Các nguyên tắc cơ bản của luật môi trường

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật môi trường: Phần 1 - ThS. Võ Thị Mỹ Hương (Trang 25 - 27)

II. KHÁI NIỆM LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 1 Định nghĩa luật bảo vệ môi trường

4. Các nguyên tắc cơ bản của luật môi trường

4.1. Nguyên tắc đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành trong lành

Trong lời nói đầu của Tuyên bố Rio de Janeiro khẳng định: “Con người là trung tâm của các mối quan tâm phát triển bền vững. Họ được quyền có cuộc sống hữu ích và lành mạnh, hài hịa với thiên nhiên“. Tuyên ngôn Stockholm nêu rõ: "Con người có quyền cơ bản được sống trong mơi trường chất lượng”.

Chương 6 của Chương trình hành động 21 nhấn mạnh: Sức khỏe và phát triển là các vấn đề liên quan mật thiết với nhau. Sự kém phát triển dẫn đến sự đói nghèo và sự phát triển không hợp lý sẽ dẫn tới tiêu thụ quá mức, tăng dân số, ảnh hưởng tới môi trường sống. Sức khỏe của con người phụ thuộc vào mơi trường lành mạnh, đó là nguồn nước sạch, thức ăn đầy đủ và sạch sẽ. Có thể thấy, sức khỏe con người, vấn đề bảo vệ mơi trường ln gắn bó một cách chặt chẽ.

Từ đó cho thấy, sự hợp tác giữa các quốc gia trong tất cả các khía cạnh về mơi trường của con người, kể cả thiên nhiên và nhân tạo, đều mang

tính thiết thực cốt yếu đối với phúc lợi của con người, tạo điều kiện cho việc được hưởng các quyền cơ bản và cả các quyền lợi khác của cuộc sống

Việt Nam là quốc gia ký hai tuyên bố này biến quyền được sống trong môi trường trong lành là nguyên tắc pháp lý và thực tế nó đã là một ngun tắc của Luật mơi trường Việt Nam.

4.2. Nguyên tắc thống nhất quản lý và bảo vệ môi trường

Môi trường là một thể thống nhất của nhiều yếu tố vật chất. Vì vậy việc quản lý và bảo vệ môi trường cần có sự thống nhất. Hiến pháp 1992 cơng nhận một số thành phần chủ yếu của mơi trường thuộc sở hữu tồn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Nội dung của nguyên tắc này thể hiện:

- Xây dựng hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. - Thực hiện nội dung quản lý nhà nước về môi trường.

- Xây dựng hệ thống văn bản pháp luật về môi trường. - Qui định nội dung quản lý về môi trường.

- Triển khai thực hiện các chương trình, chính sách, pháp luật mơi trường.

4.3. Nguyên tắc bảo đảm sự phát triển bền vững

Được ghi nhận trong lời nói đầu Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 1993 và là quan điểm phát triển được nhiều nước trên thế giới thừa nhận (trong đó có Việt Nam) bởi vì chúng ta đã nhận thức được rằng: "Chúng ta cần sự phát triển nhưng không phải bằng bất cứ giá nào, mà phải là phát triển bền vững, phát triển trong việc bảo vệ môi trường".

4.4. Nguyên tắc coi trọng tính phịng ngừa

Ngun tắc này được xây dựng trên cơ sở: Môi trường sẽ được bảo vệ một cách tốt nhất thơng qua các biện pháp phịng ngừa thiệt hại hơn là thông qua các nỗ lực sửa chữa hoặc đền bù sau khi tổn hại xảy ra cho môi trường. Các biện pháp ngăn ngừa sẽ trở nên hữu hiệu hơn khi chúng nhằm giảm thiểu các nguồn gây hại môi trường nhiều hơn là nhằm giải quyết hậu quả của các tác động gây hại. Sự thay đổi quy trình sản xuất nhằm giảm thiểu các chất gây hại ngay từ đầu sẽ hiệu quả và đỡ tốn hơn là việc đầu tư cho hệ thống kiểm tra, xử lý, thu gòm các chất gây tổn hại mơi trường ở cuối quy trình sản xuất.

Ở cấp quốc gia, nguyên tắc này yêu cầu các quốc gia cần ban hành luật pháp hữu hiệu về môi trường, các tiêu chuẩn về môi trường, những mục tiêu quản lý những ưu tiên, phản ánh nội dung môi trường và phát triển, các biện pháp phòng ngừa và áp dụng cho các hoạt động cơng cộng và tư nhân có thể gây ra tổn hại tiềm năng cho môi trường. Các quốc gia cần khuyến khích sự tham gia của các công dân vào các vấn đề giải quyết môi trường, đánh giá tác động của môi trường đối với các biện pháp cần áp dụng14.

Luật môi trường Việt Nam coi việc phòng ngừa là nguyên tắc chủ yếu. Nguyên tắc này hướng việc ban hành và áp dụng các quy định của pháp luật vào việc ngăn chặn các chủ thể thực hiện hành vi có khả năng gây nguy hại cho mơi trường.

Bản chất chính của biện pháp này là việc kích thích các lợi ích hoặc triệt tiêu các lợi ích với là động lực của vi phạm pháp luật môi trường, nâng cao ý thức tự giác của con người trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật môi trường: Phần 1 - ThS. Võ Thị Mỹ Hương (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)