- Bình luận và đánh giá được tính khả thi của pháp luật Việt Nam hiện hành quy định thẩm quyền giải quyết quan hệ hơn nhân và gia đình ở
54 Theo bản án số 116/LHST ngày 13/5/2004 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.
121
Nga với lý do vợ chồng không hợp nhau, đã sống ly thân 2 năm và chị Hennersdof Thị Nga cũng đồng ý ly hơn. Tịa án nhân dân tỉnh X đã thụ lý, chị Hennersdof Thị Nga gửi đầy đủ giấy tờ về Việt Nam theo yêu cầu của tòa án. Ngày 30/10/2016, Tòa án nhân dân tỉnh X đã đưa vụ án ra xét xử.
Hỏi: Tòa án nhân dân tỉnh X đã áp dụng Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 để giải quyết, việc áp dụng luật của Tịa án có phù hợp với các quy định của Tư pháp quốc tế Việt Nam hiện hành? Nêu căn cứ pháp lý?
3.3.2. Hướng dẫn giải quyết tình huống (Irac)
Issue (các sự kiện có ý nghĩa pháp lý).
Trong tình huống trên sinh viên cần quan tâm tới các vấn đề sau: Anh Phò Dú Mạ (trú tại Berlin, Germany) gửi đơn ra tịa xin ly hơn với chị Hennersdof Thị Nga (trú tại Berlin, Germany); Tòa án tỉnh X (Việt Nam) thụ lý giải quyết ngày 30/10/2016.
Relevant law (pháp luật liên quan, quy tắc áp dụng).
Điều 127 Luật Hơn nhân và gia đình 2014.
Application facts (cách thức áp dụng).
- Đây là quan hệ Hơn nhân có yếu tố nước ngồi.
- Anh Phò Dú Mạ và chị Hennersdof Thị Nga là công dân Việt Nam và đều cư trú tai Đức. Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 127 thì “trường hợp bên là cơng dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm u cầu ly hơn thì việc ly hơn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ khơng có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam”. Do đó, luật được áp dụng để giải quyết ly hôn phải là Luật Nơi thường trú chung của vợ chồng, tức là pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức được áp dụng.
Conclusion (kết luận).
Áp dụng luật của nước Cộng hòa Liên bang Đức để giải quyết.
3.4. Tình huống 455
3.4.1. Nội dung tình huống
Năm 2007, chị Thần Thị Sấm kết hôn với anh Nguyễn Thủy Tinh tại Ủy ban nhân dân phường X, Đống Đa, Hà Nội. Năm 20011, anh Thủy