III. TÍNH CHÍNH XÁC CỦA DỰ BÁO
CHƯƠNG 4: HOẠCH ĐỊNH VỊ TRÍ
Mục tiêu của chương:
Hiểu được tầm quan trọng của các quyết định hoạch định vị trí
Thảo luận các nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định địa điểm
Mô tả cách tiếp cận hệ thống cấp bậc đến việc xác định địa điểm
So sánh địa điểm sử dụng mơ hình chi phí và cho điểm
Sử dụng các mơ hình cho việc hoạch định vị trí trên mạng lưới
Kết hợp các quyết định về địa điểm vào cách tiếp cận hoạch định rộng hơn. I. GIỚI THIỆU VỀ HOẠCH ĐỊNH VỊ TRÍ
1. Tầm quan trọng của hoạch định vị trí
Trong chương trước chúng ta đã thảo luận về việc thiết kế chuỗi cung ứng. Đây chính là việc thiết lập số lượng và loại cơ sở liên quan trong hậu cần. Bây giờ chúng ta sẽ thảo luận về cách thức xác lập vị trí cho các cơ sở.Hoạch định vị trí chính là việc tìm ra những vị trí địa lý tốt nhất cho các cấu thành khác nhau trong chuỗi cung ứng.
Bất cứ khi nào tổ chức mở cơ sở mới đều phải ra các quyết định về xác định địa điểm. Khi công ty Toyota xây dựng nhà máy lắp ráp mới, hoặc khi Burger King mở nhà hàng mới, hoặc Trung Nguyên thâm nhập vào thị trường mới, Kinh đô mở chi nhánh mới, họ phải ra những quyết định về xác định địa điểm tốt nhất. Đây là những quyết định quan trọng ảnh hưởng đến thành tích của tổ chức trong nhiều năm. Nếu một tổ chức phạm sai lầm mở cơ sở mới ở địa điểm khơng thích hợp- có lẽ sau khi đầu tư hàng tỷ đồng- doanh nghiệp khơng thể đơn giản đóng cửa và dịch chuyển đến địa điểm tốt hơn. Tiến hành kinh doanh hoặc hoạt động ở vị trí sai lầm có thể khơng mang lại kết quả tốt, lợi nhuận giảm sút nhưng dịch chuyển lại rất khó khăn. Dĩ nhiên chỉ có một giải pháp là phải lựa chọn đúng vị trí ở nơi đầu tiên. Khi Nissan mở nhà máy ở Sunderland thuộc miền đông bắc nước Anh, họ đã nỗ lực rất nhiều trong việc lựa chọn địa điểm và kết quả giờ đây nhà máy này là nơi sản xuất xe hơi hiệu suất nhất ở Châu Âu. Nhưng nếu họ lựa chọn sai vị trí sẽ dẫn đến năng suất có thể thấp, gặp phải những nhà cung cấp khơng đáng tin cậy, nguyên vật liệu kém, sản phẩm chất lượng thấp và chi phí cao.
