Văn hoá doanh nghiệp

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN OBD VIỆT NAM (Trang 41)

VII. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

2.2 Tổng quan về Công ty Cổ phần OBD Việt Nam

2.2.7 Văn hoá doanh nghiệp

Thông điệp từ lãnh đạo

Thông điệp từ Giám đốc Nguyễn Ngọc Hiếu:

Thương hiệu OBD Việt Nam là sự kết tinh từ “Trí tuệ” và “Sự nỗ lực” khơng ngừng nghỉ của những người lãnh đạo và tồn thể cán bộ cơng nhân viên OBD Việt Nam bằng “sức trẻ” và “lòng nhiệt huyết” trong suốt những năm qua.

Chính vì lẽ đó thương hiệu OBD Việt Nam là tài sản quan trọng nhất mà chúng ta phải có trách nhiệm xây dựng, bảo vệ và phát triển đúng với mục tiêu “Nâng tầm người thợ Việt ”

Qua việc làm hàng ngày của chúng ta, mỗi người đều phải có trách nhiệm đối với cách xã hội nhìn nhận về OBD Việt Nam .

Qua cách nội bộ chúng ta đối xử với nhau, giao tiếp với khách hàng, bạn hàng và đối tác cũng như cách chúng ta thể hiện trách nhiệm của mình đối với các doanh nghiệp, xã hội,… là chúng ta đang xây dựng các giá trị nền tảng thương hiệu OBD Việt Nam, là chúng ta đang thể hiện văn hóa OBD Việt Nam đến với mọi người.

Là thành viên của đại gia đình OBD Việt Nam: Chúng ta buộc phải đọc và hiểu văn hóa OBD Việt Nam, văn hóa để “ Nâng tầm & Phát Triển ” và hoàn toàn tuân thủ bộ quy tắc ứng xử. Nhằm nâng cao giá trị của chúng ta trên đất nước Việt Nam và vươn xa ra thế giới.

Bộ quy tắc ứng xử của OBD Việt Nam

• Tuân thủ mệnh lệnh thực thi hiệu quả.

• Đối tác, khách hàng là bạn và được ưu tiên hàng đầu

• Chính trực trong mọi cơng việc và hành động

• Chúng ta kinh doanh kỹ thuật

• Tuyệt đối tơn trọng giá trị văn hóa VAST (tập đồn sở hữu OBD Việt Nam)

• Ln đồn kết gắn bó trong mọi trường hợp

• Khuyến khích sáng tạo tinh thần đổi mới

• Đề bạt trọng dụng tài năng

Triết lý văn hố:

• Hành động nhanh & dứt khốt

• Ln tươi cười & niềm nở

• Thái độ ân cần & chu đáo

• Làm việc chăm chỉ & hiệu quả

• Khơng tranh cãi – chỉ nói giải pháp

• Khơng chứng tỏ cá nhân – chỉ nên cống hiến

• Khơng vụ lợi - chỉ hưởng thành quả của mình

2.2.8 Cơ cấu bộ máy tổ chức

3Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức OBD Việt Nam

Bộ máy tổ chức của OBD Việt Nam hiện tại với hơn 50 nhân viên đảm bảo được mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Số lượng nhân viên tăng lên hàng năm để đảm bảo khối lượng cũng như chất lượng công việc đạt được hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó nhân sự của cơng ty có độ tuổi khá trẻ trung bình khoảng 25 tuổi đầy nhiệt huyết cho công việc và sẵn sàng tiếp thu những công nghệ mới.

Chi tiết cơ cấu công ty:

Tổng giám đốc:

Tổng giám đốc

Phịng kế tốn MarketingPhòng Phòng Kinh doanh Phịng kỹ thuật sóc khách hàngPhịng chăm Giám đốc điều hành Phó giám đốc kinh doanh Phó Giám đốc chi nhánh

- Có nhiệm vụ phê duyệt các dự án và kế hoạch trong công ty, mọi quyết định cuối cùng đều do chủ tịch hội đồng quản trị quyết định. Gặp gỡ đối tác và kí kết các hợp đồng quan trọng. Là chủ tọa, điều hành cuộc họp Hội đồng quản trị. - Là người quản lý và giám sát tất cả các hoạt động kinh doanh, con người cũng như các hoạt động ngoại giao, hợp tác của doanh nghiệp. Nắm giữ trách nhiệm quan trọng trong việc thực hiện điều hành toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp theo những chiến lược và chính sách từ Hội đồng Quản trị.

