TRƯỜNG, SỰ CỐ MƠI TRƯỜNG
1. Khái niệm ơ nhiễm môi trường
Ơ nhiễm mơi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.15
Sự thay đổi các thành phần mơi trường có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân chủ yếu là do các chất gây ô nhiễm. Chất gây ô nhiễm được các nhà môi trường định nghĩa là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong mơi trường thì làm cho mơi trường bị ơ nhiễm. Thơng thường chất gây ô nhiểm là các chất thải, tuy nhiên chúng cịn có thể xuất hiện dưới dạng nguyên liệu, thành phẩm, phế liệu, phế phẩm... và được phân thành các loại sau đây:
- Chất gây ơ nhiễm tích lũy: Chất dẻo, chất phóng xạ; chất gây ơ nhiễm khơng tích lũy (tiếng ồn).
- Chất gây ô nhiễm trong phạm vị địa phương: Tiếng ồn; trong phạm vi vùng: mưa a xít; trên phạm vi tồn cầu: chất CFC.
- Chất gây ô nhiễm từ nguồn có thể xác định: Chất thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh; chất gây ô nhiễm không xác định được nguồn: hóa chất dùng trong nông nghiệp.
- Chất gây ô nhiễm do phát thải liên tục: Chất thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh; chất gây ô nhiễm do phát thải không liên tục: tràn dầu do sự cố tràn dầu16.
Tuy theo mức độ gây ô nhiễm mà ơ nhiễm mơi trường có thể chia làm ba mức độ: ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng.
15 Khoản 6 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.
16 Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Mơi trường, Nxb Cơng an nhân dân, 2011, tr63-64. tr63-64.
Mức độ ô nhiễm môi trường thường được xác định đựa vào mức vượt tiêu chuẩn mơi trường của các chất gây ơ nhiễm có trong thành phần mơi trường, cụ thể:
- Môi trường bị ô nhiễm trong trường hợp hàm lượng một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường;
- Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng khi hàm lượng của một hoặc nhiều hoá chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 3 lần trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên;
- Môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng khi hàm lượng của một hoặc nhiều hoá chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 10 lần trở lên17.
2. Khái niệm suy thối mơi trường
Suy thối mơi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật18.
Dấu hiệu nhận biết môi trường bị coi là suy thối:
- Có sự suy giảm đồng thời cả về số lượng và chất lượng thành phần môi trường, hoặc là sự thay đổi về số lượng kéo theo sự thay đổi về chất lượng các thành phần môi trường và ngược lại.
- Gây ô nhiễm xấu, lâu dài đến đời sống con người và sinh vật.
Số lượng và chất lượng thành phần môi trường bị thay đổi có thể do nhiều nguyên nhân nhưng trong đó chủ yếu là do hành vi khai thác quá mức các thành phần môi trường, các yếu tố môi trường.
3. Khái niệm sự cố môi trường
Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thối hoặc biến đổi mơi trường nghiêm trọng19.
17 Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.
18 Khoản 7 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.
Sự cố môi trường, với những biểu hiện là những tai biến hoặc rủi ro đối với môi trường thường diễn ra dưới tác động của yếu tố tự nhiên hoặc sự tác động của con người hoặc là kết cả cả hai yếu tố đó. Phân biệt những nguyên nhân gây ra sự cố mơi trường có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm pháp lý đối với cá nhân hoặc tổ chức có liên quan. Những sự cố môi trường xảy ra do yếu tố thiên nhiên như cháy rừng do sét đánh, đất nông nghiệp bị ngập mặn do song thần gây ra,… thường là những sự cố gây ô nhiễm mơi trường nghiêm trọng. Tuy nhiên, tình trạng ơ nhiễm hoặc suy thối mơi trường trong những trường hợp này sẽ không dẫn đến trách nhiệm pháp lý của bất cứ cá nhân, tổ chức nào. Ngược lại, những sự cố môi trường do con người gây ra đều dẫn đến những trách nhiệm pháp lý nhất định.
Một số sự cố môi trường thường xảy ra và để lại hậu quả nguy hại đối với con người và thiên nhiên như sau:
- Bão, lũ, hạn hán, nứt đất, động đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mưa axit, mưa đá, biến động khí hậu và thiên tai khác.
- Hỏa hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật của cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơng trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phịng gây nguy hại cho mơi trường.
- Sự cố trong tìm kiếm, thăm dị, khai thác và vận chuyển khống sản, dầu khí, sập hầm lị, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc hóa dầu và các sở cơng nghiệp khác.
- Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa phóng xạ20.