NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRONG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

Một phần của tài liệu Quản trị chuỗi cung ứng: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Phúc Nguyên và TS. Lê Thị Minh Hằng (Trang 31 - 35)

1. Thiết kế chuỗi cung ứng

Cung ứng nguồn lực là việc lựa chọn ai sẽ tác nghiệp tại các bộ phận trên chuỗi như ai sản xuất, tồn kho, vận chuyển hay ai quản trị thông tin. Tại mức chiến lược, những quyết định này xác định chức năng nào của tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trên chuỗi và nhiệm vụ nào được sử dụng ngoại lực. Quyết định về cung ứng nguồn lực ảnh hưởng tới cả hiệu quả và khả năng đáp ứng của chuỗi. Sau khi Motorola sử dụng ngoại lực tại những nhà sản xuất Trung Quốc, họ thấy hiệu quả được cải thiện nhưng khả năng đáp ứng giảm do khoảng cách xa. Để cải thiện khả năng

Chương 1 - Giới thiệu về quản trị chuỗi cung ứng - 31 - đáp ứng của chuỗi, Motorola đã lựa chọn các phương tiện máy bay để vận chuyển một số linh kiện, điều này lại làm tăng chi phí vận chuyển. Flextronics, một nhà sản xuất gia công hàng điện tử, công ty mong muốn thực hiện được cả hiệu quả chi phí và khả năng đáp ứng. Công ty cố gắng đặt các cơ sở hạ tầng tại Mỹ để có thể tăng khả năng đáp ứng nhanh và giữ một số cơ sở hạ tầng tại các nước có chi phí thấp để hiệu quả. Flextronics hi vọng nó trở thành một nguồn lực hiệu quả cho mọi khách hàng với việc sử dụng các cơ sở hạ tầng này.

2. Hoạch định vị trí

Cơ sở hạ tầng là những vị trí vật chất trên chuỗi, nơi sản phẩm được sản xuất hoặc tồn kho. Có hai loại cơ sở hạ tầng chính là cơ sở sản xuất và nhà kho. Những quyết định liên quan tới vai trị, vị trí, năng lực và sự linh hoạt của cơ sở hạ tầng có một ảnh hưởng có ý nghĩa tới hiệu quả của chuỗi cung ứng. Chẳng hạn như một nhà sản xuất linh kiện xe hơi với mục tiêu là giảm thời gian đáp ứng sẽ có nhiều kho bãi nằm gần vị trí của khách hàng. Ngược lại, nếu một tổ chức quan tâm tới hiệu quả chi phí sẽ sử dụng ít nhà kho mặc.

3. Quản trị nguyên vật liệu, tồn kho

Quản trị nguyên vật liệu dịch chuyển xuyên suốt hoạt động sản xuất của tổ chức. Mục đích của cơng tác này là tạo ra dịng dịch chuyển phù hợp và hiệu quả với thời gian di chuyển ngắn, sử dụng thiết bị thích hợp, ít tổn thất và sử dụng các thiết bị chuyên dùng khi cần thiết. Công tác này bao gồm cả việc thiết lập chính sách cho tồn kho. Quản trị tồn kho liên quan đến việc xem xét nguyên vật liệu nào sẽ tồn kho, khoản đầu tư cho tồn kho, dịch vụ khách hàng cũng như cho cả sản phẩm hoàn thành. Hơn nữa, doanh nghiệp cũng phải cân nhắc đến hoạt động quản lý nhà kho, lưu trữ sản phẩm trên cơ sở cân nhắc các yếu tố của sản phẩm và những điều kiện để đảm bảo cho sản phẩm và nguyên liệu ở trạng thái tốt nhất.

4. Thu mua

Dòng nguyên vật liệu đi vào tổ chức thường được bắt đầu khi bộ phận phụ trách thu mua gởi một đơn mua hàng đến cho nhà cung cấp. Điều này nghĩa rằng bộ phận phụ trách thu mua sẽ tìm nhà cung cấp thích hợp, thương lượng về các nội dung và điều kiện mua hàng cũng như thanh toán, tổ chức việc phân phối, sắp xếp bảo hiểm và thanh toán và thực hiện tất cả các họat động cần thiết nhằm mua nguyên vật liệu cho tổ chức.