Giám đốc điều hành:

- Là người phụ trách điều hành doanh nghiệp theo mục tiêu, tầm nhı̀n và các giá tri ̣cốt lõi vốn có của doanh nghiệp. Đây còn là người tổng hơp ̣ dữ liêụ và đưa ra các quyết định chiến lược cho công việc kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của công ty và chịu trách nhiệm cho kết quả kinh doanh này.

- Định hướng chiến lược hoạt động cho công ty (hoạch định, chỉ đạo thực hiện và đánh giá chiến lược), thiết lập bộ máy quản lý, xây dựng văn hóa cơng ty, thực hiện các hoạt động tài chính (huy động, sử dụng, kiểm sốt vốn)

Phó giám đốc:

- Phó giám đốc cũng là vị trí nhân sự cấp cao trong bộ máy điều hành, thay mặt Giám đốc điều hành xử lý và quyết định các công việc khi Giám đốc vắng mặt, thực hiện những công việc được ủy quyền.

- Có nhiệm vụ phân cơng, bố trí nhân sự, đơn đốc và quản lý nguồn lực theo đúng quy định của cơng ty. Ngồi ra cịn đào tạo, đánh giá khen thưởng nhân viên, tham gia phỏng vấn và đào tạo nhân viên mới. Dẫn dắt, phát triển đội ngũ nhân sự đáp ứng yêu cầu, chức năng và nhiệm vụ của họ. Có nhiệm vụ hỗ trợ các bộ phận, điều phối ngân sách, lập kế hoạch để đảm bảo quá trình hoạt động trơn tru. Trao đổi với Giám đốc, thảo luận về các lựa chọn để có quyết định chính sách phù hợp.

Phịng kinh doanh:

- Thực hiện các công tác bán hàng tại cơng ty.

- Phát triển thị trường, tìm kiếm nguồn khách hàng mới, chăm sóc, duy trì quan hệ lâu dài với khách hàng và đối tác.

- Tìm hiểu, phân tích và nghiên cứu thị trường, đánh giá tiềm năng, xu hướng của thị trường, từ đó đưa ra hướng, chính sách kinh doanh.

- Lập kế hoạch phát triển thị trường theo định hướng thương hiệu và doanh số công ty đề ra cho tất cả các sản phẩm công ty đang kinh doanh.

- Phối hợp với phịng Marketing thực hiện các chương trình khuyến mại, chương trình bán hàng mới.

- Mở rộng mối quan hệ với khách hàng, hỗ trợ bộ phận chăm sóc khách hàng. - Lập kế hoạch, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm của Công ty.

- Lập báo cáo theo yêu cầu.

Phòng kỹ thuật:

- Chịu trách nhiệm cập nhật, truyền đạt và hướng dẫn chi tiết thông tin kỹ thuật cho các bộ phận khác như bộ phận kinh doanh và bộ phận Marketing.

- Tư vấn kỹ thuật chuyên môn cho khách hàng.

- Kiểm tra kỹ thuật sản phẩm trước trong và cả sau khi bán hàng cho khách hàng.

- Cập nhật thông tin về những sản phẩm kỹ thuật mới liên quan đến lĩnh vực hoạt động của công ty.

Phịng kế tốn:

- Ghi chép, tính tốn, phản ánh số hiện có, tình hình ln chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn; quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn của cơng ty.

- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính việc thu, nộp, thanh tốn tại các phòng ban.

- Quản lý số lượng sản phẩm xuất nhập kho.

- Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ cơng tác lập và theo dõi kế hoạch. Cung cấp số liệu báo cáo cho các cơ quan hữu quan theo chế độ báo cáo tài chính, kế tốn hiện hành.

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng tuần, hàng tháng cho hội đồng quản trị cơng ty.

- Thực hiện việc ghi nhận và giải quyết những yêu cầu, mong muốn của khách hàng, trả lời các thắc mắc của khách hàng. Tiếp nhận các phản ánh, khiếu nại những vấn đề cần được xử lí cho khách hàng và chuyển vấn đề đó cho những bộ phận liên quan để quản lý và giải quyết.

- Thăm hỏi, quan tâm đến khách hàng trong quá trình sản phẩm/dịch vụ.

- Kết nối và phối hợp cùng với phòng ban marketing để tiếp thị, quảng bá, cập nhật thơng tin nhanh nhất về những chương trình ưu đãi hấp dẫn, khuyến mãi, các gói sản phẩm của doanh nghiệp đó đến tồn bộ khách hàng.

