Hòa giải viên lao động

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 2: Phần 2 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 32 - 34)

- Nguyên tắc thứ nhất, thương lượng trực tiếp, tự dàn xếp và tự quyết định của hai bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp Đây là

2.4.1. Hòa giải viên lao động

Hòa giải viên lao động là người được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm theo nhiệm kỳ 5 năm để hòa giải tranh chấp lao động và tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề theo quy định của pháp luật.

Hòa giải viên phải có tiêu chuẩn: i) Là cơng dân Việt Nam, có năng

lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khoẻ và phẩm chất đạo đức tốt; ii) Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang

chấp hành án; iii) Am hiểu pháp luật lao động và pháp luật có liên quan; iv) Có 03 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động, có kỹ năng hịa giải tranh chấp lao động.

Thẩm quyền, trình tự và thủ tục bổ nhiệm hòa giải viên lao động được quy định như sau:

Hòa giải viên lao động do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm.

Trình tự, thủ tục bổ nhiệm hịa giải viên lao động: i) Tự đăng ký hoặc được Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, cơng đồn cấp huyện, cơng đồn khu cơng nghiệp, khu chế xuất giới thiệu tham gia dự tuyển hòa giải viên lao động; ii) Hồ sơ dự tuyển hòa giải viên lao động bao gồm: (Đơn dự tuyển hòa giải viên lao động; Sơ yếu lý lịch; Giấy chứng nhận sức khỏe; Bản sao các văn bằng, chứng chỉ (nếu có); Văn bản giới thiệu tham gia dự tuyển của cơ quan, tổ chức.); iii) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội lập danh sách người đạt tiêu chuẩn báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; iv) Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm hòa giải viên lao động, đồng thời gửi Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; v) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị bổ nhiệm hòa giải viên lao động của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định, đồng thời gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đã đề nghị bổ nhiệm hòa giải viên lao động; vi) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định bổ nhiệm hòa giải viên lao động; vii) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định bổ nhiệm hòa giải viên lao động của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm cơng khai danh sách hịa giải viên lao động để người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và người lao động biết.

Hòa giải viên lao động miễn nhiệm thuộc một trong các trường hợp sau đây: i) Có đơn xin thơi tham gia hịa giải viên; ii) Khơng hồn thành nhiệm vụ hịa giải; iii) Có hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng uy tín, thẩm quyền, trách nhiệm của mình làm phương hại đến lợi ích của các bên hoặc lợi ích của Nhà nước trong q trình hịa giải hoặc từ chối nhiệm vụ hòa giải từ 02 lần trở lên khi được cử tham gia giải quyết tranh chấp lao động hoặc tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề mà khơng có lý do chính đáng.

Thẩm quyền, trình tự và thủ tục miễn nhiệm hịa giải viên lao động: i) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định miễn nhiệm hòa giải viên lao động theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; ii) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ đơn xin thơi tham gia hịa giải viên hoặc mức độ khơng hồn thành nhiệm vụ hoặc hành vi vi phạm pháp luật của hòa giải viên lao động báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc miễn nhiệm hòa giải viên lao động;

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 2: Phần 2 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 32 - 34)