5. Vận tải và phân phối hàng hóa

Hoạt động này liên quan đến việc dịch chuyển nguyên vật liệu từ nhà cung cấp đến tổ chức hoặc sản phẩm hoàn thành từ doanh nghiệp đến với khách hàng. Điều này bao gồm việc lựa chọn phương tiện và loại hình vận tải (đường bộ, đường khơng, tàu hỏa…), lựa chọn doanh nghiệp vận tải tốt nhất, thiết kế quy trình vận chuyển và đảm bảo rằng việc vận chuyển an toàn, đúng lúc và tuân thủ các quy định của luật pháp với giá cả hợp lý…

TÓM TẮT CHƯƠNG

Chương này giới thiệu vai trò của quản trị chuỗi cung ứng trong thực tế. Chuỗi cung ứng là mạng lưới gồm nhiều công ty liên quan trong thiết kế, sản xuất và phân phối sản phẩm ra thị trường. Quản trị chuỗi cung ứng là tập hợp những phương thức để tích hợp và sử dụng hiệu quả nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán sỉ/bán lẻ nhằm phân phối hàng hóa đến đúng địa điểm, đúng lúc với đúng yêu cầu về chất lượng, số lượng, với mục tiêu giảm thiểu chi phí trên toàn chuỗi trong khi tối đa sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng là “Tối đa hóa giá trị tổng thể của chuỗi”. Giá trị tạo ra của chuỗi cung ứng là sự khác biệt giữa giá trị của sản phẩm cuối cùng đối với khách hàng và nỗ lực mà chuỗi cung ứng dùng vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Xu hướng phát triển của quản trị chuỗi cung ứng cung cấp nét nhìn đa chiều và tồn cục về các nơi dung cần có của quản trị chuỗi cung ứng theo các cấp độ ra quyết định khác nhau. Công ty phải tập trung vào năng lực cốt lõi để tạo dụng và duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững nhằm ứng phó với tốc độ phát triển nhanh chóng của thị trường và sự thay đổi công nghệ trong nền kinh tế ngày nay.

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Xem xét chuỗi cung ứng cho công ty sản xuất xe ôtô trong nước.

a. Các cấu thành của chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp này là gì b. Những doanh nghiệp khác nào liên quan trong chuỗi cung ứng c. Mục tiêu của các công ty này là gì?

d. Cho ví dụ về những mục tiêu mâu thuẫn trong chuỗi cung ứng này 2. Xem xét sự thế chấp tiêu dùng do ngân hàng đề nghị

a. Những câu thành của chuối cung ứng đối với việc thế chấp này là gì?

b. Có nhiều hơn một doanh nghiệp liên quan trong chuỗi cung ứng không? Mục tiêu của doanh nghiệp?

c. Sự giống nhau giữa chuỗi cung ứng sản phẩm và chuỗi cung ứng dịch vụ là gì? Sự khác biệt là gì?

3. Một cơng ty tích hợp theo chiều dọc là một công ty sở hữu, quản lý và vận hành tất cả các chức năng kinh doanh của nó. Một cơng ty tích hợp theo chiều ngang là một tập đồn bao gồm nhiều cơng ty, mà mỗi cơng ty hoạt động một cách độc lập. Tập đoàn cung cấp chiến lược về nhãn hiệu, định hướng và chiến lược chung. So sánh và đối chiếu làm nổi bật sự khác nhau của các chiến lược chuỗi cung ứng của hai loại hình doanh nghiệp này? 4. Nếu một cơng ty hồn tồn tích hợp theo chiều dọc, quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả có

cịn quan trọng khơng? Tại sao?

5. Cân nhắc chuỗi cung ứng đối với một doanh nghiệp chế biến thực phẩm và bán các quả đào đóng hộp. Nguồn của sự khơng chắc chắn trong chuỗi cung ứng này là gì?

