Việc quản trị chuỗi cung ứng thành cơng địi hỏi nhiều quyết định liên quan với dịng thơng tin, vật chất và vốn. Các quyết định này được chia thành ba cấp theo tiến trình hoạch định
1. Quyết định thiết kế chuỗi cung ứng
Trong giai đoạn này, mỗi tổ chức phải quyết định cấu trúc của chuỗi cung ứng, cái sẽ tồn tại trong nhiều năm tới. Tổ chức phải quyết định hình dạng của chuỗi, các nguồn lực sẽ được phân bổ như thế nào, các tiến trình/quy trình sẽ được phân bổ cho các giai đoạn như thế nào? Quyết định chiến lược bao gồm quyết định có th ngồi hay khơng, các quyết định về bố trí sản xuất và năng lực sản xuất, năng lực kho bãi, tiện ích, sản phẩm được sản xuất hay tồn kho tại các vị trí nào trong chuỗi, mơ hình vận chuyển, các loại hệ thống thông tin cần sử dụng. Một công ty 16 Christopher M. (1996) Emerging Issues in Supply Chain Management, Proceedings of the Logistics Academic Network Inaugural Workshop, Warwick.
17Jones D., Hines P. and Rich N. (1997) Lean logistics, International Journal of Physical Distribution and Logistics
Management, 27(3/4), 153–73.
18Christopher M. (1999) Global logistics: the role of agility, Logistics and Transport Focus.
19Rowley J. (2001) Lean and agile,Logistics and Transport Focus, 3(6), 52–7.
phải bảo đảm rằng thiết kế chuỗi cung ứng của họ hỗ trợ cho mục tiêu chiến lược của tổ chức và làm tăng giá trị gia tăng trong toàn bộ chuỗi. Những quyết định thiết kế chuỗi cung ứng thường là quyết định dài hạn và tốn nhiều chi phí nếu thay đổi trong ngắn hạn. Do vậy, khi công ty ra các quyết định này, họ phải tính đến sự khơng chắc chắn của thị trường trong nhiều năm.
2. Hoạch định chuỗi cung ứng
Trong giai đoạn này, phạm vi thời gian của quyết định là từ một quý tới một năm. Vì vậy, cấu trúc chuỗi cung ứng phải được xác định trước trong giai đoạn chiến lược. Cấu trúc chuỗi cung ứng, cái cố định trong dài hạn sẽ xác lập khuôn khổ mà việc hoạch định phải tuân thủ. Mục tiêu của việc hoạch định là tối đa hoá giá trị của chuỗi cung ứng, những giá trị này có thể được tạo ra trong khuôn khổ thời gian của kế hoạch chiến lược, cái vượt ra ngoài phạm vi thời gian của hoạch định. Nhiều công ty bắt đầu giai đoạn hoạch định với một bản báo nhu cầu trong năm tiếp theo của nhiều thị trường khác nhau. Việc hoạch định bao gồm việc ra các quyết định xem xét mỗi vị trí sản xuất sẽ cung cấp hàng hóa cho thị trường nào, có sử dụng hợp đồng gia cơng trong sản xuất khơng, chính sách tồn kho là gì, kế hoạch marketing và kế hoạch khuyến mãi? Những quyết định của Dell liên quan tới việc xác định mỗi vị trí sản xuất sẽ cung ứng hàng hóa cho những thị trường nào và quyết định về sản lượng sản xuất mục tiêu của mỗi vị trí sản xuất được coi là những quyết định trong giai đoạn hoạch định. Việc hoạch định thiết lập những biến số phản ánh sự hoạt động của chuỗi cung ứng trong một khoảng thời gian cụ thể. Trong giai đoạn hoạch định, cơng ty phải tính đến sự khơng chắc chắn của nhu cầu, tỉ lệ thay đổi và sự cạnh tranh trong khuôn khổ thời gian của quyết định. Trong giai đoạn hoạch định, khi mà khuôn khổ thời gian ngắn hơn và khả năng dự báo tốt, tổ chức cố gắng tích hợp sự linh hoạt vào chuỗi và phát triển chúng để tối đa hóa hiệu quả. Kết quả của giai đoạn hoạch định, những tổ chức xác lập một chính xác tác nghiệp cho những tác nghiệp ngắn hạn.
3. Tác nghiệp trong chuỗi cung ứng
Phạm vi thời gian trong giai đoạn này tính theo tuần hoặc ngày, và trong giai đoạn này, tổ chức ra các quyết định trong khi xem xét các đơn hàng của từng khách hàng cá nhân. Tại mức tác nghiệp, cấu trúc chuỗi cung ứng được coi là đã cố định, và những chính sách đã được xác định trong giai đoạn hoạch định. Mục tiêu của những tác nghiệp trong chuỗi là nắm bắt những đơn hàng của khách hàng một cách tốt nhất. Trong suốt giai đoạn này, tổ chức xác định tồn kho và việc sản xuất cho từng đơn hàng, thiết lập thời gian đặt hàng để đáp ứng các đơn hàng, phát hành danh sách hàng hóa được lựa chọn tại kho, xác định cách thức giao hàng và vận chuyển cho từng đơn hàng, thiết lập kế hoạch vận chuyển và giao hàng. Vì những tác nghiệp được thực thi trong ngắn hạn (theo từng phút, giờ, ngày) cho nên chúng thường là những thông tin chắc chắn. Trong khn khổ những chính sách đã được xác lập trong giai đoạn hoạch định, mục tiêu của giai đoạn tác nghiệp là giảm sự khơng chắc chắn và tối đa hóa hiệu quả.
Việc thiết kế, hoạch định và tác nghiệp một chuỗi cung ứng có ảnh hưởng lớn tới khả năng sinh lợi và sự thành công của tổ chức. Sự thành công lớn của những tổ chức như Wal-Mart và Dell bị ảnh hưởng nhiều bởi việc thiết kế, hoạch định và tác nghiệp chuỗi cung ứng một cách hiệu quả của họ.