- Nguyên tắc thứ nhất, thương lượng trực tiếp, tự dàn xếp và tự quyết định của hai bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp Đây là
3. XỬ PHẠT VI PHẠM PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG 1 Khái niệm vi phạm hành chính về pháp luật lao động
3.3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về pháp luật lao động
- Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lao động phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử lý vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, cơng minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo quy định.
- Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật lao động bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động.
- Việc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động do người có thẩm quyền áp dụng (thuộc thẩm quyền xử phạt của Ủy ban nhân dân các cấp, của thanh tra chuyên ngành về lao động, của công an nhân dân, thẩm quyền xử phạt trong an toàn lao động, thanh tra vệ sinh lao động trong các lĩnh vực: phóng xạ, thăm dị, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thỦy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang do các cơ quan quản lý ngành đó thực hiện).
- Một hành vi vi phạm hành chính trong lao động chỉ bị xử phạt hành chính một lần. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính trong lao động thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lao động thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.
- Việc xử lý hành vi vi phạm hành chính trong lao động phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp.
- Khơng xử lý vi phạm hành chính trong lao động trong các trường hợp tình thế cấp thiết, phịng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.