6. Xem xét trường hợp một cơng ty tái thiết kế mạng lưới hậu cần của nó. Thuận lợi nào khi có số lượng ít các nhà kho nằm ở vị trí trung tâm? Thuận lợi nào khi có nhiều nhà kho nằm gần kế với khách hàng cuối cùng?

7. Thuận lợi đối với một cơng ty có mức tồn kho cao là gì? Bất lợi là gì? Thuận lợi khi có mức tồn kho thấp? Bất lợi là gì?

Chương 2 - Chiến lược chuỗi cung ứng - 33 - CHƯƠNG 2 :

CHIẾN LƯỢC CHUỖI CUNG ỨNG Mục tiêu của chương: Mục tiêu của chương:

 Nhận thức được cách thức một chiến lược chuỗi cung ứng tương tích với các quyết định then chốt của tổ chức

 Phác thảo tầm quan trọng chiến lược của công tác hậu cần

 Xác định chiến lược chuỗi cung ứng và thảo luận các nội dung liên quan

 Thảo luận các chiến lược chuỗi cung ứng khác nhau

 Am hiểu được cách thức thiết kế một chiến lược chuỗi cung ứng I. NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

1. Quan điểm ban đầu

Mặc cho những lợi ích cơ bản của quản trị chuỗi cung ứng, chuỗi cung ứng không được quan tâm nhiều và công bằng như các lĩnh vực chức năng khác. Về mặt lịch sử, các tổ chức tập trung mọi nỗ lực vào việc tạo ra sản phẩm và ít chú trọng đến sự dịch chuyển của nguyên vật liệu lẫn sản phẩm hoàn thành. Các nhà quản trị nhận thức được rằng việc vận tải và bảo quản là cần thiết nhưng người ta chỉ xem chúng là các vấn đề kỹ thuật và khoản chi phí khơng thể tránh khỏi khi kinh doanh chứ khơng xứng với tầm của nó. Vào đầu thập niên 1920, một số nhà quản trị bắt đầu xem xét kỹ lưỡng việc vận chuyển thành phẩm1. Mặc dầu vậy, vào năm 1962 Peter Drucker vẫn cịn mơ tả chuỗi cung ứng như là “nhân tố đen của nền kinh tế2“ và phát biểu rằng điều này hình thành nên một lĩnh vực đầy hứa hẹn của kinh doanh. Từ thời điểm đó tạo ra nhiều thay đổi cho lĩnh vực này.

Có lẽ lý do then chốt cho sự thay đổi này chính là nhận thức rằng hoạt động quản trị chuỗi cung ứng là khá tốn kém. Các nghiên cứu được thực hiện trong thập niên 70 và 803cho thấy việc dịch chuyển và tồn kho nguyên vật liệu cơ bản là chiếm khoảng 15-20% doanh thu. Hơn nữa, vào năm 1994, Hill có thể đã phát biểu rằng, “nhiều nhà phân phối khơng ý thức được chi phí của dịch vụ phân phối mà họ cung cấp4. Tuy nhiên, công tác quản trị chuỗi cung ứng đã được xác định là chúc năng chi phí cao và đây chính là lĩnh vực mà các doanh nghiệp có thể tiết kiệm rất nhiều.

2. Áp lực cho việc nâng cao hiệu quả quản trị chuỗi cung ứng

Nhiều nhân tố khác xuất phát từ nội tại và mơi trường đang khuyến khích các tổ chức cải thiện việc quản trị chuỗi cung ứng. Những áp lực này bao gồm:

 Khách hàng ngày nay hiểu biết hơn và họ yêu cầu cao hơn cho chất lượng, chi phí thấp và dịch vụ tốt hơn

 Sự cạnh tranh ngày càng dữ dội hơn và các tổ chức phải xem xét mọi cơ hội để duy trì lợi thế cạnh tranh

1 Borsodi R. (1927) The Distribution Age, D. Appleton, New York.

2Drucker P. (1962) The economy’s dark continent, Fortune, April, 4, p. 103

3Little W.I. (1977) The cellular flow logistics costing system, International Journal of Physical Distribution and Materials Management,7(6), 305–29. Materials Management,7(6), 305–29.

