II. PHÁP LUẬT VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC
49 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Mơi trường, 2011, tr144.
công tác điều tra cơ bản về tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ mơi trường, trong đó yêu cầu trong xét duyệt luận chứng kinh tế - kỹ thuật của các cơng trình xây dựng lớn hoặc các chương trình phát triển quan trọng cần phải tiến hành Đánh giá tác động mơi trường. Văn bản có tính pháp quy quan trọng tiếp theo đó là Chỉ thị số 73-TTg ngày 25 tháng 02 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơng tác cần làm ngay để bảo vệ mơi trường, trong đó có yêu cầu “các ngành, các địa phương khi xây dựng các dự án phát triển, kể cả dự án hợp tác với nước ngoài đều phải thực hiện nội dung Đánh giá tác động môi trường trong các luận chứng kinh tế - kỹ thuật”. Căn cứ vào Chỉ thị này ngày 10 tháng 09 năm 1993, Bộ khoa học, công nghệ và Môi trường đã ban hành Thông tư số 1485 hướng dẫn tạm thời về Đánh giá tác động môi trường.
Một bước ngoặc quan trọng về mặt pháp lý là sự ra đời của Luật bảo vệ mơi trường 1993 có hiệu lực ngày 10 tháng 01 năm 1994. Luật đã quy định các tổ chức, cá nhân phải thực hiện đánh giá tác động mơi trường dưới các hình thức khác nhau khi tiến hành các dự án phát triển hoặc tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh theo pháp luật Việt Nam. Đã có hàng nghìn dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện trách nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và đã đề ra những giải pháp thiết thực về bảo vệ mơi trường, trong đó có những dự án quan trọng cấp quốc gia như dự án xây dựng Thủy điện Trị An, nhà máy hóa dầu Thành Tuy Hạ….
Căn cứ vào nhu cầu của công tác bảo vệ môi trường trong giai đoạn phát triển mới của đát nước, ngày 29 tháng 11 năm 2009, Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 đã thơng qua Luật Bảo vệ môi trường 2005 thay thế cho Luật Bảo vệ mơi trường 1993 và dành tồn bộ chương 3 để quy định về đánh giá tác động môi trường, đánh giá môi trường chiến lược và cam kết bảo vệ môi trường.