Các loại hợp đồng chủ yếu (Điều 606)

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật dân sự Việt Nam 2: Phần 1 - TS. Đoàn Đức Lương (Trang 27 - 28)

- Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có quyền và

nghĩa vụ đối với nhau. Trong hợp đồng này mỗi bên chủ thể vừa là người có quyền vừa là người có nghĩa vụ. Quyền dân sự của bên này là nghĩa vụ dân sự của bên kia và ngược lại. Chẳng hạn, hợp đồng mua bán, hợp

đồng thuê tài sản,...

Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ. Trong hợp đồng này một bên có nghĩa vụ mà khơng có quyền gì đối với bên kia và bên kia là người có quyền mà khơng phải chịu thực hiện bất cứ nghĩa vụ gì. Chẳng hạn hợp đồng tặng cho tài sản (Điều 461).

- Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực khơng phụ thuộc vào hợp đồng khác, còn hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.

Việc xác định hợp đồng chính và phụ hiện nay cịn có nhiều ý kiến khác nhau. Chẳng hạn, hợp đồng vay tài sản (có biện pháp bảo đảm là

bảo lãnh) có ý kiến cho rằng đây là hợp đồng phụ (bảo lãnh) hiệu lực

hoàn toàn phụ thuộc vào hợp đồng vay tài sản, nếu hợp đồng vay tài sản vơ hiệu thì bảo lãnh cũng vơ hiệu. Cũng có ý kiến ngược lại, bảo lãnh cũng như các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác có tính độc lập tuơng đối của nó nên hiệu lực khơng phụ thuộc vào hợp đồng chính 4.

4. Xem thêm Đỗ Hồng Thái, Hợp đồng bảo lãnh không thể xem là hợp đồng phụ của

- Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng

lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó. Chẳng hạn hợp đồng bảo hiểm đối

với hành khách (công ty xe khách mua bảo hiểm cho hành khách đi trên phương tiện giao thơng đó). Hợp đồng này có đặc điểm như sau:

+ Người thứ ba không tham gia ký kết hợp đồng, khơng bày tỏ ý chí trong việc tham gia vào quan hệ hợp đồng.

+ Người thứ ba được hưởng các lợi ích từ việc các chủ thể khác tham gia ký kết hợp đồng.

- Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định. Xác

định hợp đồng có điều kiện đó là sự kiện hoặc những sự kiện phát sinh

hoặc chấm dứt hợp đồng. Những sự kiện xảy ra trong tương lai, mang

tính khả thi và không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội. Chẳng

hạn, ông A lập hợp đồng tặng cho anh E ngôi nhà ở (hợp đồng được công chứng) nhưng với điều kiện anh E phải thi đỗ vào trường đại học M. Khi anh E thi đỗ vào đại học M thì hợp đồng mới có hiệu lực. Trong thực tiễn cần phân biệt giữa hợp đồng có điều kiện và hứa thưởng, chẳng hạn như ơng A hứa là khi anh E thi đỗ trường đại học M ông sẽ tặng cho ngôi nhà.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật dân sự Việt Nam 2: Phần 1 - TS. Đoàn Đức Lương (Trang 27 - 28)