- Liên hệ đến khách hàng về các vấn đề các chính sách ưu đãi đang được công ty áp dụng hay quà tặng trong các ngày đặc biệt như lễ, tết,…

- Thực hiện cuộc khảo sát đánh giá ý kiến về chất lượng sản phẩm/dịch vụ từ khách hàng và ghi nhận lại các góp ý để sản phẩm/dịch vụ được cải thiện tốt về chất lượng.

Phịng Marketing:

- Phịng Marketing bao gồm nhiều vị trí: Content, SEO, Digital, Biên tập video, thiết kế hình ảnh.

- Định hướng, hoạch định các chiến lược, hoạt động Marketing tại công ty. Xây dựng chiến lược & các hoạt động Marketing cụ thể cho từng sản phẩm và thương hiệu. Sáng tạo các hình thức Marketing phù hợp với đặc tính của thương hiệu.

- Phát triển hình ảnh thương hiệu thơng qua việc thiết kế các chính sách hậu mãi, bảo hành cho doanh nghiệp, xây dựng, duy trì và phát triển các mối quan hệ với các cơ quan truyền thơng báo chí,…

- Chăm sóc website, tối ưu hố thơng tin sản phẩm trên website và các trang mạng xã hội như Youtube, Facebok,…. Tập trung xây dựng và phát triển kênh youtube. Tổ chức các minigame, livestream cho khách hàng, xây dựng các chương trình khuyến mãi.

- Nắm bắt xu hướng thị trường, sáng tạo nội dung truyền thơng tốt nhất, giúp xây tốt hình ảnh thương hiệu. Đánh giá hiệu quả truyền thơng, từ đó tối ưu ngân sách Marketing hợp lý nhất để đạt được hiệu quả cao nhất.

Trong đó, chi tiết các vị trí trong phịng Marketing gồm có:

• Content Marketing: Sáng tạo, quản lý và phân phối những nội dung có giá trị, liên quan trong lĩnh vực của doanh nghiệp đến đối tượng mục tiêu.

oQuản lý các trang mạng xã hội hiện có của cơng ty.

oXây dựng, quản lý nội dung (bao gồm viết nội dung, trình bày nội dung, ý tưởng về hình ảnh) trên Fanpage, Website.

oPhối hợp với Marketing team để lên kế hoạch content chi tiết cho Fanpages của công ty Xây dựng nội dung – viết bài chăm sóc Fanpage, website...

oChịu trách nhiệm sản xuất nội dung truyền thông (Digital/Offline...) như bài biết, idea video/hình ảnh...

oViết bài PR theo nội dung cấp trên yêu cầu. Tham gia cùng team xây dựng và quản lý các chiến dịch Marketing, đóng góp các ý tưởng nội dung sáng tạo cho chiến dịch Digital Marketing.

oBiên tập nội dung truyền thông trên các kênh truyền thông của Công ty (Tin tức nội dung trên website, nội dung trên mạng xã hội, Email, nội dung PR bên ngoài, Nội dung seeding...). Mở rộng các kênh chưa khai thác nếu có.

• Digital Marketing: là người chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động truyền thông, marketing trong môi trường kỹ thuật số.

oTiến hành phân tích, hoạch định kế hoạch và thực hiện các hoạt động digital marketing và social media.

oPhụ trách phát triển các chương trình cũng như triển khai và theo dõi các chiến dịch quảng cáo trên các phương tiện truyền thông online để quảng bá thương hiệu và dịch vụ của doanh nghiệp.

oĐịnh kỳ thực hiện việc thống kê và phân tích từ khóa.

oLập kế hoạch SEO, SEM, Google Adwords để tối ưu hóa thứ hạng tìm kiếm của trang web công ty trên các trang tìm kiếm.

• Design: Đưa ra các ý tưởng và thiết kế ấn phẩm như poster, brochure, banner, video,… Xây dựng hình ảnh thương hiệu trên các nền tảng mạng xã hội và kênh truyền thơng của cơng ty.

2.2.9 Tình hình kinh doanh của Cơng ty Cổ phần OBD Việt Nam

Tình hình kinh doanh của OBD Việt Nam trong 3 năm vừa qua có những sự phát triển vượt trội. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã có tác động đến tình hình kinh doanh năm 2020.

Bảng 2Bảng 1.2: Tình hình kinh doanh của OBD Việt Nam giai đoạn 2018 – 2020

(Đơn vị: tỷ đồng)

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Doanh thu 77,0 104,0 117,0

Chi phí 65,2 78,0 85,0

Lợi nhuận sau thuế 9,5 20,8 25,6

Kết quả kinh doanh của cơng ty có sự phát triển và tăng dần theo thời gian. Với doanh thu năm 2019 tăng từ 77 tỷ đồng lên 104 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 20,8 tỷ đồng, tăng hơn gấp 2 lần so với năm 2018. Năm 2019 là một trong những năm OBD Việt Nam đạt được kết quả kinh doanh tốt nhất từ khi thành lập đến nay.

