Xem: Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thành Long “Những vấn đề pháp lý cơ bản

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Tư pháp quốc tế: Phần 2 - ThS. Vũ Thị Hương (Trang 51 - 55)

- Trình bày và vận dụng được các nguyên tắc chọn luật áp dụng đố

48 Xem: Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thành Long “Những vấn đề pháp lý cơ bản

về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Tư pháp quốc tế Việt Nam”.

105

Application facts (cách thức áp dụng).

Việt Nam và Hoa Kỳ chưa có điều ước quốc tế về vấn đề này nên áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam để giải quyết. Căn cứ:

- Khoản 1, Điều 687 Bộ luật Dân sự năm 2015 “Các bên được thỏa

thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này. Trường hợp khơng có thỏa thuận thì pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại được áp dụng”.

- Khoản 4, Điều 4 Luật Hàng không dân dụng năm 2006, áp dụng pháp luật quốc gia nơi xảy ra tai nạn do tàu bay va chạm hoặc gây cản trở nhau để giải quyết.

Conclusion (kết luận).

Do hai tàu bay đâm va vào nhau đều trên lãnh thổ Trung Quốc, nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại là Trung Quốc nên luật Trung Quốc sẽ được áp dụng để điều chỉnh.

3.3. Tình huống 3

3.3.1. Nội dung tình huống

A là cơng dân Việt Nam, cư trú tại Việt Nam. Trong kỳ nghỉ hè, A đi du lịch tại Sydney (Úc). Trong quá trình điều khiển phương tiện giao thông tại Úc, A đã gây tai nạn và gây thiệt hại về sức khỏe và tài sản cho B (công dân Việt Nam, cư trú tại Việt Nam) sang thăm người thân tại Úc. Hành vi gây tai nạn và hậu quả thiệt hại của hành vi đều xảy ra ở Úc. Khi A trở về Việt Nam, B khởi kiện A ra trước tòa án Việt Nam yêu cầu A bồi thường đối với các thiệt hại phát sinh.

Hỏi: Pháp luật nước nào sẽ được áp dụng để giải quyết vụ việc trên? Tại sao?

3.3.2. Hướng dẫn giải quyết tình huống (Irac)

Issue (các sự kiện có ý nghĩa pháp lý).

Trong tình huống trên sinh viên cần quan tâm tới các vấn đề sau: A và B đều là công dân Việt Nam, trú tại Việt Nam sang Úc du lịch; A đã gây tai nạn và gây thiệt hại về sức khỏe và tài sản cho B; B khởi kiện A ra Tòa án Việt Nam.

106

Relevant law (pháp luật liên quan, quy tắc áp dụng).

Khoản 2 Điều 687 Bộ luật Dân sự 2015.

Application facts (cách thức áp dụng).

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 687 Bộ luật Dân sự 2015 ta thấy: Trường hợp bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có nơi cư trú, đối với cá nhân hoặc nơi thành lập, đối với pháp nhân tại cùng một nước thì pháp luật của nước đó được áp dụng.

Conclusion (kết luận).

Do A và B đều là công dân Việt Nam, cư trú tại Việt Nam nên luật được áp dụng để giải quyết tranh chấp trên là luật của nước nơi cư trú chung (tức luật Việt Nam) được áp dụng.

3.4. Tình huống 4

3.4.1. Nội dung tình huống

A là cơng dân Việt Nam, cư trú tại Việt Nam. Trong kỳ nghỉ hè, A đi du lịch tại Ukraina. Khi đang đi bộ trên đường tại Ukraina, A bị B (công dân Việt Nam, đang học tại Ukraina) điều khiển phương tiện giao thông đâm phải gây thiệt hại về sức khỏe và tài sản cho A. Hành vi gây tai nạn và hậu quả thiệt hại của hành vi đều xảy ra ở Ukraina. Khi B trở về Việt Nam, A khởi kiện B ra trước tòa án yêu cầu bồi thường thiệt hại. Hỏi:

1. Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết khơng? Tại sao? 2. Luật nước nào sẽ được áp dụng để điều chỉnh? Nêu căn cứ pháp lý?

3.4.2. Hướng dẫn giải quyết tình huống (Irac)

Issue (các sự kiện có ý nghĩa pháp lý).

Trong tình huống trên sinh viên cần quan tâm tới các vấn đề sau: A (Việt Nam) bị B (Việt Nam) gây tai nạn gây thiệt hại đến sức khỏe tại Ucraina; hành vi và hậu quả của thiệt hại đều xảy ra ở Ucraina; A khởi kiện B ra tòa.

Relevant law (pháp luật liên quan, quy tắc áp dụng).

107

Application facts (cách thức áp dụng).

Vì Việt Nam và Ukraina có Hiệp định Tương trợ Tư pháp quy định về dân sự và hình sự nên áp dụng Hiệp định Tương trợ Tư pháp để giải quyết.

1. Khoản 3, Điều 33 Hiệp định Tương trợ Tư pháp Việt Nam- Ukraina quy định: “Tịa án có thẩm quyền giải quyết các vụ việc nêu tại các Khoản 1 và 2 của Điều này là Tòa án của bên ký kết nơi xảy ra hành vi hoặc sự kiện khác làm căn cứ để đòi bồi thường thiệt hại. Người bị hại cũng có thể gửi đơn kiện đến Tòa án của bên ký kết nơi bị đơn thường trú”. Căn cứ quy định trên ta thấy, A là bị đơn và đang cư trú tại Việt Nam nên tòa án Việt Nam cũng có thẩm quyền giải quyết.

2. Áp dụng quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 33 Hiệp định Tương trợ Tư pháp Việt Nam - Ukraina:

“1. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, trừ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại phát sinh từ hợp đồng và các hành vi hợp pháp khác, được xác định theo pháp luật của bên ký kết nơi xảy ra hành vi hoặc sự kiện khác làm căn cứ để đòi bồi thường thiệt hại.

2. Nếu người gây hại và người bị hại đều là cơng dân của một bên ký kết, thì áp dụng pháp luật của bên ký kết có Tịa án nhận đơn kiện”.

Do A và B đều là cơng dân Việt Nam nên pháp luật của tịa án nơi nhận đơn kiện sẽ được áp dụng. Trong trường hợp này, Tòa án nhận đơn kiện là Tòa án Việt Nam nên luật Việt Nam sẽ được áp dụng.

Từ quy định dẫn chiếu tại Điều 33 Hiệp định Tương trợ tư pháp Việt Nam - Ukraina thì các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng sẽ được áp dụng (các Điều 584, Điều 585, Điều 586, Điều 588, Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015).

Conclusion (kết luận).

Từ các căn cứ nêu trên cho thấy: Tịa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết và luật Việt Nam sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nêu trên.

108

Chương 10

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Tư pháp quốc tế: Phần 2 - ThS. Vũ Thị Hương (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)