QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG Khái niệm quản lý Nhà nước về lao động

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 2: Phần 2 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 39 - 40)

- Nguyên tắc thứ nhất, thương lượng trực tiếp, tự dàn xếp và tự quyết định của hai bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp Đây là

1. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG Khái niệm quản lý Nhà nước về lao động

1.1. Khái niệm quản lý Nhà nước về lao động

Có thể nói vấn đề quản lý nhà nước về lao động đã được đặt ra ngay từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hịa. Qua q trình phát triển của lịch sử trong mỗi giai đoạn khác nhau thì vai trị, tầm quan trọng của việc quản lý Nhà nước về lao động khác nhau.

- Đối với thời kỳ quản lý tập trung quan liêu bao cấp: Trong giai đoạn này chủ yếu thừa nhận quan hệ lao động giữa các cơng chức với nhà nước cịn quan hệ lao động giữa người lao động thông qua giao kết hợp đồng lao động mang dấu ấn mờ nhạt. Với thành phần kinh tế quốc dân là chủ yếu nên Nhà nước đồng thời là người sử dụng lao động. Tất cả mọi họat động quản lý nhà nước đều đặt trong kế họach chỉ tiêu được giao do đó phần nào vai trị quản lý nhà nước về lao động trong giai đoạn này cũng bị hạn chế.

- Đối với thời kỳ nền kinh tế thị trường: Đây là thời kỳ đổi mới đánh dấu bước phát triển quan trọng trên tất cả các phương diện khác nhau trong đó có quản lý Nhà nước về lao động. Trong giai đoạn này, Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật lao động cụ thể trên các phương diện như tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động và các lĩnh vực khác để tạo cơ sở pháp lý cho người lao động cũng như người sử dụng lao động tham gia vào quan hệ lao động. Đồng thời Nhà nước cũng

quy định các biện pháp quản lý lao động một cách hữu hiệu từ quá trình tuyển dụng lao động, thực hiện quan hệ lao động đến việc thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật lao động và xử lý các vi phạm pháp luật lao động.

Có thể nói, quản lý nhà nước về lao động có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra các điều kiện về môi trường pháp lý, tạo ra sân chơi cho các quan hệ lao động được xác lập, duy trì và phát triển; điều tiết các quan hệ lao động trong mọi thành phần kinh tế trong đó đảm bảo quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động.

- Hiện nay, trong các văn bản pháp luật lao động của nước ta chưa quy định khái niệm về quản lý Nhà nước về lao động. Tuy nhiên có thể tiếp cận thuật ngữ quản lý Nhà nước về lao động dưới các cách hiểu sau:

+ Quản lý Nhà nước về lao động là sự quản lý của cơ quan nhà nước: trung ương, địa phương, cơ sở về số lượng và chất lượng lao động, sự phân bố luật trên các địa bàn dân cư, nhu cầu lao động của từng địa phương, ngành và cơ sở. Trên cơ sở đó Nhà nước quyết định chính sách quốc gia, quy họach, kế họach về nguồn nhân lực, đào tạo, bồi dưỡng, phân bố và sử dụng lao động toàn xã hội đạt hiệu quả nhất.38

+ Quản lý Nhà nước về lao động là một chế định pháp lý bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh về các nguyên tắc, hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cũng như những nội dung quản lý Nhà nước về lao động.39

+ Quản lý Nhà nước về lao động là tổng thể các họat động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc tác động đến q trình lao động bằng các hình thức khác nhau nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, đảm bảo hiệu quả họat động của pháp luật lao động trong việc điều tiết các quan hệ lao động.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 2: Phần 2 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 39 - 40)