CÁC CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐ

Một phần của tài liệu Quản trị chuỗi cung ứng: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Phúc Nguyên và TS. Lê Thị Minh Hằng (Trang 62 - 65)

Bây giờ chúng ta xem xét việc việc phân chia của chuỗi cung ứng bắt đầu với nhà sản xuất, nhà cung ứng và cấu thành tiếp tục, trong trường hợp của hàng hóa bán lẻ, đối với nhà bán lẻ. Điển hình có ba chiến lược phân phối ra bên ngoài được sử dụng:

1. Vận chuyển trực tiếp. Trong chiến lược này, hàng hóa được vận chuyển một cách trực tiếp từ nhà cung cấp đến các cửa hàng bán lẻ mà không qua các trung tâm phân phối

2. Tồn kho sản phẩm. Đây chính là chiến lược cổ điển mà ở đó các nhà kho giữ hàng hóa trong kho và cung cấp những sản phẩm yêu cầu cho khách hàng.

3. Dịch chuyển chéo. Trong chiến lược này, hàng hóa được phân phối liên tục từ nhà cung cấp thông qua nhà kho đến khách hàng. Tuy nhiên, các nhà kho hiếm khi giữ hàng tồn kho nhiều hơn từ 10 đến 15 giờ.

1. Vận chuyển trực tiếp

Các chiến lược vận chuyển trực tiếp tồn tại nhằm né tránh nhà kho và trung tâm phân phối. Thực hiện việc vận chuyển trực tiếp, nhà sản xuất hoặc cung cấp phân phối hàng hóa một cách trực tiếp đến các cửa hàng bán lẻ. Điểm mạnh của chiến lược này là:

 Nhà bán lẻ tránh được chi phí hoạt động của một trung tâm phân phối

 Giảm thời gian đặt hàng

Kiểu chiến lược phân phối này cũng có nhiều bất lợi.

 Tác động của phân tán rủi ro và chúng ta đã thảo luận ở chương 3 thừa nhận là khơng tồn tại bởi vì khơng có nhà kho trung tâm

 Chi phí vận chuyển của nhà sản xuất và nhà phân phối gia tăng vì cơng ty phải gởi hàng hóa bằng các xe tải nhỏ hơn đến nhiều vị trí hơn

Vì những lý do này, vận chuyển trực tiếp là phổ biến khi các cửa hàng bán lẻ yêu cầu vận chuyển bằng tải trọng của xe (chất đầy hàng), điều này hàm ý rằng các nhà kho không hỗ trợ trong việc giảm cước phí vận chuyển. Điều này thường do một nhà bán lẻ quyền năng ủy thác hoặc được sử dụng trong những trường hợp mà thời gian đặt hàng là đáng kể. Thỉnh thoảng, nhà sản xuất miễn cưỡng tham gia vào vận chuyển trực tiếp nhưng khơng có thể khơng có lựa chọn để tiếp tục kinh doanh. Vận chuyển trực tiếp cũng phổ biến trong ngành tạp hóa, nơi mà thời gian đặt hàng là quyết định do hàng hóa bị phân hủy, giảm giá trị.

2. Dịch chuyển chéo (trung chuyển)

Dịch chuyển chéo là chiến lược mà Wal-Mart thực hiện thành công và trở nên nổi tiếng. Trong hệ thống này, các nhà kho có chức năng như điểm phối hợp tồn kho hơn là điểm lưu trữ tồn kho. Trong hệ thống dịch chuyển chéo tiêu biểu, hàng hóa từ nhà sản xuất đến nhà kho, sẽ được chuyển lên xe để chở đến nhà bán lẻ càng nhanh càng tốt. Thời gian hàng hóa nằm ở nhà kho là rất ít- thường ít hơn 12 giờ. Hệ thống này hạn chế chi phí tồn kho và giảm thời gian đáp ứng đơn hàng bằng cách giảm thời gian lưu trữ.

Dĩ nhiên, hệ thống dịch chuyển chéo yêu cầu khoản đầu tư ban đầu đáng kể và rất khó để quản lý:

1. Các trung tâm phân phối, nhà bán lẻ và nhà cung cấp phải được liên kết bằng hệ thống thông tin tân tiến nhằm đảm bảo hoạt động bốc dỡ và phân phát được tiến hành trong khoảng thời gian yêu cầu.

