Các yếu tố tác động đến tổ chức thực hiện chính sách phát triển viên chức

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển viên chức trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông. (Trang 27 - 30)

Q trình thực hiện chính sách phát triển viên chức là một nội dung phức tạp, luôn ln biến động và có liên đới tới đối tượng trong q trình thực hiện chính sách nằm trong diện đối tượng thụ hưởng chính sách và đối tượng thực thi chính sách; chính vì lẽ đó, cơng tác thực hiện chính sách cũng sẽ chịu nhiều mối liên hệ nhân tố ảnh hưởng khác nhau. Chính vì lẽ người chỉ đạo, điều hành cần có thái độ đúng đắn, cũng như chun mơn tốt để có thể thúc đẩy những yếu tố tích cực và làm giảm bớt những yếu tố bất lợi ảnh huởng đến việc tổ chức thực thi chính sách phát triển viên chức. Các nhân tố cơ bản tác động đến tổ chức thực hiện chính sách

phát triển viên chức như sau:

Một là, mơi trường thực thi chính sách: Mơi trường thực thi chính sách bao gồm mơi

trường chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, cơng nghệ và môi trường quốc tế [11]. Nếu các bộ phận cấu thành mơi trường thực thi chính sách phát triển viên chức vận động phù hợp với trình độ tổ chức điều hành của các cơ quan nhà nước, với các cơ chế, chính sách đang tồn tại sẽ có tác dụng thúc đẩy các hoạt động của các tổ chức thực thi chính sách [21]. Ngược lại, nó sẽ kìm hãm, cản trở các hoạt động này, dẫn đến việc thực thi chính sách kém hiệu quả; do đó, trong tổ chức thực thi chính sách phát triển viên chức phải chú ý đến mơi trường thực thi chính sách như: tinh thần và quyết tâm chính trị, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, thực sự là của dân, do dân và vì dân, xây dựng đội ngũ viên chức thực sự là công bộc của dân [21].

Hai là, chủ thể chịu trách nhiệm thực thi chính sách: Tổ chức bộ máy hành chính có

ảnh hưởng trực tiếp đến thực thi chính sách phát triển viên chức. Thơng thường thực thi chính sách địi hỏi có sự tham gia của một số tổ chức nhất định để biến mục tiêu chính sách thành hành động. Thực hiện chính sách được tham gia bởi nhiều tổ chức, đòi hỏi sự hợp tác và phối hợp hợp lý của nhiều tổ chức hoặc nhiều bộ phận của tổ chức. Các Bộ, ngành ở

Trung ương; Cấp ủy đảng, chính quyền và các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch để cụ thể hóa các chủ trương, chính sách phát triển viên chức của Trung ương; các chủ thể phải có trách nhiệm trong việc phối hợp triển khai thực hiện chính sách đảm bảo, hiệu quả, đạt các mục tiêu đề ra và đưa chính sách đi vào cuộc sống.

Ba là, năng lực thực hiện của chủ thể chính sách: Năng lực của chủ thể tham gia

thực hiện chính sách có vai trị quyết định đến kết quả của việc thực hiện chính sách. Chất lượng, hiệu quả thực hiện chính sách phụ thuộc phần lớn vào năng lực của đội ngũ viên chức tham gia thực hiện chính sách. Năng lực thực hiện chính sách chủ yếu đó là: năng lực xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách; năng lực phổ biến, tuyên truyền chính sách; năng lực phân cơng, phối hợp thực hiện chính sách; năng lực đơn đốc, theo dõi, kiểm tra thực hiện chính sách và tổng kết, đánh giá, rút

kinh nghiệm thực hiện chính sách; năng lực điều chỉnh chính sách [11]. Nếu thiếu năng lực tổ chức thực hiện chính sách thì các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và viên chức tham gia thực hiện chính sách có thể đưa ra kế hoạch dự kiến không sát với thực tế, làm lãng phí các nguồn lực, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của chính sách thậm chí có thể làm biến dạng chính sách [21].

Bốn là, sự ủng hộ của nhân dân: trong xã hội dân chủ thì tiếng nói của người dân

cần được coi trọng. Tùy thuộc vào trình độ phát triển mà cơ chế ra quyết định được thực hiện theo cơ chế dân chủ trực tiếp, cơ chế dân chủ đại diện. Cho dù theo cơ chế nào thì sự ủng hộ của người dân đối với một quyết định chính sách là một nhân tố quan trọng đối với sự thực thi chính sách đó thành cơng. Thực tiễn cho thấy, nhiều chính sách khơng nhận được sự ủng hộ của người dân đã không đi vào cuộc sống sau nhiều năm triển khai thực hiện.

Thực hiện chính sách phát triển viên chức khơng ngồi mục tiêu nhằm xây dựng đội ngũ viên chức có đủ trình độ, năng lực chun mơn, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, thực sự là cơng bộc của dân, tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân thì việc thực hiện chính sách này phải được sự đồng tình ủng hộ của Nhân dân. Nếu chính sách phát triển viên chức chức đáp ứng yêu cầu và mong muốn của người dân, được Nhân dân đồng tình ủng hộ thì việc tổ chức thực hiện chính sách phát triển viên chức sẽ thành cơng [11].

Tiểu kết chương 1

Chính sách phát triển viên chức là một bộ phận của chính sách cơng nói chung trong tổng thể pháp luật Việt Nam nhằm hướng đến quá trình thực hiện, quy định những quyền và lợi ích hợp pháp của viên chức phù hợp với thực trạng diễn ra của đời sống xã hội. Chính sách phát triển viên chức là một hệ thống chính sách có mức độ chiến lược và có vai trị quan trọng nhằm xây dựng đội ngũ viên chức có trình độ chun mơn, tinh thần trách

nhiệm, đạo đức công vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao góp phần tăng cường hiệu quả của nền hành chính cơng trong giai đoạn hiện nay.

Cơ sở lý luận chung về chính sách phát triển viên chức có vai trị hết sức to

lớn đối với quá trình xây dựng và đưa ra các giải pháp cụ thể để thực hiện chính sách phát triển viên chức đạt hiệu quả cao. Chính vì vai trị hết sức ý nghĩa của cơ sở lý luận, nên trong phần đầu của luận văn tác giả cố gắng làm rõ khung phân tích lý luận chung về thực hiện chính sách phát triển viên chức ở nước ta; phân tích tìm hiểu một số khái niệm về viên chức và chính sách phát triển viên chức; nghiên cứu vieech thực hiện các chính sách phát triển viên chức ở nước ta hiện nay; các vấn đề tổ chức triển khai chính sách; bên cạnh đó luận văn làm rõ các nhân tố tác động đến tổ chức thực hiện chính sách phát triển viên chức.

Trên cơ sở phân tích các vấn đề về cơ sở lý luận về vấn đề này sẽ giúp cho tác giả đánh giá được thực trạng thực hiện chính sách phát triển viên chức trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông một cách đầy đủ, khách quan và khoa học. Trên cơ sở đó có đủ căn cứ khoa học để đề xuất giải pháp tăng cường thực hiện chính sách phát triển viên chức trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông trong thời gian đến.

Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VIÊN CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ JÚT, TỈNH ĐẮK NÔNG

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách phát triển viên chức trên địa bàn huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông. (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w