Khoản 19 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật môi trường: Phần 1 - ThS. Võ Thị Mỹ Hương (Trang 66 - 67)

II. PHÁP LUẬT VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC

51 Khoản 19 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.

động môi trường đối với các dự án đầu tư cụ thể chỉ có khả năng ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực của từng cơng trình cụ thể mà chưa xem xét đánh giá tác động mơi trường tổng hợp, tích lũy và tương hỗ trong mối liên quan tổng thể của các dự án cơng trình nằm trong dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của quốc gia, của vùng hay của địa phương cụ thể. Đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư phat triển không thể đánh giá được tổng thể lượng phát thải các chất ô nhiễm của tất cả các dự án đầu tư phát triển trong vùng có vượt quá khả năng chịu tải ô nhiễm của vùng đó hay khơng.

Vì vậy đã nảy sinh nhu cầu có thêm cơng cụ quản lý mơi trường mới, có tính tổng hợp hơn, đó là “Đánh giá mơi trường chiến lược”.

Trên thế giới có nhiều định nghĩa về Đánh giá môi trường chiến lược tùy theo cách thức khác nhau về mục đích của việc đánh giá môi trường. Dưới đây là một số định nghĩa có tính điển hình52:

Đánh giá mơi trường chiến lược, tiếng Anh là Strategic Environment Assessment (SEA) là công cụ quản lý mơi trường có tầm cỡ chiến lược. Theo Sách trắng về Chính sách quản lý môi trường của Nam Phi, 1998: “Đánh giá môi trường chiến lược là một quy trình đánh giá về các mối liên quan mơi trường của một quyết định về chính sách, kế hoạch, chương trình, là bộ phận của pháp luật và kế hoạch chính được đề ra”.

Theo Sadler và Verheem, 1996: “Đánh giá mơi trường chiến lược là một quy trình có hệ thống để ước tính các hậu quả về mặt mơi trường của các đề xuất chính sách, kế hoạch hay chương trình (Police, Plan or Programme – 3P) nhằm đảm bảo các hậu quả đó được xem xét đầy đủ và có tính phù hợp ở giai đoạn thích hợp nhất, ngang bằng với việc xem xét về mặt kinh tế và xã hội”.

Hai định nghĩa này tương ứng với việc mở rộng Đánh giá tác động môi trường đối với dự án phát triển cụ thể sang mức độ đánh giá môi trường chiến lược đối với chính sách, kế hoạch và chương trình. Phương pháp tiếp cận này có tên gọi đặc trưng là “Đánh giá môi trường chiến lược dựa theo đánh giá tác động môi trường” (Partidario, 1999).

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật môi trường: Phần 1 - ThS. Võ Thị Mỹ Hương (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)