2. Hệ thống vận chuyển nhanh là cần thiết cho hoạt động của hệ thống dịch chuyển chéo. 3. Dự báo là quyết định và cần thiết cho việc chia sẻ thông tin

4. Chiến lược dịch chuyển chéo chỉ hiệu quả đối với hệ thống phân phối lớn mà ở đó có nhiều xe tải bốc dỡ và phân phối hàng hóa ở các cơ sở trung chuyển tại bất kỳ thời điểm nào. Trong hệ thống như vậy, có đủ khối lượng đơn hàng ở mỗi ngày cho phép vận chuyển với phương thức TL từ nhà cung cấp đến nhà kho. Vì những hệ thống này điển hình bao gồm nhiều nhà bán lẻ, nhu cầu phải đủ lớn để hàng hóa đến các trạm trung

Chương 2 - Chiến lược chuỗi cung ứng - 63 - chuyển có thể được vận chuyển đến nhà bán lẻ ngay lập tức trong tình trạng xe chất đầy hàng.

Ví dụ: Sự phát triển nhanh chóng của Wal-Mart trong vịng 15 -20 năm qua đã chứng tỏ tầm

quan trọng của một chiến lược hiệu quả nhằm phối hợp các chính sách bổ sung tồn kho và vận tải. Trong thời gian này, Wal-Mart đã phát triển thành nhà bán lẻ lớn nhất và đạt lợi nhuận cao nhất trên thế giới. Nhiều bộ phận chính trong chiến lược cạnh tranh của Wal- Mart quyết định đến sự thành cơng của nó, nhưng có lẽ cấu thành quan trọng nhất là sự hăng hái sử dụng dịch chuyển chéo. Wal-Mart phân phối khoảng 85% háng hóa sử dụng kỹ thuật dịch chuyển chéo, so với khoảng 50% của Kmart. Nhằm tạo thuận lợi cho dịch chuyển chéo, Wal-Mart sử dụng và vận hành hệ thống truyền thông vệ tinh riêng để gởi dữ liệu về điểm bán hàng cho tất cả người bán, giúp họ có bức tranh rõ ràng về doanh thu ở tất cả các cửa hiệu. Hơn nữa, Wal-Mart đưa vào sử dụng một đội 2.000 xe tải và ở mức trung bình các cửa hàng được bổ sung hai lần một tuần. Dịch chuyển chéo cho phép Wal-Mart đạt hiệu quả nhờ quy mơ bằng cách mua hàng hóa và vận chuyển đầy xe. Chiến lược này giảm tồn kho bảo hiểm và cắt giảm chi phí bán hàng 3% so với mức trung bình của ngành, một nhân tố đáng kể giải thích cho mức lợi nhuận biên cao của Wal-Mart.

Chỉ có một vài nhà bán lẻ chính sử dụng chỉ một trong số các chiến lược này. Tiêu biểu, các cách tiếp cận khác nhau được sử dụng cho các sản phẩm khác nhau. Điều cần thiết là phải phân tích chuỗi cung ứng và quyết định cách tiếp cận thích hợp được sử dụng cho một sản phẩm cụ thể hoặc loại sản phẩm.

Để đánh giá những khái niệm này chúng ta cần trả lời câu hỏi đơn giản: Những nhân tố nào tác động đến các chiến lược phân phối? Hiển nhiên là nhu cầu và vị trí khách hàng, mức phục vụ, và chi phí bao gồm chi phí vận chuyển và chi phí tồn kho. Chúng ta nên nhớ rằng chí phí vận chuyển và tồn kho có tác động lẫn nhau. Cả chi phí tồn kho và chi phí vận chuyển lệ thuộc vào quy mô hàng gởi, nhưng theo cách trái ngược. Tăng quy mô đơn hàng giảm mức độ thường xuyên phải đặt hàng và cho phép người gởi hàng hưởng lợi từ khoản chiết khấu theo số lượng, vì thế giảm chi phí vận chuyển. Tuy nhiên quy mơ lớn của đơn hàng gia tăng chi phí tồn kho cho mỗi đơn vị do thời gian tồn kho của các đơn vị dài hơn cho đến khi chúng được bán.

