- Trình bày và vận dụng được các nguyên tắc chọn luật áp dụng đố
47 Xem: Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thành Long "Những vấn đề pháp lý cơ bản
về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Tư pháp quốc tế Việt Nam".
103
Hỏi: Tòa án Việt Nam áp dụng pháp luật của nước nào để giải quyết. Nêu căn cứ pháp lý?
3.1.2. Hướng dẫn giải quyết tình huống (Irac)
Issue (các sự kiện có ý nghĩa pháp lý).
Trong tình huống trên sinh viên cần quan tâm tới các vấn đề sau: Ơng Nguyễn Hồng L (quốc tịch Việt Nam) sang Thái Lan cơng tác bị chó của ơng B (quốc tịch Thái Lan) cắn; ông L không đến bệnh viện vì ơng B bảo đảm con chó hồn tồn khỏe mạnh; sau khi về nước ông L phát bệnh do vết cắn của con chó nên tử vong; bà N (vợ ơng L) đã kiện ơng B ra tịa án Việt Nam yêu cầu bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra.
Relevant law (pháp luật liên quan, quy tắc áp dụng).
Bộ luật Dân sự năm 2015.
Application facts (cách thức áp dụng).
Căn cứ Khoản 1 Điều 687 Bộ luật Dân sự năm 2015 “Các bên
được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này. Trường hợp khơng có thỏa thuận thì pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại được áp dụng”. Trong trường hợp này,
các bên không thỏa thuận chọn luật áp dụng nên luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại được áp dụng. Căn cứ vào dữ liệu đã cho thì ơng L phát bệnh và tử vong tại Việt Nam nên luật Việt Nam sẽ được áp dụng để giải quyết.
Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 603 thì: “Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại Điều 588 Bộ luật Dân sự 2015;
Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015.
Conclusion (kết luận).
Tòa án Việt Nam sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết yêu cầu khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại của bà N.
104
3.2. Tình huống 248
3.2.1. Nội dung tình huống
Tháng 1/2017, máy bay Boeing 747 mang mã số AA 987 của hãng hàng không American Airways của Hoa Kỳ đang thực hiện chuyến bay sang Trung Quốc. Do sự bất cẩn của cơ trưởng nên máy bay này đã bay chệch luồng bay được quy định, lấn sang đường bay của tuyến máy bay khác, quẹt vào cánh của máy bay A 380 mang mã số VN 345 của hãng hàng không Vietnam Airlines của Việt Nam, khiến một bên động cơ của máy bay này bị hỏng, buộc máy bay A 380 phải hạ cánh khẩn cấp xuồng sân bay của thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc. Mọi sự kiện của vụ việc đều xảy ra trên lãnh thổ Trung Quốc. Sau khi tính tốn những thiệt hại về chi phí sửa chữa máy bay, tài sản của hành khách, chi phí lưu trú tại sân bay thành phố Bắc Kinh,... hãng hàng không Vietnam Airlines đã kiện hãng hàng khơng American Airways ra Tịa án Việt Nam u cầu đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Hỏi: Tòa án Việt Nam áp dụng pháp luật của nước nào để giải quyết bồi thường thiệt hại trên? Nêu căn cứ pháp lý?
3.2.2. Hướng dẫn giải quyết tình huống (Irac)
Issue (các sự kiện có ý nghĩa pháp lý).
Trong tình huống trên sinh viên cần quan tâm tới các vấn đề sau: Máy bay AA 987 của hãng hàng không Hoa Kỳ va quẹt vào máy bay VN345 của hãng hàng không Việt Nam do sự bất cẩn của cơ trưởng trên vùng trời Trung Quốc; máy bay VN 345 phải hạ cánh xuống Bắc Kinh để sửa chữa; hãng hàng không Vietnam Airlines đã kiện hàng hàng khơng American Airways ra Tịa án Việt Nam yêu cầu địi bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng.
Relevant law (pháp luật liên quan, quy tắc áp dụng).
Khoản 1, Điều 687 Bộ luật Dân sự năm 2015; Khoản 4, Điều 4 Luật Hàng không dân dụng năm 2006.