ của bị đơn không ảnh hưởng đến thẩm quyền của ông Y trong việc đại diện cho bị đơn trong việc ký hợp đồng. Các chứng cứ do nguyên đơn cung cấp bổ sung đã giải thích đầy đủ và thỏa đáng về tư cách pháp lý của nguyên đơn, của ông Y cũng như quan hệ của nguyên đơn với bên thứ ba. Việc ông Y yêu cầu và đại diện của nguyên đơn đã trao cho ông MA đại diện của bị đơn số tiền trả trước không qua hệ thống ngân hàng Việt Nam là trái với quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về thanh tốn xuất, nhập khẩu chính ngạch.
Trên cơ sở đó, hãy xác định: Luật áp dụng để điều chỉnh hình thức, nội dung hợp đồng và tư cách pháp lý của các bên chủ thể ký hợp đồng.
3.2.2. Hướng dẫn giải quyết tình huống
Hình thức hợp đồng (căn cứ Khoản 7, Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015). Nội dung hợp đồng (căn cứ Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Bộ luật Dân sự 2015).
Tư cách pháp lý của các bên ký kết hợp đồng Điều 673, Điều 674, Điều 676 Bộ luật Dân sự 2015.
- Căn cứ theo quy định tại Điều 673, 674 Bộ luật Dân sự 2015 thì năng lực chủ thể của ông Y sẽ do luật quốc tịch của ông Y điều chỉnh. Do đó, luật Việt Nam sẽ được áp dụng để điều chỉnh.
Căn cứ quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Quốc tịch của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập.
Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân; tên gọi của pháp nhân; đại diện theo pháp luật của pháp nhân; việc tổ chức, tổ chức lại, giải thể pháp nhân; quan hệ giữa pháp nhân với thành viên của pháp nhân; trách nhiệm của pháp nhân và thành viên của pháp nhân đối với các nghĩa vụ của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước mà pháp nhân có quốc tịch”.
99
Do đó, năng lực chủ thể của pháp nhân Việt Nam do luật Việt Nam điều chỉnh, năng lực chủ thể của pháp nhân Nga do luật Nga điều chỉnh (trừ trường hợp pháp nhân Nga xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân Nga đó được xác định theo pháp luật Việt Nam).
- Căn cứ Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015 thì luật áp dụng đối với hợp đồng trong trường hợp này là luật do các bên lựa chọn. Nếu các bên khơng lựa chọn thì luật áp dụng sẽ là luật của nước có mối quan hệ gắn bó nhất với hợp đồng theo Khoản 2, Điều 683 là luật Việt Nam.
- Căn cứ Khoản 7, Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015 thì luật áp dụng đối với hình thức hợp đồng chính là luật áp dụng đối với hợp đồng, luật nơi giao kết, luật Việt Nam đều được chấp nhận.
100
Chương 9