Đúng địa điểm không đảm bảo sự thành công cho tổ chức nhưng sai địa điểm chắc chắn sẽ dẫn đến thất bại. Điều này giải thích tại sao bạn sẽ khơng tìm thấy câu lạch bộ đêm ở khu vực dân cư nơi tập trung đa số người về hưu sinh sống, trạm đổ xăng ở đường hẻm ở nơi không thu hút được khách hàng, những nhà máy ở thành phố nơi chi phí đắt đỏ…Tuy nhiên bạn có thể thấy nhiều ví dụ về các tổ chức tiến hành hoạt động ở sai địa điểm- và kết quả là phải hoặc chuyển đi nơi thích hợp hoặc phải đóng cửa. Thi thoảng mọi người khơng nhận thức được một vị trí là khơng thích hợp, một vài nơi xung quanh trung tâm thị trấn có một dãy các quán cà phê và cửa hiệu áo quần nhanh chóng đóng cửa chỉ sau khi khai trương thời gian khơng lâu. Một vài tổ chức quên rằng các quyết định địa điểm thuộc về dài hạn và họ cố gắng đạt được lợi ích ngắn hạn chẳng hạn những ưu đãi ở giai đoạn ban đầu, giảm tiền thuê mới tạm thời hoặc giảm thuế. Những điều này khá hấp dẫn nhưng hiếm khi nó hình thành cơ sở cho các quyết định đúng đắn. Bạn cũng có thể thấy trường hợp tổ chức thực hiện quyết định đúng nhưng hoàn cảnh thay đổi- chẳng hạn như một nơi sửa chữa ô tô ở một vị trí tốt trước khi quy hoạch con đường ngang qua. Các quyết định chọn địa điểm thực sự là khó khăn địi hỏi tổ chức phải cân nhắc đến nhiều nhân tố. Một số nhân tố có thể đo lường- hoặc ít nhất là ước tính- chẳng hạn như chi phí sản xuất, tiền lương, thuế, tỷ giá hối đoái hiện tại, số lượng đối thủ cạnh tranh, khoảng cách từ địa điểm hiện
Chương 4 - Hoạch định vị trí - 95 - tại, mức trợ cấp phát triển, dân số, độ tin cậy của nhà cung cấp. Các nhân tố khác không thể xác định như chất lượng cơ sở hạ tầng, sự ổn định về chính trị, các quan điểm xã hội, mối quan hệ ngành, hệ thống luật pháp, sự phát triển tương lại của nền kinh tế…Khi các tổ chức xem xét tất cả các trường hợp, họ thường đi đến cùng kết luận. Điều này giải thích tại sao những khu vực chính hoặc các vị trí thương mại trở nên phổ biến và nhiều tổ chức xác định chúng la những nơi tốt nhất. Điều này dẫn đến các xu hướng chính trong việc lựa chọn địa điểm. Ví dụ hàng nghìn nhà máy ở Maquiladoras nằm ở biên giới phía bắc Mêhicơ. Họ lựa chọn chỗ đó là vì chi phí hoạt động thấp ở Mêhicơ trong khi gần với thị trường chính của Mỹ. Một trong những khu vực đang phát triển nhanh chóng là ở Trung Quốc, trung tâm châu Âu. Bên trong khu vực rộng lớn này, những địa điểm cụ thể khá phổ biến như Thượng Hải, Warsaw và Singapo.
Có những xu hướng khác trong việc chọn địa điểm, chẳng hạn sự phát triển số lượng lớn các khu bn bán lớn ngồi trung tâm thành phố, các siêu thị hoặc khu bán lẻ. Xu hướng này làm cho chuỗi cung ứng ngắn hơn, điều này dẫn đến sự biến mất hoặc giảm số lượng các trung gian, và hậu cần được tập trung ở một vài địa điểm. Ví dụ thương mại tự do và hệ thống vận tải tốt ở cộng đồng châu Âu khuyến khích các doanh nghiệp thay thế các nhà kho ở mức độ quốc gia bằng một trung tâm hậu cần Châu Âu.
Các trung tầm điện thoại là ví dụ sống động của việc tập trung hoạt động ở một vài địa điểm. Hệ thống truyền thông liên lạc đảm bảo- với chi phí điện thoại kinh doanh thấp- nghĩa rằng các tổ chức không cần các trung tâm liên lạc nhỏ trong mỗi quốc gia hoặc vùng, nhưng họ có thể xây dựng một trung tâm lớn, hiệu quả ở một vị trí thuận tiện. Ví dụ IBM có một trung tâm với số lượng nhân viên lên đến 800 ở Greenock gần Glasgow, thực hiện trả lời các câu hỏi từ khách hàng ở 90 nước. Delhi có 40 trung tâm liên lạc chính, và đang mở rộng cơng việc kinh doanh và thuê mướn 250.000 nhân viên. Khi bạn gọi điện đến bộ phận dịch vụ khách hàng của bất kỳ công ty lớn nào, bạn không cần biết bạn đang ở châu lục nào, huống gì là quốc gia.
