1999, tr337-338
Giáo trình Luật lao động, Trung tâm đào tạo từ xa, TS Nguyễn Hữu Chí, NXBCAND, Hà Nội 2003, tr283-284
Phan Đức Bình, Tranh chấp lao động và đình cơng, Giáo trình Luật lao động, NXBCAND, Hà Nội 2005, tr 251
Như vậy, tranh chấp lao động có thể phát sinh trong trường hợp khơng có hành vi vi phạm pháp luật lao động của các bên. Phần lớn các trường hợp vi phạm pháp luật lao động là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp lao động nhưng có những trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật lao động lại không làm phát sinh tranh chấp.
- Tranh chấp lao động là loại tranh chấp mà quy mô và mức độ tham gia của các chủ thể có thể làm thay đổi cơ bản tính chất và mức độ tranh chấp.
- Tranh chấp lao động là loại tranh chấp có tác động trực tiếp và rất lớn đến bản thân và gia đình người lao động, nhiều khi cịn tác động rất lớn đến an ninh cơng cộng, đời sống kinh tế và chính trị tồn xã hội.37
1.3. Phân loại tranh chấp lao động
- Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động.
- Tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động. Tranh chấp lao động tập thể là tranh chấp những người lao động cùng làm việc trong một doanh nghiệp hoặc một bộ phận của doanh nghiệp với người sử dụng lao động. Tranh chấp lao động tập thể có hai loại:
+ Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thỏa thuận hợp pháp khác.
+ Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp lao động
phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.