Sự biến động của nhu cầu cũng ảnh hưởng đến chiến lược phân phối. Thực ra tính biến động của nhu cầu có tác động lớn đến chi phí; sự biến động càng lớn thì doanh nghiệp cần tồn kho bảo hiểm càng nhiều. Vì vậy lưu trữ tồn kho nhằm bảo vệ trước sự biến động của nhu cầu và tính khơng chắc chắn, và vì phân tán rủi ro, nhà phân phối càng có nhiều nhà kho thì càng cần nhiều tồn kho bảo hiểm. Mặt khác, nếu nhà kho không được sử dụng để lưu trữ hàng hóa, như trong chiến lược dịch chuyển chéo, hoặc thậm chí nếu khơng có nhà kho, như trong phân phối trực tiếp thi nhiều tồn kho bảo hiểm hơn là cần thiết trong hệ thống phân phối. Điều này hồn tồn đúng bởi vì trong cả hai trường hợp mỗi cửa hàng cần lưu trữ đủ lượng tồn kho bảo hiểm. Tuy nhiên tác động này được giảm nhẹ bởi các chiến lược phân phối cho phép dự báo nhu cầu chính xác hơn và tồn kho bảo hiểm nhỏ hơn, và các chiến lược vận tải được mô tả ở phần tiếp theo. Bất kỳ sự đánh giá các chiến lược phân phối cũng phải xem xét thời gian đặt hàng và sản lượng yêu cầu, cũng như khoản đầu tư tài chính vào các phương án khác nhau.

Biểu 2-5 tóm tắt và so sánh ba chiến lược phân phối được thảo luận ở phần trên. Chiến lược tồn kho ở nhà kho ám chỉ chiến lược phân phối cổ điển mà ở đó hàng hóa tồn kho được lưu giữ ở nhà kho. Dòng chỉ định phân phối ở biểu ám chỉ đến điểm mà ở đó việc chỉ định các sản phẩm khác nhau cho các cửa hàng bán lẻ cần phải thực hiện. Rõ ràng đối với vận chuyển trực tiếp thì các quyết định phân phối phải được thực hiện sớm hơn hai chiến lược khác, vì thế thời gian dự báo cần dài hơn.

Biểu 2-5: Các chiến lược phân phối Chiến lược

Đặc điểm

Vận chuyển trực

tiếp Dịch chuyển chéo Tồn kho ở nhà kho

Phân tán rủi ro Nắm bắt lợi thế

Chi phí vận chuyển Giảm chi phí ra bên

ngồi Giảm chi phí ra bên ngồi Chi phí giữ tồn kho Khơng có chi phí nhà

kho Khơng có chi phí giữ tồn kho

Sự phân phối Trì hỗn Trì hỗn

3. Sự chuyển tải (transshipment)

Sự phát triển nhanh chóng của các loại hình vận tải và hệ thống thơng tin tân tiến làm cho việc sang tàu là thành tố quan trọng cần phải cân nhắc khi lựa chọn các chiến lược chuỗi cung ứng. Bằng cách sang tàu, chúng ta ám chỉ việc vận chuyển sản phẩm giữa các cơ sở khác nhau ở cùng một cấp độ trong chuỗi cung ứng để đáp ứng một ít nhu cầu trực tiếp.

Rất thông thường, việc sang tàu được xem xét ở cấp độ nhà bán lẻ. Như chúng ta đề cập ở trước, khả năng sang tàu cho phép nhà bán lẻ đáp ứng nhu cầu khách hàng từ tồn kho của các nhà bán lẻ khác. Để thực hiện điều này, nhà bán lẻ phải biết các nhà bán lẻ khác có gì tồn kho và phải có cách thức nhanh chóng để vận chuyển các sản phẩm này hoặc đến các cửa hàng nơi mà khách hàng đang cố gắng mua sản phẩm hoặc đến nhà của khách hàng. Những địi hỏi chỉ có thể được đáp ứng với hệ thống thông tin tân tiến, cho phép nhà bán lẻ biết được sản phẩm trong nhà kho của các nhà bán lẻ khác và tạo điều kiện để vận chuyển nhanh chóng giữa các nhà bán lẻ.

Dễ dàng nhận thấy rằng nếu tồn tại một hệ thống thông tin tân tiến như vậy, chi phí vận tải là vừa phải, và tất cả nhà bán lẻ có cùng thuyền trưởng (người sở hữu), việc sang tàu trở nên có ý nghĩa. Trong trường hợp này, hệ thống nắm bắt một cách hiệu quả thuận lợi của khái niệm phân tán rủi ro, thậm chí khi khơng tồn tại nhà kho trung tâm, bởi vì một người có thể nhận biết tồn kho của các cửa hàng bán lẻ khác như là một cấu thành của một công cụ lớn, đơn lẻ. Các nhà bán lẻ hoạt động độc lập và sở hữu riêng có thể muốn né tránh việc sang tàu bởi vì việc này hỗ trợ cho đối thủ cạnh tranh của họ.

Một phần của tài liệu Quản trị chuỗi cung ứng: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Phúc Nguyên và TS. Lê Thị Minh Hằng (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)