Các hành vi vi phạm hành chính về pháp luật lao động và mức phạt

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 2: Phần 2 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 50 - 53)

- Nguyên tắc thứ nhất, thương lượng trực tiếp, tự dàn xếp và tự quyết định của hai bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp Đây là

3. XỬ PHẠT VI PHẠM PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG 1 Khái niệm vi phạm hành chính về pháp luật lao động

3.6. Các hành vi vi phạm hành chính về pháp luật lao động và mức phạt

- Vi phạm quy định về việc làm: Mức phạt tiền tối thiểu là 200.000 đồng mức phạt tiền tối đa là 30.000.000 đồng.

- Vi phạm những quy định về hợp đồng lao động: Mức phạt tiền tối thiểu là 200.000 đồng mức phạt tiền tối đa là 30.000.000 đồng.

- Vi phạm những quy định về thỏa ước lao động tập thể: Mức phạt tiền tối thiểu là 500.000 đồng mức phạt tiền tối đa là 5.000.000 đồng.

- Vi phạm những quy định về tiền lương, tiền thưởng: Mức phạt tiền tối thiểu là 300.000 đồng mức phạt tiền tối đa là 30.000.000 đồng.

- Vi phạm những quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: Mức phạt tiền tối thiểu là 300.000 đồng mức phạt tiền tối đa là 20.000.000 đồng.

- Vi phạm những quy định về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất: Mức phạt tiền tối thiểu là 200.000 đồng mức phạt tiền tối đa là 10.000.000 đồng.

- Vi phạm những quy định về lao động đặc thù: Mức phạt tiền tối thiểu là 300.000 đồng mức phạt tiền tối đa là 10.000.000 đồng.

- Vi phạm những quy định về lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam: Mức phạt tiền tối thiểu là 15.000.000 đồng mức phạt tiền tối đa là 30.000.000 đồng.

- Vi phạm những quy định về giải quyết tranh chấp lao động và đình cơng: Mức phạt tiền tối thiểu là 300.000 đồng mức phạt tiền tối đa là 30.000.000 đồng.

- Vi phạm những quy định về tổ chức họat động cơng đồn: Mức phạt tiền tối thiểu là 1.000.000 đồng mức phạt tiền tối đa là 10.000.000 đồng.

- Vi phạm những quy định khác: Mức phạt tiền tối thiểu từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng (Trường hợp không khai báo việc sử dụng lao động; không báo cáo tình hình thay đổi nhân công; không báo cáo việc chấm dứt sử dụng lao động trong trường hợp doanh nghiệp chấm dứt họat động; không lập sổ lao động, sổ lương, sổ bảo hiểm xã hội theo quy định; không trả lại sổ lao động cho người lao động trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động.) Mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng (Trường hợp đối với người có hành vi đánh đập, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hoặc ngược đãi, cưỡng bức lao động theo quy định của pháp luật lao động.).

- Vi phạm những quy định về trang thiết bị về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động: Mức phạt tiền tối thiểu là 200.000 đồng mức phạt tiền tối đa là 10.000.000 đồng.

- Vi phạm những quy định về bảo đảm an toàn sức khỏe cho người lao động: Mức phạt tiền tối thiểu là 300.000 đồng mức phạt tiền tối đa là 20.000.000 đồng.

- Vi phạm những quy định về tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động: Mức phạt tiền tối thiểu là 5.000.000 đồng mức phạt tiền tối đa là 20.000.000 đồng.

- Vi phạm những quy định về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Mức phạt tiền tối thiểu là 300.000 đồng mức phạt tiền tối đa là 5.000.000 đồng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 2: Phần 2 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)