Trong năm 2020, trong bối cảnh dịch Covid bùng phát, thị trường có nhiều khó khăn nhưng với chính sách quản trị rủi ro nghiêm ngặt, rõ ràng và chặt chẽ cùng với chiến lược kinh doanh linh hoạt, OBD Việt Nam vẫn duy trì tốt hoạt động kinh doanh và doanh thu tăng từ 104 tỷ lên 117 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 25,6 tỷ đồng, tăng 4,8 tỷ đồng so với năm 2019

Qua đó có thể thấy thời gian vừa qua Cơng ty Cổ phần OBD Việt Nam đã có hướng đi trong kinh doanh khá đúng đắn và hiệu quả. Với sự thành công này, công ty đã xây dựng được vị thế vững chắc trên thị trường và không ngừng phát huy toàn bộ nguồn lực, đẩy mạnh các hoạt động marketing, bán hàng theo chiến lược phù hợp để giúp công ty ngày một phát triển.

2.2.10 Vị thế của doanh nghiệp trên thị trường

So với ngành cơng nghiệp phụ trợ nói chung, OBD Việt Nam vẫn còn là một doanh nghiệp nhỏ. Các sản phẩm của OBD chủ yếu được nhập khẩu từ các thương hiệu nước ngoài. Tuy nhiên trong thị trường cung cấp máy chẩn đốn ơ tơ – một thị trường nhỏ trong thị trường cơng nghiệp phụ trợ - thì cơng ty đang là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường về chất lượng và cả số lượng bán ra. Để đạt được thành tựu này công ty đã đầu tư bài bản về đội ngũ kỹ thuật, chiến lược marketing, chiến lược kinh doanh rõ ràng cụ thể từ ngay những ngày đầu thành lập và phát triển cho đến nay. Quan trọng hơn nữa, OBD Việt Nam đã lựa chọn một thị trường ngách phù hợp, chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh và

nhu cầu của khách hàng ngày một lớn. OBD Việt Nam trong những năm qua đã làm rất tốt để có thể khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Trong tương lai, OBD vẫn sẽ tiếp tục nghiên cứu và nổ lực hơn nữa để có thể ngày một vươn xa hơn.

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược Marketing – mix của Công ty Cổ phầnOBD Việt Nam OBD Việt Nam

2.3.1 Yếu tố nội vi

2.3.1.1 Yếu tố nguồn nhân lực

Đến nay, Cơng ty Cổ phần OBD Việt Nam có hơn 50 thành viên, đa số đều là những người trẻ năng động, sáng tạo, ham học hỏi và đầy nhiệt huyết. Nhân viên tại đây chủ yếu là sinh viên năm cuối hoặc đã tốt nghiệp tại các trường cao đẳng, đại học từ các ngành liên quan đến kỹ thuật ô tô. OBD Việt Nam là một công ty chuyên cung cấp các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật ô tô, công ty muốn tuyển chọn và đào tạo nên nguồn nhân lực có nền tảng kiến thức chun mơn về kỹ thuật vững chắc. Đồng thời công ty không ngừng đào tạo đội ngũ thêm nhiều kỹ năng khác để có thể nâng cao giá trị của mỗi nhân viên, từ đó xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cho công ty.

Nhân viên tại phòng marketing cũng được tuyển chọn và đào tạo dựa trên những tiêu chí trên. Hiện nay phịng Marketing đang có 10 nhân viên:

- 1 Trưởng phịng Marketing - 2 Content Leader

- 2 Designer

- 4 Content Executive - 1 SEO Executive

Số lượng nhân viên phòng Marketing từ khi thành lập đến nay đều duy trì ổn định. OBD Việt Nam luôn tập trung nguồn lực để phát triển mảng Marketing của doanh nghiệp. Đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát, xã hội có nhiều xu hướng biến đổi như: Sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng mạng xã hội, sự dịch chuyển của các kênh phân phối từ offline sang online,… Đây chính là lí do phịng Marketing cần phải ln giữ vững phong độ, làm việc tích cực để có thể đưa ra và thực thi những chiến lược phù hợp giúp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động kinh doanh, giữ vững vị thế của doanh nghiệp trong thị trường đầy biến động.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN OBD VIỆT NAM (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)