2. Các giải pháp đối với việc lựa chọn vị trí mới.
Lựa chọn địa điểm tốt là một trong những vấn đề phổ biến nhất mà các tổ chức gặp phải. Có nhiều lý do khiến họ cần phải xem xét quyết định vị trí, bao gồm:
Hết hợp đồng thuê nhà hiện tại
Mở rộng vào khu vực địa lý mới
Những thay đổi về địa điểm của khách hàng hoặc nhà cung cấp
Thay đổi hoạt động sản xuất- chẳng hạn như công ty điện chuyển đổi từ máy phát chạy than sang chạy gas
Nâng cấp cơ sở- có lễ để giới thiệu cơng nghệ mới.
Thay đổi phương tiện vận tải- chuyển từ vận tải bằng tàu hỏa sang đường bộ.
Những thay đổi trong mạng lưới vận tải hoặc giao thông- chẳng hạn mở một chiếc cầu bắc hai nước Thụy Điển và Đan Mạch hoặc chiếc cầu Mỹ Thuận nối liền hai bờ.
Sát nhập hoặc thơn tính dẫn đến sự nhân đơi hoạt động sản xuất cần phải hợp lý hóa. Bạn có thể nghĩ rằng cách thức để tránh những vấn đề của việc hoạch định vị trí cho cơ sở mới đơn giản là thay đổi cái hiện tại. Tuy nhiên đây vẫn là quyết định về vị trí trên cơ sở giả định rằng địa điểm hiện tại là tốt nhất có thể. Trong thực tế, khi một tổ chức muốn thay đổi cơ sở- hoặc là mở rộng, dịch chuyển hoặc thu hẹp- có ba giải pháp thay thế mà nhà quản trị cần xem xét:
Mở rộng hoặc thay đổi cơ sở hiện tại ở nơi hiện tại
`
Công ty bánh kẹo Hồng Phát đang lên kế hoạch mở rộng thị trường sang Thái Lan. Công ty đang xem xét một số các giải pháp, mỗi phương án đều có chi phí cố định hàng năm (cho tiền th nhà, điện, và các chi phí cố định khác) và chi phí biến đổi lệ thuộc vào sản lượng (chi phí quản lý, khấu hao, nhân viên…). Biểu sau trình bày về những chi phí này.
Các phương án Chi phí cố định Chi phí biến đổi
A. Xuất khẩu từ cơ sở hiện tại 800.000$ 900$
B. Sử dụng nhà phân phối địa phương 2.400.000$ 700$
C. Mở nhà máy để hoàn thành sản phẩm ở địa phương 9.000.000$ 520$
D. Mở cơ sở sản xuất hạn chế 8.000.000$ 360$
E. Mở cơ sở sản xuất khối lượng lớn 12.000.000$ 440$
Một giải pháp khác mà cơng ty có thể sử dụng nhằm tránh việc thâm nhập thị trường là tiến hành cấp phép cho một nhà sản xuất địa phương để sản xuất sản phẩm đổi lại họ sẽ trả cho công ty khoảng 2% doanh số. Các phương án quyết định sẽ như thế nào nếu công ty dự định bán 10.000 sản phẩm/ năm và mức lợi nhuận là 10%?
BÀI GIẢI
Trên cơ sở giới hạn về thơng tin, chúng ta có thể sử dụng phân tích điểm hịa vốn. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết qua hình sau, trong đó phương án C và E có chi phí cao nhất. Nhà quản trị phải tìm ra phương án tốt nhất trong số các phương án A, B và D.
Phương án A là phương án có chi phí thấp nhất so với giá trị X, từ 0 cho đến khi: 800.000 + 900X = 2.400.000 +700X hay X= 8.000 sản phẩm
Khi sản lượng vượt quá 8000, phương án B trở thành phương án chi phí thấp cho đến khi 2.400.000 + 700X = 8.000.000 + 360X hoặc X = 16.471 sản phẩm
Sau điểm này, phương án D trở thành phương án rẻ nhất.
Với mức sản lượng 10.000 đơn vị một năm, giải pháp B, sử dụng nhà phân phối địa phương là phương án có chi phí thấp nhất (2.400.000 + 10.000*700 = 9,4 triệu). Phương án A, xuất khẩu trực tiếp từ cơ sở hiện tại có mức chi phí (800.000 + 10.000*900 = 9,8 triệu) là dễ kiểm sốt hơn.
TÌNH HUỐNG THỰC TẾ
U P P Y C H A I
S N M A N A G E M E N T
Đóng cửa cơ sở hiện tại và dịch chuyển đến nơi khác.
