2.1. Khái niệm
Giải quyết tranh chấp lao động là việc cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành giải quyết các tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động, tập thể lao động với người sử dụng lao động theo trình tự, nguyên tắc và thủ tục luật định.
2.2. Ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp lao động
Giải quyết tranh chấp lao động là một q trình trong đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các quy định của pháp luật lao động nhằm giải quyết những tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể giữa các bên trong quan hệ lao động với mục đích khơi phục các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động.
Giải quyết tranh chấp lao động có ý nghĩa quan trọng khơng chỉ đối với các doanh nghiệp, người sử dụng lao động, người lao động mà nó cịn góp phần hồn thiện pháp luật lao động.
- Thứ nhất, giải quyết tranh chấp lao động nhằm giải quyết những mâu thuẫn, xung đột giữa người lao động và người sử dụng lao động góp phần duy trì, củng cố và đảm bảo sự hài hòa trong quan hệ lao động.
Khi tranh chấp lao động xảy ra quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động có nguy cơ bị ảnh hưởng. Người lao động có thể sẽ bị chấm dứt hợp đồng, cịn người sử dụng lao động có thể phải mất một thời gian để tuyển người lao động mới vào làm việc. Các bên trong quan hệ lao động phải mất một thời gian dài để củng cố, thiết lập một quan hệ lao động ổn định. Thông qua việc giải quyết tranh chấp lao động một mặt phải tháo gỡ được các mâu thuẫn của hai bên mặt khác lại củng cố quan hệ lao động đang tranh chấp được ổn định.
- Thứ hai, giải quyết tranh chấp lao động không chỉ bảo vệ quyền lợi cho người lao động mà còn bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng lao động. Bởi vì, khi tham gia quan hệ lao động, người lao động bao giờ cũng rơi vào vị trí thế yếu so với người sử dụng lao động do đó giải quyết tranh chấp lao động trước hết để khơi phục, duy trì, bảo vệ quyền và lợi
ích của tập thể người lao động. Quyền lợi của tập thể người lao động có mối quan hệ mật thiết với người sử dụng lao động. Quyền và lợi ích của các bên chỉ thực sự được đảm bảo và phát triển khi giữa các bên có sự phối hợp tác hài hòa trong một quan hệ lao động bền vững ổn định. Ngoài ra, việc giải quyết tranh chấp lao động còn bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng lao động, đây là cơ sở cho sự bình đẳng giữa các bên, đảm bảo cho một quan hệ lao động ổn định.
- Thứ ba, giải quyết tranh chấp lao động nhằm góp phần hồn thiện pháp luật lao động. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp lao động là sự nhận thức chưa đầy đủ về hệ thống pháp luật lao động cũng như những khiếm khuyết của hệ thống pháp luật lao động. Quá trình giải quyết tranh chấp lao động vừa đảm bảo cho các quy phạm pháp luật lao động được áp dụng một cách thống nhất vừa kiểm tra tính chính xác, sát thực của các quy phạm pháp luật lao động giúp cho các nhà làm luật tìm ra những hạn chế của pháp luật lao động để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật một cách kịp thời.
2.3. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động