Nghĩa vụ thông tin của bên mua bảo hiểm:

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật dân sự Việt Nam 2: Phần 1 - TS. Đoàn Đức Lương (Trang 105 - 107)

Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, theo yêu cầu của bên bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải cung cấp cho bên bảo hiểm đầy đủ thơng tin có liên quan đến đối tượng bảo hiểm, trừ thơng tin mà bên bảo hiểm đã biết hoặc phải biết.

Trong trường hợp bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai nhằm giao kết hợp đồng để hưởng tiền bảo hiểm thì bên bảo hiểm có

quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và thu phí bảo hiểm đến thời điểm chất dứt hợp đồng.

Hợp đồng bảo hiểm ngoài quy định của Bộ luật dân sự còn được

điều chỉnh bởi Luật kinh doanh bảo hiểm là một loại hợp đồng theo mẫu. Đặc điểm này được thể hiện ở chỗ doanh nghiệp bảo hiểm là bên đưa ra

các điều khoản mẫu (do Bộ Tài chính ban hành hoặc phê duyệt) để khách hàng xem xét trả lời chấp nhận trong một khoảng thời gian hợp lý; nếu khách hàng đồng ý tham gia bảo hiểm đồng nghĩa với việc chấp nhận

toàn bộ nội dung hợp đồng theo điều khoản mẫu mà doanh nghiệp bảo hiểm đã đưa ra. Do đó, về nguyên tắc người mua bảo hiểm không được đàm phán, thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung điều khoản của hợp đồng

bảo hiểm. Do vậy, người mua bảo hiểm có thể rơi vào tình trạng yếu thế vì tính phức tạp và khó hiểu của các điều khoản bảo hiểm (đặc biệt là

điều khoản bảo hiểm nhân thọ). Để tránh việc các doanh nghiệp bảo hiểm

khế ước” trong hợp đồng, pháp luật quy định về nghĩa vụ giải thích hợp

đồng bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người mua bảo

hiểm như sau:

- Thứ nhất, khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo

hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, nghĩa vụ giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện,

điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm. (khoản 1, Điều 19 Luật kinh

doanh bảo hiểm). Nghĩa vụ giải thích hợp đồng bảo hiểm trước hết thuộc về doanh nghiệp bảo hiểm (thực hiện trực tiếp hoặc thông qua đại lý) và việc giải thích này phải theo hướng có lợi cho người mua bảo hiểm nếu

điều khoản không rõ ràng.

- Thứ hai, trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm có điều khoản

khơng rõ ràng thì điều khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho người mua bảo hiểm (Điều 21 Luật kinh doanh bảo hiểm). Khi có tranh chấp giữa doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng liên quan đến những

quy định của điều khoản hợp đồng, Tịa án có nghĩa vụ làm sáng tỏ ý

nghĩa và nội dung của hợp đồng bảo hiểm đó và thường sẽ ưu tiên giải

thích theo hướng có lợi hơn cho người mua bảo hiểm và người được

hưởng quyền lợi bảo hiểm.

Khoản 2 Điều 407 Bộ luật dân sự 2005 quy định “Trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản khơng rõ ràng thì bên đưa ra hợp

đồng theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó”. Doanh

nghiệp bảo hiểm là bên soạn thảo hợp đồng, do đó về nguyên tắc họ có quyền đồng thời có nghĩa vụ diễn đạt các điều khoản của hợp đồng một cách rõ ràng, mạch lạc còn người tham gia bảo hiểm hay người được

hưởng quyền lợi bảo hiểm là bên phải chấp nhận hoặc bác bỏ toàn bộ các

điều khoản đó (khơng tham gia bảo hiểm) mà khơng được thỏa thuận

thêm hay bớt các điều khoản đã định sẵn.

Tuy nhiên, Luật kinh doanh bảo hiểm chỉ dừng lại ở quy định

nguyên tắc giải thích hợp đồng bảo hiểm mà khơng nói đến cách thức

giải thích hợp đồng này như thế nào, do đó, khi có tranh chấp xảy ra, việc giải thích hợp đồng bảo hiểm phải căn cứ Điều 409. Điều 409 Bộ luật

+ Khi hợp đồng có điều khoản khơng rõ ràng thì khơng chỉ dựa vào ngơn từ của hợp đồng mà cịn phải căn cứ vào ý chí chung của các bên để giải thích điều khoản đó.

+ Khi một điều khoản của hợp đồng có thể được hiểu theo

nhiều nghĩa thì phải chọn nghĩa nào làm cho điều khoản đó khi thực hiện có lợi nhất cho các bên.

+ Khi hợp đồng có ngơn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với tính chất của hợp đồng.

+ Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngơn từ khó hiểu thì phải

được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng.

+ Khi hợp đồng thiếu một số điều khoản, thì có thể bổ sung theo tập qn đối với đối với loại hợp đồng đó tại địa điểm giao kết hợp đồng.

Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau, sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng.

Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được sử dụng để giải thích hợp đồng.

Trong trường hợp bên mạnh thế đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên yếu thế thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên yếu thế.

Những quy định của Bộ luật dân sự giải thích hợp đồng bảo hiểm theo hướng có lợi cho người mua bảo hiểm khi có điều khoản khơng rõ ràng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên yếu thế.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật dân sự Việt Nam 2: Phần 1 - TS. Đoàn Đức Lương (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)