Theo kinh nghiệm, khoảng 45% các công ty mở rộng ở nơi hiện tại, 45% mở thêm cơ sở và 10% đóng cửa cơ sở hiện tại để chuyển đến chỗ khác. Giải pháp triệt để của việc xác định lại vị trí thường khá tốn kém và bị sụp đổ. Lựa chọn bảo thủ hơn là mở rộng cơ sở hiện tại sẽ ít rủi ro hơn và có thể giúp cơng ty đạt được tính kinh tế nhờ quy mơ. Chúng ta có thể hiểu rõ hơn các quyết định này qua tình huống sau.
Nếu Hồng Phát mở cơ sở mới, cơng ty có lợi ích từ việc kiểm sốt sản xuất sản phẩm và chuỗi cung ứng, lợi nhuận cao hơn, tránh được hạn ngạch và hàng rào thuế quan nhập khẩu và gần hơn với khách hàng. Mặc khác công ty phải đầu tư nhiều hơn, tính rủi ro và phức tạp cũng như tính khơng chắc chắn trong hoạt động ở thị trường mới. Lựa chọn tốt nhất lệ thuộc vào nhiều nhân tố, chẳng hạn như sự sẵn sàng về tài chính, quan điểm của tổ chức với rủi ro, lợi nhuận trên đầu tư kỳ vọng, sản xuất hiện tại, khung thời gian, kiến thức về thị trường địa phương, chi phí
Chương 4 - Hoạch định vị trí - 97 - vận tải, thuế quan, các hàng rào về thương mại và lực lượng lao động địa phương. Giải pháp B có chi phí trung bình là 940 mỗi sản phẩm, và cộng thêm lợi nhuận 10% làm cho giá bán trở thành 940*1.1 = 1034, và tổng lợi nhuận là 940.000$. Nếu Hồng Phát thương lượng đổi lại 2% doanh thu, họ sẽ chỉ nhận được mức lợi nhuận là 1034* 0.02 = 206.800$. Dĩ nhiên những tính tốn này chỉ là mở đầu cho việc lựa chọn. Cơng ty cịn phải xem xét một cách chi tiết các khoản mục chi phí, mục tiêu của họ, kế hoạch dài hạn, mức độ kiểm soát mà họ muốn và các nhân tố khác, cụ thể ở hình sau:
Hình 4-1: Phân tích hịa vốn trong hoạch định vị trí
Thậm chí ngay cả khi vị trí mới rõ ràng là cần thiết, chúng ta cũng có những giải pháp đến quản lý. Hãy hình dung trường hợp một công ty sản xuất đang phát triển và muốn thâm nhập vào thị trường mới. Điều này trở thành vấn đề tiêu biểu của việc chọn địa điểm tốt nhất cho cơ sở mới, nhưng có một vài giải pháp khác sẽ ít tốn kém hơn. Phần sau liệt kê 5 phương án để gia tăng đầu tư:
1. Cấp phép hoặc nhượng quyền kinh doanh: Các tổ chức nơi sở tại sẽ sản xuất và cung
cấp sản phẩm của công ty, đổi lại họ sẽ phải trả một phần lợi nhuận.
2. Xuất khẩu: Công ty sản xuất sản phẩm ở cơ sở hiện tại và bán chúng cho nhà phân phối
ở thị trường mới.
3. Phân phối và bán hàng địa phương: Công ty sản xuất sản phẩm ở cơ sở hiện tại nhưng
thành lập hệ thống phân phối và lực lượng bán hàng riêng ở thị trường mới.
4. Lắp ráp và hồn thiện: Cơng ty thực hiện hầu hết các công đoạn sản xuất sản phẩm ở
cơ sở hiện tại, nhưng mở cơ sở hạn chế ở thị trường mới để lắp ráp hoặc hoàn thiện sản phẩm cuối cùng.
5. Sản xuất hoàn toàn ở địa phương: Công ty mở nhà máy ở thị trường mới.
II. CẤP QUYẾT ĐỊNH VÀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG HOẠCH ĐỊNH VỊ TRÍ1. Cấp quyết định hoạch định vị trí