II. PHÁP LUẬT VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC
2. Định nghĩa và ý nghĩa của quá trình đánh giá môi trường
Đánh giá tác động môi trường, tiếng Anh là Environment Impact Assessment (EIA) có thể hiểu dưới nhiều góc độ, phương diện khác nhau. Đánh giá tác động môi trường là một nội dung, công cụ quản lý nhà nước về mơi trường. Dưới góc độ khoa học mơi trường, đánh giá tác động môi trường là những hoạt động nhắm xem xét mối quan hệ, những tác động qua lại giữa hoạt động và những yếu tố, những hiện tượng về mơi trường. Dưới
góc độ pháp lý, đánh giá tác động môi trường là những mối quan hệ pháp lý giữa cơ quan nhà nước và cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động phát triển trong việc xem xét những tác động tới môi trường của hoạt động phát triển và đề ra những biện pháp làn giảm thiểu những tác động tiêu cực đến mơi trường.50
Theo chương trình mơi trường của Liên hiệp quốc (UNEP, ROAP, 1999) “Đánh giá tác động mơi trường là q trình nghiên cứu nhằm dự báo các hậu quả về môi trường của một dự án phát triển quan trọng. Đánh giá tác động môi trường xem xét việc thực hiện đề án sẽ gây ra những vấn đề gì với đời sống của con người tại khu vực dự án, tới kết quả của chính dự án và của các hoạt động khác tại vùng đó. Sau đánh giá tác động mơi trường phải xác định các biện pháp làm giảm đến mức tối thiểu các tác động tiêu cực, làm cho dự án thích hợp với mơi trường của nó”
Theo Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Âu và Thái Bình Dương (ESCAP, 1990): “Đánh giá tác động môi trường là quá trình xác định, dự báo và đánh giá tác động của một dự án, một chính sách đến mơi trường”.
Luật môi trường của Australia “Đánh giá tác động môi trường là cách thức đánh giá một dự án phát triển mà theo đó những tác động có thể về mơi trường được xác định và được giảm thiểu”.
Luật môi trường của CHLB Đức “Đánh giá tác động môi trường là một bộ phận không độc lập của thủ tục xem xét điều kiện thực hiện dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đánh giá tác động mơi trường bao gồm q trình tìm hiểu, mơ tả và đánh giá những ảnh hưởng của dự án tới con người, động thực vật, đất đai, nguồn nước, khơng khí, khí hậu, cảnh quan và những tác động qua lại giữa chúng”.
Từ những khái niệm trên, có thể thấy bên cạnh nội dung của đánh giá tác động môi trường của các quốc gia và tổ chức có những khác biệt nhất định thì giữa các khái niệm có những đặc trưng cơ bản giống nhau: Phạm vi đánh giá là các dự án phát triển cụ thể hoặc dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển; đối tượng đánh giá là các yếu tố môi trường; mục tiêu là dự báo và giảm thiểu những tác động xấu tới môi trường của các dự án.