4Hill G.V. (1994) Assessing the cost of customer service, in Cooper J. (ed.) Logistics and Distribution Planning (2nd edn), Kogan Page, London. (2nd edn), Kogan Page, London.

 Có sự thay đổi quyền lực trong chuỗi cung ứng. Những chuỗi bán lẻ khổng lồ chẳng hạn như Wal-Mart, Tesco, Toy-R-Us, McDonald trên thế giới lẫn BigC, Metro, Lotte ở Việt Nam yêu cầu hoạt động hậu cần chuyên biệt hóa từ các nhà cung cấp.

 Những thay đổi lớn ở thị trường bán lẻ bao gồm việc phát triển và mở rộng các cửa hàng 24 giờ, giao hàng tận nhà, các khu phố bn bán ngồi trung tâm, mua sắm qua mạng và qua điện thoại.

 Thương mại quốc tế tiếp tục phát triển. Điều này được khuyến khích với các khu vực tự do mậu dịch chẳng hạn như Cộng đồng châu Âu và Khu vực tự do mậu dịch Bắc Mỹ, khu vực mậu dịch tự do Asean, cộng đồng kinh tế Asean, Hiệp định thương mại xuyên Thái bình dương TPP…

 Các tổ chức đang giới thiệu và áp dụng các loại hình sản xuất mới chẳng hạn như JIT, sản xuất nhỏ gọn, sản xuất linh hoạt, các hoạt động ảo, sản xuất theo yêu cầu khách hàng với khối lượng lớn…

 Một vài tổ chức đang chuyển đổi định hướng vào sản phẩm (nơi họ tập trung vào sản phẩm cuối cùng) sang định hướng vào quy trình (tập trung vào cách thức làm ra sản phẩm). Điều này khuyến khích cải thiện hoạt động, bao gồm cả việc quản trị chuỗi cung ứng.

 Chúng ta đang chứng kiến sự cải thiện đáng kể hoạt động truyền thơng. Những thành tựu này có được từ trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), mã hóa chi tiết, chuyển dịch quỹ điện tử (EFT), thương mại điện tử, hệ thống tri thức chia sẻ và các hoạt động khác.

 Các tổ chức có khuynh hướng sử dụng bên ngồi các hoạt động ngoại vi và nhấn mạnh đến các hoạt động cốt lõi. Chuỗi cung ứng là lĩnh vực hữu ích cho các doanh nghiệp thứ ba, với các công ty chuyên biệt cung cấp nhiều dịch vụ.

 Ngày nay các tổ chức đang gia tăng sự hợp tác thông qua các liên minh hoặc sự cộng tác và các giao ước khác. Sự tích hợp này là quan trọng đối với chuỗi cung ứng, nơi ln có sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong chuỗi.

 Nhà quản trị nhận thức được tầm quan trọng chiến lược của chuỗi cung ứng.

 Các quan điểm và nhận thức đối với hoạt động vận tải thay đổi từ việc nhìn nhận vấn đề tắc nghẽn giao thông đường bộ đặc biệt ở các thành phố lớn và các khu công nghiệp, sự quan tâm đến chất lượng giao thông đường không và ô nhiễm môi trường, những vấn đề về mơi trường, chính sách của chính phủ về chi phí thực tế của vận tải đường bộ, tư nhân hóa dịch vụ bán lẻ, bãi bỏ các quy định về vận tải và những thay đổi khác.

Dĩ nhiên những vấn đề được đề cập ở trên chỉ là một phần trong những áp lực đối với sự thay đổi mà quản trị chuỗi cung ứng gặp phải, bao gồm tính khơng chắc chắn về các điều kiện của thị trường, sự thay đổi về chính trị và các quy định của luật pháp, sự suy giảm kinh doanh, sự gia tăng chi phí, tình trạng thiếu hụt các nhân viên kỹ năng, sự biến động của tỷ giá hối đoái…Trong phần tiếp theo chúng ta sẽ thảo luận về cách thức ứng phó với những thay đổi này của quản trị chuỗi cung ứng.

Một phần của tài liệu Quản trị chuỗi cung ứng: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Phúc Nguyên và TS. Lê Thị Minh Hằng (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)